Cần phát huy năng lực và tiềm năng của các cơ sở GD đại học chống dịch Covid-19

Khánh Linh

Điều hành viên
Thành viên BQT
#1
Trên đây là nhận định của ông Nguyễn Ngọc Ân – Phó Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam,

Đáp ứng yêu cầu cấp bách của xã hội


Hiện nay, các đơn vị vẫn đang sẵn sàng sản xuất và hỗ trợ cộng đồng phòng chống dịch bệnh. Công đoàn Giáo dục Việt Nam vẫn đang là cầu nối để các sản phẩm khoa học của các thầy cô được triển khai thực tế và đến được với cuộc sống” – ông Nguyễn Ngọc Ân.


Ông Ân phân tích, một trong những nhiệm vụ của giảng viên các trường đại học là nghiên cứu khoa học. Điều 7 Thông tư số 47/2014 –TT-BGDĐT ngày 21/12/2014 quy định chế độ làm việc đối với giảng viên đã nêu rõ: Giảng viên phải dành ít nhất 1/3 tổng quỹ thời gian làm việc trong năm học để làm nhiệm vụ nghiên cứu khoa học.

Sẽ là thiển cận nếu chỉ quan sát và đánh giá năng lực nghiên cứu khoa học của các giảng viên thông qua các sản phẩm cụ thể, những sản phẩm đáp ứng nhu cầu cuộc sống thuần túy.

Tùy theo nhu cầu thực tế, kết quả của công trình nghiên cứu là sản phẩm có thể đáp ứng tức thì yêu cầu cấp bách của xã hội, nhưng chiếm một tỉ lệ rất lớn là các nghiên cứu giải quyết vấn đề của một khâu, một vài khâu trong cả một chu trình cải tiến, phát hiện, sáng chế.

Trong các trường đại học, ngoài các nghiên cứu ứng dụng, các nhà khoa học có nhiệm vụ lớn hơn là thực hiện các nghiên cứu cơ bản, mà điều này thì ít khi tác động trực tiếp tới đời sống xã hội để mọi người biết đến và công nhận.

Ngoài ra, việc chuyển giao công nghệ từ các công trình nghiên cứu của các trường đại học cũng rất quan trọng và hiện tại tồn tại những những bất cập. Điều đó làm cho ý tưởng, kết quả nghiên cứu chưa được phổ biến, nhân rộng và tác động tới đời sống xã hội.

“Trong thời gian tới Công đoàn Giáo dục Việt Nam cũng xác định sẽ tìm giải pháp, tham gia hỗ trợ các nhà giáo, nhà khoa học” – ông Ân nói.


Ông Nguyễn Ngọc Ân - Phó Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam

Trách nhiệm với cộng đồng


"Thực tế, một số trường đại học của chúng ta đã được xếp thứ hạng và thứ hạng cao trong các thang kiểm định quốc tế. Đây cũng là lộ trình tiếp theo của các trường đại học khi thực hiện theo Luật Giáo dục Đại học 2019. Tiềm năng nghiên cứu khoa học là đòi hỏi tất yếu quyết định vận mệnh và thương hiệu của mỗi nhà trường" - ông Nguyễn Ngọc Ân.


Quay trở lại các nghiên cứu của các nhà trường trước diễn biến của dịch COVID – 19 trong thời gian qua, ông Ân cho rằng, bằng nguồn lực sẵn có, các nhà khoa học, giảng viên của các trường đại học đã bắt tay ngay vào việc nghiên cứu và sản xuất, công bố các công cụ, các chế phẩm để góp phần vào việc phát hiện, phòng trừ dịch bệnh.

Đây là việc làm thể hiện ý thức trách nhiệm rất lớn trước cộng đồng. Sản phẩm của các trường đại học đã gửi đến Công đoàn Giáo dục Việt Nam để chuyển đến phát miễn phí cho thầy và trò các trường mầm non, phổ thông và bà con ở tỉnh Vĩnh Phúc trong những tuần đầu tiên của đợt dịch Covid-19.

Tuy nhiên, cũng phải khẳng định rằng đây là các sản phẩm khoa học liên quan đến sức khỏe con người, nên quá trình nghiên cứu, công bố và đưa vào ứng dụng cũng phải đảm bảo quy trình nghiêm ngặt. Nhưng qua đây cho thấy, năng lực nghiên cứu khoa học của các trường đại học cũng được chú trọng, đầu tư, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của cuộc sống và xã hội.

Cũng theo Phó Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam, thực tế cho thấy, khi nhu cầu xã hội phát sinh, các nghiên cứu ứng dụng của các nhà khoa học, các giảng viên ở các trường đại học đã kịp thời đáp ứng và góp phần tích cực vào quá trình hội nhập và phát triển của đất nước.

Công nghệ thông tin, phương tiện, máy móc, phòng thí nghiệm hiện đại trong các trường đại học đã thúc đẩy các nghiên cứu của các nhà trường. Tiêu chí đánh giá và xếp hạng các trường đại học căn cứ rất nhiều vào các công trình khoa học mà trường đó công bố.

Nghiên cứu khoa học là nhiệm vụ bắt buộc của giảng viên, cán bộ các trường đại học. Cùng với yêu cầu đổi mới, tự chủ của các trường đại học, các giảng viên tự phải có trách nhiệm với công việc nghiên cứu khoa học của mình.

Ngoài ra, sinh viên giỏi cũng nhận được cảm hứng mãnh liệt từ người thầy trong nhiệm vụ nghiên cứu khoa học. Vì vậy, ngươi thầy – giảng viên trong các trường đại học, cũng là người truyền cảm hứng cho sinh viên – những nhà khoa học trong tương lai.


Công đoàn Giáo dục Việt Nam cũng sẽ kết nối với các đơn vị, doanh nghiệp, các tổ chức và cá nhân để thực hiện việc hỗ trợ giảng viên trẻ nghiên cứu khoa học, hỗ trợ chuyển giao công nghệ. Cùng với công đoàn các nhà trường phát hiện, động viên các nhà khoa học công bố các công trình, sản phẩm nghiên cứu để cấp bằng “Lao động sáng tạo” của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, coi đây là sự ghi nhận xứng đáng, động viên lực lượng lao động có trí tuệ cao trong các nhà trường, tạo động lực cho quá trình nghiên cứu, sáng tạo của họ.
Nguồn: Báo Giáo dục & Thời đại
 

Bình luận bằng Facebook

Top