Cận cảnh trái châu cổ phủ men màu quý giá tại lăng Ông Bà Chiểu

Khánh Linh

Điều hành viên
Thành viên BQT
#1
Tòa Bi đình ở lăng Ông Bà Chiểu (quận Bình Thành, TP HCM), nơi có trái châu được gắn trên nóc. Cận cảnh phần nóc nhà bia. Trái châu là một phần của tác phẩm gốm sứ mô-tip "lưỡng long chầu nguyệt" hay "lưỡng long tranh châu", với hai con rồng đặt đối xứng hai bên một quả cầu.Đây là một hình tượng trang trí phổ biến ở các đình, đền, chùa truyền thống Việt Nam.Cho đến nay còn nhiều tranh cãi quanh ý nghĩa của hình tượng "lưỡng long chầu nguyệt" / "lưỡng long tranh châu". Về cơ bản, hình tượng này mang hàm ý thể hiện sự thần phục thánh thần.Trái châu chính là biểu tượng cho sức mạnh tâm linh tối thượng của các thần linh, được bảo vệ bởi hai con rồng - linh vật đứng đầu trong tứ linh: "Long, Ly, Quy, Phụng" (Rồng, Lân, Rùa, Phượng hoàng) theo quan niệm Á Đông. Trái châu ở lăng Ông Bà Chiểu được làm bằng gốm phủ men màu, dáng vẻ rất sinh động.Đỉnh của trái châu có một chiếc hồ lô, biểu tượng của sự trường thọ, sức khoẻ và an lành theo quan niệm người xưa. Hai bên trái châu có hai quầng như ngọn lửa màu xanh.Phần chân đế của trái châu được tạo hình khá cầu kỳ.Vào khuya 29/8/2020, trái châu gắn trên nóc lăng Ông Bà Chiểu đã bị kẻ gian đánh cắp. Qua trích xuất camera, nhà chức trách xác định kẻ gian là nam giới.Đến ngày 9/9, Công an quận Bình Thạnh bắt giữ thủ phạm, thu giữ trái châu và một số tang vật liên quan. Qua đấu tranh, bị can khai thêm một số vụ trộm cổ vật ở các chùa chiền khác.Theo nhà chức trách, trái châu bị trộm ở lăng Ông Bà Chiểu được làm bằng gốm từ năm 1922. Cổ vật này được định giá hơn 300 triệu đồng (gần 15.000 USD).Sau khi hoàn tất các thủ tục, trái châu đã được trao trả cho Ban quản lý lăng Ông Bà Chiểu để gắn vào vị trí cũ. Mời quý độc giả xem video: Huyền thoại xe Honda 67 trên đường phố Sài Gòn - TP. HCM. Nguồn VTC24


Tòa Bi đình ở lăng Ông Bà Chiểu (quận Bình Thành, TP HCM), nơi có trái châu được gắn trên nóc.


Cận cảnh phần nóc nhà bia. Trái châu là một phần của tác phẩm gốm sứ mô-tip "lưỡng long chầu nguyệt" hay "lưỡng long tranh châu", với hai con rồng đặt đối xứng hai bên một quả cầu.


Đây là một hình tượng trang trí phổ biến ở các đình, đền, chùa truyền thống Việt Nam.


Cho đến nay còn nhiều tranh cãi quanh ý nghĩa của hình tượng "lưỡng long chầu nguyệt" / "lưỡng long tranh châu". Về cơ bản, hình tượng này mang hàm ý thể hiện sự thần phục thánh thần.


Trái châu chính là biểu tượng cho sức mạnh tâm linh tối thượng của các thần linh, được bảo vệ bởi hai con rồng - linh vật đứng đầu trong tứ linh: "Long, Ly, Quy, Phụng" (Rồng, Lân, Rùa, Phượng hoàng) theo quan niệm Á Đông.


Trái châu ở lăng Ông Bà Chiểu được làm bằng gốm phủ men màu, dáng vẻ rất sinh động.


Đỉnh của trái châu có một chiếc hồ lô, biểu tượng của sự trường thọ, sức khoẻ và an lành theo quan niệm người xưa. Hai bên trái châu có hai quầng như ngọn lửa màu xanh.


Phần chân đế của trái châu được tạo hình khá cầu kỳ.


Vào khuya 29/8/2020, trái châu gắn trên nóc lăng Ông Bà Chiểu đã bị kẻ gian đánh cắp. Qua trích xuất camera, nhà chức trách xác định kẻ gian là nam giới.


Đến ngày 9/9, Công an quận Bình Thạnh bắt giữ thủ phạm, thu giữ trái châu và một số tang vật liên quan. Qua đấu tranh, bị can khai thêm một số vụ trộm cổ vật ở các chùa chiền khác.


Theo nhà chức trách, trái châu bị trộm ở lăng Ông Bà Chiểu được làm bằng gốm từ năm 1922. Cổ vật này được định giá hơn 300 triệu đồng (gần 15.000 USD).


Sau khi hoàn tất các thủ tục, trái châu đã được trao trả cho Ban quản lý lăng Ông Bà Chiểu để gắn vào vị trí cũ.


Mời quý độc giả xem video: Huyền thoại xe Honda 67 trên đường phố Sài Gòn - TP. HCM. Nguồn VTC24
Nguồn: Báo điện tử Kiến Thức
 

Bình luận bằng Facebook

Top