Là một địa danh du lịch nổi tiếng của tỉnh Lào Cai, huyện miền núi biên giới Si Ma Cai mang một cái tên "lạ" khiến nhiều du khách phương xa không khỏi tò mò. Vậy tên gọi Si Ma Cai có ý nghĩa gì? Ảnh: Phong cảnh Si Ma Cai.Hiện có hai cách lý giải cái tên Si Ma Cai. Theo cách giải thích thứ nhất, tên Si Ma Cai nguyên gốc là Sin Ma Cai. Đây là ba từ tiếng H'Mông mà âm Hán Việt là Tân Mã Nhai, nghĩa là “Phố Ngựa Mới”.Cái tên này xuất phát từ việc thời xưa người H'Mông là sắc dân định cư chủ yếu ở nơi đây. Họ có một khu chợ ngựa, mỗi khi họp phiên người mua kẻ bán nhộn nhịp như một "phố ngựa". Ảnh: Cảnh quan khu vực thị trấn Si Ma Cai.Theo cách giải thích thứ hai, tên gọi Si Ma Cai bắt nguồn từ cái tên "Xí Mã Cái", nghĩa là "Chợ Phân Ngựa", bởi chợ ngựa ở đây có quy mô rất lớn, phân ngựa thải ra rất nhiều. Ảnh: Trục đường chính của thị trấn Si Ma Cai.Trong hai cách giải thích đã đề cập, cách giải thích “Phố Ngựa Mới” nhận được nhiều sự đồng tình, trong khi cách giải thích "Chợ Phân Ngựa" được cho là không chính xác. Ảnh: Đồng bào dân tộc ở chợ phiên Sín Chéng, Si Ma Cai.Trong bài "Địa danh là bức tranh văn hóa" đăng trên tạp chí Ngôn ngữ và đời sống (số 6/2006), tác giả Mã A Lềnh (Hội Văn học nghệ thuật Lào Cai) cho rằng vào những năm 1960-1970, tên huyện Si Ma Cai vẫn được đọc và viết là Sin Ma Cai. Đến năm 1979, huyện này nhập vào huyện Bắc Hà.Khi tái lập huyện vào năm 2000, không hiểu vì lý do gì mà tên gọi Sin Ma Cai mất đi một chữ "n" và trở thành Si Ma Cai, theo tác giả Mã A Lềnh. Ảnh: Phiên chợ trâu Sín Chéng, Si Ma Cai.Liên quan đến yếu tố "ngựa" trong địa danh Sin Ma Cai / Si Ma Cai, có một truyền thuyết kể rằng vùng đất này từng xuất hiện một con ngựa lạ có sắc vằn xanh đỏ óng ánh. Ảnh: Quầy nông sản của đồng bào dân tộc trên đường tỉnh 153, Si Ma Cai.Con ngựa ấy vốn là Rồng của nhà trời đi kinh lý, thấy cảnh bồng lai đã dừng nghỉ ở đây trong lốt con ngựa... Ảnh: Trẻ em dân tộc thiểu số ở Si Ma Cai.Ngày nay, huyện Si Ma Cai được những "tín đồ" du lịch trong cả nước biết đến nhờ cảnh quan núi non gây choáng ngợp cùng nét văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc anh em. Ảnh: Một cung đường ở Si Ma Cai.Mời quý độc giả xem video: Mộng mơ thành phố ngàn hoa Đà Lạt | VTV Review.
Là một địa danh du lịch nổi tiếng của tỉnh Lào Cai, huyện miền núi biên giới Si Ma Cai mang một cái tên "lạ" khiến nhiều du khách phương xa không khỏi tò mò. Vậy tên gọi Si Ma Cai có ý nghĩa gì? Ảnh: Phong cảnh Si Ma Cai.
Hiện có hai cách lý giải cái tên Si Ma Cai. Theo cách giải thích thứ nhất, tên Si Ma Cai nguyên gốc là Sin Ma Cai. Đây là ba từ tiếng H'Mông mà âm Hán Việt là Tân Mã Nhai, nghĩa là “Phố Ngựa Mới”.
Cái tên này xuất phát từ việc thời xưa người H'Mông là sắc dân định cư chủ yếu ở nơi đây. Họ có một khu chợ ngựa, mỗi khi họp phiên người mua kẻ bán nhộn nhịp như một "phố ngựa". Ảnh: Cảnh quan khu vực thị trấn Si Ma Cai.
Theo cách giải thích thứ hai, tên gọi Si Ma Cai bắt nguồn từ cái tên "Xí Mã Cái", nghĩa là "Chợ Phân Ngựa", bởi chợ ngựa ở đây có quy mô rất lớn, phân ngựa thải ra rất nhiều. Ảnh: Trục đường chính của thị trấn Si Ma Cai.
Trong hai cách giải thích đã đề cập, cách giải thích “Phố Ngựa Mới” nhận được nhiều sự đồng tình, trong khi cách giải thích "Chợ Phân Ngựa" được cho là không chính xác. Ảnh: Đồng bào dân tộc ở chợ phiên Sín Chéng, Si Ma Cai.
Trong bài "Địa danh là bức tranh văn hóa" đăng trên tạp chí Ngôn ngữ và đời sống (số 6/2006), tác giả Mã A Lềnh (Hội Văn học nghệ thuật Lào Cai) cho rằng vào những năm 1960-1970, tên huyện Si Ma Cai vẫn được đọc và viết là Sin Ma Cai. Đến năm 1979, huyện này nhập vào huyện Bắc Hà.
Khi tái lập huyện vào năm 2000, không hiểu vì lý do gì mà tên gọi Sin Ma Cai mất đi một chữ "n" và trở thành Si Ma Cai, theo tác giả Mã A Lềnh. Ảnh: Phiên chợ trâu Sín Chéng, Si Ma Cai.
Liên quan đến yếu tố "ngựa" trong địa danh Sin Ma Cai / Si Ma Cai, có một truyền thuyết kể rằng vùng đất này từng xuất hiện một con ngựa lạ có sắc vằn xanh đỏ óng ánh. Ảnh: Quầy nông sản của đồng bào dân tộc trên đường tỉnh 153, Si Ma Cai.
Con ngựa ấy vốn là Rồng của nhà trời đi kinh lý, thấy cảnh bồng lai đã dừng nghỉ ở đây trong lốt con ngựa... Ảnh: Trẻ em dân tộc thiểu số ở Si Ma Cai.
Ngày nay, huyện Si Ma Cai được những "tín đồ" du lịch trong cả nước biết đến nhờ cảnh quan núi non gây choáng ngợp cùng nét văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc anh em. Ảnh: Một cung đường ở Si Ma Cai.
Mời quý độc giả xem video: Mộng mơ thành phố ngàn hoa Đà Lạt | VTV Review.
Nguồn: Báo điện tử Kiến Thức
Là một địa danh du lịch nổi tiếng của tỉnh Lào Cai, huyện miền núi biên giới Si Ma Cai mang một cái tên "lạ" khiến nhiều du khách phương xa không khỏi tò mò. Vậy tên gọi Si Ma Cai có ý nghĩa gì? Ảnh: Phong cảnh Si Ma Cai.
Hiện có hai cách lý giải cái tên Si Ma Cai. Theo cách giải thích thứ nhất, tên Si Ma Cai nguyên gốc là Sin Ma Cai. Đây là ba từ tiếng H'Mông mà âm Hán Việt là Tân Mã Nhai, nghĩa là “Phố Ngựa Mới”.
Cái tên này xuất phát từ việc thời xưa người H'Mông là sắc dân định cư chủ yếu ở nơi đây. Họ có một khu chợ ngựa, mỗi khi họp phiên người mua kẻ bán nhộn nhịp như một "phố ngựa". Ảnh: Cảnh quan khu vực thị trấn Si Ma Cai.
Theo cách giải thích thứ hai, tên gọi Si Ma Cai bắt nguồn từ cái tên "Xí Mã Cái", nghĩa là "Chợ Phân Ngựa", bởi chợ ngựa ở đây có quy mô rất lớn, phân ngựa thải ra rất nhiều. Ảnh: Trục đường chính của thị trấn Si Ma Cai.
Trong hai cách giải thích đã đề cập, cách giải thích “Phố Ngựa Mới” nhận được nhiều sự đồng tình, trong khi cách giải thích "Chợ Phân Ngựa" được cho là không chính xác. Ảnh: Đồng bào dân tộc ở chợ phiên Sín Chéng, Si Ma Cai.
Trong bài "Địa danh là bức tranh văn hóa" đăng trên tạp chí Ngôn ngữ và đời sống (số 6/2006), tác giả Mã A Lềnh (Hội Văn học nghệ thuật Lào Cai) cho rằng vào những năm 1960-1970, tên huyện Si Ma Cai vẫn được đọc và viết là Sin Ma Cai. Đến năm 1979, huyện này nhập vào huyện Bắc Hà.
Khi tái lập huyện vào năm 2000, không hiểu vì lý do gì mà tên gọi Sin Ma Cai mất đi một chữ "n" và trở thành Si Ma Cai, theo tác giả Mã A Lềnh. Ảnh: Phiên chợ trâu Sín Chéng, Si Ma Cai.
Liên quan đến yếu tố "ngựa" trong địa danh Sin Ma Cai / Si Ma Cai, có một truyền thuyết kể rằng vùng đất này từng xuất hiện một con ngựa lạ có sắc vằn xanh đỏ óng ánh. Ảnh: Quầy nông sản của đồng bào dân tộc trên đường tỉnh 153, Si Ma Cai.
Con ngựa ấy vốn là Rồng của nhà trời đi kinh lý, thấy cảnh bồng lai đã dừng nghỉ ở đây trong lốt con ngựa... Ảnh: Trẻ em dân tộc thiểu số ở Si Ma Cai.
Ngày nay, huyện Si Ma Cai được những "tín đồ" du lịch trong cả nước biết đến nhờ cảnh quan núi non gây choáng ngợp cùng nét văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc anh em. Ảnh: Một cung đường ở Si Ma Cai.
Mời quý độc giả xem video: Mộng mơ thành phố ngàn hoa Đà Lạt | VTV Review.
Nguồn: Báo điện tử Kiến Thức