Cách nhanh nhất để hệ thống hóa kiến thức
Theo cô Đỗ Thị Kim Oanh, giáo viên nên dùng sơ đồ tư duy để ôn tập môn Lịch sử, vì đó là cách nhanh nhất để hệ thống hóa kiến thức và quan trọng hơn học sinh dễ nhìn được tổng quan bài học.
Về nội dung ôn tập: Giáo viên lưu ý học sinh cần định hướng rõ ràng về cấu trúc đề thi và ma trận đề thi. Trên cơ sở cấu trúc đề thi và ma trận đề thi, học sinh sẽ xác định về dung lượng kiến thức và phương pháp ôn tập cho hiệu quả.
Về tài liệu ôn tập: Giáo viên nhắc nhở học sinh bám vào sách giáo khoa và tài liệu “Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng” môn lịch sử lớp 11, 12 của Bộ GD&ĐT. Không nên chỉ sử dụng nguyên tài liệu chuẩn bởi đây là tài liệu mang tính chất gợi ý.
Giáo viên nên tập trung phần kiến thức cơ bản. Cần trình bày mạch lạc, rõ ràng, gọn nhất theo kiến thức cơ bản. Không nên trang bị quá nhiều sẽ khiến học sinh không thể tiếp thu được.
Khi ôn thi tốt nghiệp, giáo viên cần phải đưa ra các kiến thức cơ bản, bám sát vào mục tiêu cấp học theo đúng tinh thần của Bộ GD&ĐT đề ra. Những phần đọc thêm thì cần tổ chức cho học sinh tự học.
Về phương pháp ôn tập: Giáo viên nên tập trung phần kiến thức cơ bản. Cần trình bày mạch lạc, rõ ràng, gọn nhất theo kiến thức cơ bản. Không nên trang bị quá nhiều sẽ khiến học sinh không thể tiếp thu được.
Thiết kế tiết học theo chủ đề theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Trong quá trình ôn tập cần tích hợp rèn luyện cho học sinh kĩ năng làm bài trắc nghiệm qua các bài thực hành, qua các dạng câu hỏi trắc nghiệm. Chú ý cho học sinh tiếp cận sớm nhất với các đề minh họa của Bộ GD&ĐT.
Cách học Lịch sử hiệu quả nhất
Cô Đỗ Thị Kim Oanh cho rằng, học sinh cần đọc sách, hiểu bài và biết kết nối các vấn đề, suy luận để lựa chọn đáp án là có thể hoàn thiện tốt bài thi.
Đặc biệt, em cần giành nhiều thời gian tự học, tự ôn tập để nắm được chuẩn kiến thức kĩ năng. Vì phần lớn kiến thức trong bài thi đều nằm trong chuẩn kiến thức kĩ năng, học sinh cần chủ động hơn trong việc khai thác và xử lý sách giáo khoa. Bởi đây là tài liệu căn bản, nền tảng tri thức của mọi đề thi. Thêm nữa, học sinh cần biết suy luận thông qua việc phân tích dữ liệu từ các đáp án để lựa chọn được đáp án đúng nhất.
"Cách tự học hiệu quả nhất là nên tổ chức nhóm để tự truy bài cho nhau. Tổ chức thu gọn kiến thức một cách hệ thống theo bài, theo chương.
Trong khi ôn tập, học sinh nên lập sơ đồ tư duy theo từng nội dung. Từ một vấn đề lớn, được phát triển thành các nhánh đơn vị kiến thức nhỏ. Thông qua đó dễ nhìn và hệ thống kiến thức một cách mạch lạc hơn" - cô Đỗ Thị Kim Oanh nhấn mạnh.
Nhận xét, đánh giá về đề thi tham khảo môn Lịch sử
Cấu trúc đề thi tham khảo đảm bảo kiến thức của cả cấp học theo cấu trúc đã định. Nội dung kiến thức tổng thể có trong tất cả các bài học, đảm bảo chuẩn kiến thức kỹ năng.
Có sự phân hóa học sinh rõ rệt. Đảm báo tính vừa sức đối với học sinh trung bình. Đối với học sinh khá giỏi có sự phân hóa ở một số câu hỏi khó đòi hỏi có kiến thức sâu, rộng và một kỹ năng làm bài trắc nghiệm tốt. Đề thi cũng đảm bảo 4 cấp độ tư duy.
Nguồn: Báo Giáo dục & Thời đại
Theo cô Đỗ Thị Kim Oanh, giáo viên nên dùng sơ đồ tư duy để ôn tập môn Lịch sử, vì đó là cách nhanh nhất để hệ thống hóa kiến thức và quan trọng hơn học sinh dễ nhìn được tổng quan bài học.
Về nội dung ôn tập: Giáo viên lưu ý học sinh cần định hướng rõ ràng về cấu trúc đề thi và ma trận đề thi. Trên cơ sở cấu trúc đề thi và ma trận đề thi, học sinh sẽ xác định về dung lượng kiến thức và phương pháp ôn tập cho hiệu quả.
Về tài liệu ôn tập: Giáo viên nhắc nhở học sinh bám vào sách giáo khoa và tài liệu “Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng” môn lịch sử lớp 11, 12 của Bộ GD&ĐT. Không nên chỉ sử dụng nguyên tài liệu chuẩn bởi đây là tài liệu mang tính chất gợi ý.
Giáo viên nên tập trung phần kiến thức cơ bản. Cần trình bày mạch lạc, rõ ràng, gọn nhất theo kiến thức cơ bản. Không nên trang bị quá nhiều sẽ khiến học sinh không thể tiếp thu được.
Khi ôn thi tốt nghiệp, giáo viên cần phải đưa ra các kiến thức cơ bản, bám sát vào mục tiêu cấp học theo đúng tinh thần của Bộ GD&ĐT đề ra. Những phần đọc thêm thì cần tổ chức cho học sinh tự học.
Về phương pháp ôn tập: Giáo viên nên tập trung phần kiến thức cơ bản. Cần trình bày mạch lạc, rõ ràng, gọn nhất theo kiến thức cơ bản. Không nên trang bị quá nhiều sẽ khiến học sinh không thể tiếp thu được.
Thiết kế tiết học theo chủ đề theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Trong quá trình ôn tập cần tích hợp rèn luyện cho học sinh kĩ năng làm bài trắc nghiệm qua các bài thực hành, qua các dạng câu hỏi trắc nghiệm. Chú ý cho học sinh tiếp cận sớm nhất với các đề minh họa của Bộ GD&ĐT.
Cách học Lịch sử hiệu quả nhất
Cô Đỗ Thị Kim Oanh cho rằng, học sinh cần đọc sách, hiểu bài và biết kết nối các vấn đề, suy luận để lựa chọn đáp án là có thể hoàn thiện tốt bài thi.
Đặc biệt, em cần giành nhiều thời gian tự học, tự ôn tập để nắm được chuẩn kiến thức kĩ năng. Vì phần lớn kiến thức trong bài thi đều nằm trong chuẩn kiến thức kĩ năng, học sinh cần chủ động hơn trong việc khai thác và xử lý sách giáo khoa. Bởi đây là tài liệu căn bản, nền tảng tri thức của mọi đề thi. Thêm nữa, học sinh cần biết suy luận thông qua việc phân tích dữ liệu từ các đáp án để lựa chọn được đáp án đúng nhất.
"Cách tự học hiệu quả nhất là nên tổ chức nhóm để tự truy bài cho nhau. Tổ chức thu gọn kiến thức một cách hệ thống theo bài, theo chương.
Trong khi ôn tập, học sinh nên lập sơ đồ tư duy theo từng nội dung. Từ một vấn đề lớn, được phát triển thành các nhánh đơn vị kiến thức nhỏ. Thông qua đó dễ nhìn và hệ thống kiến thức một cách mạch lạc hơn" - cô Đỗ Thị Kim Oanh nhấn mạnh.
Nhận xét, đánh giá về đề thi tham khảo môn Lịch sử
Cấu trúc đề thi tham khảo đảm bảo kiến thức của cả cấp học theo cấu trúc đã định. Nội dung kiến thức tổng thể có trong tất cả các bài học, đảm bảo chuẩn kiến thức kỹ năng.
Có sự phân hóa học sinh rõ rệt. Đảm báo tính vừa sức đối với học sinh trung bình. Đối với học sinh khá giỏi có sự phân hóa ở một số câu hỏi khó đòi hỏi có kiến thức sâu, rộng và một kỹ năng làm bài trắc nghiệm tốt. Đề thi cũng đảm bảo 4 cấp độ tư duy.
Nguồn: Báo Giáo dục & Thời đại