Ngược lại, có giáo viên nêu câu hỏi nhiều nhưng chưa tập trung hoặc chưa có hệ thống, câu hỏi còn thiếu sự phát huy sáng tạo của học sinh.
Trước thực trạng này, cô Nguyễn Thị Hà - Giáo viên Trung tâm GDTX Thiệu Hóa (Thanh Hóa) - chia sẻ kinh nghiệm đặt câu hỏi nêu vấn đề trong phân tích tác phẩm văn học nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học Văn trong nhà trường.
Câu hỏi với tình huống bất ngờ
Câu hỏi nêu vấn đề thường có tính chất phức tạp về nội dung. Nó chứa những băn khoăn, thắc mắc, những mâu thuẫn, những bế tắc mà học sinh gặp phải trên con đường nhận thức. Nếu muốn nhận thức tiếp phải giải quyết vấn đề đó.
Khi phát hiện được một tín hiệu nội dung hay một tín hiệu nghệ thuật nào đó trong tác phẩm có tính chất kì lạ, bất bình thường, cô Nguyễn Thị Hà gợi ý, có thể vận dụng dạng câu hỏi "Vì sao không A mà B?" - tức đưa ra tình huống bất ngời để khơi gợi sự khám phá sáng tạo của học sinh.
Ví dụ 1: Tại sao chàng trai trong bài ca dao “Tát nước đầu đình” không nói là để quên chiếc áo trên những cành cây khác mà lại nói là “để quên chiếc áo trên cành hoa sen”? Cách nói này thể hiện chàng trai là người như thế nào?
Giáo viên có thể giải đáp câu hỏi này theo gợi ý sau: Mọi người đều biết rằng, cây sen không có cành và hoa sen cũng vậy. Hoa sen chỉ có một cuống hoa mọc từ dưới đất lên và cuống hoa đó rất yếu nên không thể giữ được chiếc áo trên đó được.
Như vậy, chuyện chàng trai nói mất áo là không có thật. Đó chỉ là chuyện do anh bịa ra để có cớ làm quen, trò chuyện với cô gái anh yêu mến mà thôi. Qua cách nói ấy ta thấy chàng trai trong bài ca dao vừa rất thông minh lại vừa hóm hỉnh.
Ví dụ 2: Vì sao, nhân vật Mị trong truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” có lúc nghĩ mình như con trâu, con ngựa, thậm chí không bằng con trâu con ngựa trong nhà Thống Lí Pá Tra mà không so sánh mình với thân con bọ ngựa, con chẫu chuộc như cô gái trong truyện thơ “Tiễn dặn người yêu” của đồng bào dân tộc Thái?
Giáo viên giải thích: Nhân vật Mị trong truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” và cô gái trong truyên thơ “Tiễn dặn người yêu” của đồng bào dân tộc Thái đều tiêu biểu cho những người phụ nữ miền núi có số phận bất hạnh dưới chế độ phong kiến.
Cô gái trong “Tiễn dặn người yêu” của đồng bào dân tộc Thái thấy mình chỉ là thân con bọ ngựa, chỉ bằng thân con chẫu chuộc thôi vì cô quá đau khổ khi bị cha mẹ ép gả cho người mà cô không yêu thương.
Qua sự so sánh này ta thấy thân phận mỏng manh, yếu ớt và bất lực của cô gái trước hoàn cảnh thực tại. Cô gái ở đây đang còn ở với cha mẹ, vì vậy cô chưa bị áp bức bóc lột sức lao động.
Còn Mị, với thân phận con dâu gạt nợ cho nhà thống lí Pá Tra, cô phải việc quần quật suốt ngày, suốt tháng, suốt năm mà không được nghỉ ngơi.
“Dù lúc đi hái củi, lúc bung ngô, lúc nào cũng gài một bó đay trong cánh tay để tước thành sợi. Bao giờ cũng thế, suốt năm suốt đời như thế. Con ngưa, con trâu làm còn có lúc, đêm nó còn được đúng gãi chân, đứng nhai cỏ, đàn bà con gái nhà này thì vùi vào việc làm cả đêm cả ngày”.
Hình ảnh so sánh này vừa cho người đọc thấy Mị bị bóc lột sức lao động thật tàn nhẫn, đồng thời tố cáo tội ác dã man của cường quyền phong kiến miền núi đối với người dân nơi đây.
Câu hỏi đưa ra tình huống lựa chọn
Theo cô giáo Nguyễn Thị Hà, tình huống lựa chọn là tình huống xuất hiện khi có nhiều ý kiến khác nhau về một vấn đề buộc ta phải lựa chọn cách giải quyết hợp lí nhất, tối ưu nhất.
Ví dụ 1: Khi giảng bài “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử (Ngữ Văn 11), giáo viên có thể hỏi: Có người cho rằng đây là bài thơ miêu tả vẻ đẹp thiên nhiên thôn Vĩ? Có người cho rằng bài thơ là tình yêu thầm kín giữa Hàn Mặc Tử với Hoàng Cúc? Có người lại cho rằng thôn Vĩ chỉ là cái cớ để nhà thơ bộc lộ tâm trạng của mình? Em tán thành ý kiến nào? Vì sao?
Đặt câu hỏi bằng cách đưa tình huống lựa chọn giúp học sinh phát triển óc phán đoán, suy luận, nhận xét để tìm ra nội dung hợp lí nhất. Từ đó, các em thấy rõ tính thẩm mĩ của văn chương.
Câu hỏi này đặt ra khi phân tích khổ cuối của bài thơ. Để giúp học sinh giải quyết được câu hỏi trên, giáo viên có thể gợi mở giúp học sinh thấy được tín hiêu quan trọng nhất của bài thơ nằm ở hai chữ “ở đây” trong câu thơ “Ở đây sương khói mờ nhân ảnh”.
Từ tín hiệu đó, tìm ra hệ thống kí hiệu - kết cấu: trong này - ngoài kia. Hàn Mặc Tử đã đứng ở thế giới bị cách li, ở “lãnh cung” mờ mờ nhân ảnh để nhìn ra thế giới bên ngoài và khát khao trở lại trong niềm vui tuyệt vọng.
Thi sĩ tìm đến vườn đẹp, trăng đẹp, người đẹp. Không tìm được vẻ đẹp này thì lại gắng gượng tìm vẻ đẹp khác... cứ thế thành một hành tâm trạng: kiếm tìm, thất vọng rồi lại kiếm tìm.
Ví dụ 2: Khi giảng bài “Thương vợ” của Tú Xương, giáo viên có thể đặt câu hỏi như sau: Ấn tượng hai câu kết của bài thơ là một tiếng chửi, theo mạch văn thì đó là tiếng chửi của bà Tú hay của ông Tú? Tại sao em hiểu như vậy? Ý nghĩa của tiếng chửi này là gì?
Với câu hỏi này, như chúng ta đã biết, theo mạch văn thì đây là lời bà Tú. Bà Tú chửi, cũng là trách “thói đời”, con người bạc bẽo, ông chồng “hờ hững” vô tình.
Có thể đấy là chút tâm sự riêng thầm kín của người người phụ nữ trải qua nhiều gian truân, vất vả lúc bực bội trách cứ người này, người khác.
Song chúng ta biết, bà vốn đoan trang, khiêm nhường nên tiếng chửi kia không phải là lời trực tiếp của bà mà chính là một cách Tú Xương bông đùa, trào lộng để tự phê phán mình, tự trách mình làm khổ vợ, vô tình, vô tâm với vợ. Qua tiếng chửi này ta thấy ông Tú thương vợ biết nhường nào.
Đưa ra tình huống không phù hợp
Cô Nguyễn Thị Hà cũng đề cập đến cách đặt câu hỏi theo dạng thức so sánh các tư liệu khác có liên quan hay kiến thức thực tế với tác phẩm đang phân tích.
Khi đặt câu hỏi dạng này, giáo viên phải liên tưởng đến những tác phẩm khác hoặc liên tưởng đến thực tế đời thường để đối sánh với hình tượng văn học nhằm nêu bật lên những nét đẹp về nội dung và nghệ thuật cũng như dụng ý mà tác giả muốn gửi đến.
Sự so sánh đối chiếu là một hình thức của thao tác phân tích trong tư duy. Thông qua những câu hỏi so sánh, đối chiếu học sinh có thể nhận ra những nét độc đáo, những ý nghĩa sâu sắc của tác phẩm. Các câu hỏi dạng này có thể so sánh các hình ảnh trong chi tiết tác phẩm hoặc với các tác phẩm khác nhau.
Ví dụ 1: Khi phân tích “Tuyên ngôn độc lập” của Chủ tịch Hồ Chí Minh, giáo viên có thể hỏi: Có thể lấy câu “Thay trời hành hóa, hoàng thượng truyền rằng” trong “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi để thay cho lời mở đầu “Hỡi đồng bào cả nước” trong bản “Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chí Minh có được không? Vì sao?
Ví dụ 2: Để sống được, đường cùng người ta phải bán tất cả để có cái ăn. Thậm chí phải ăn xin, tha phương cầu thực. Tại sao lão Hạc không chọn cách ấy mà lại tự tử?
Ví dụ 3: Sự xuất hiện của Xuân tóc đỏ cùng sáu chiếc xe trong đám tang của cụ cố tổ giống và khác nhau như thế nào với sự xuất hiện hai chiếc xe trống rỗng trong đám tang lão Gôrio (Tiểu thuyết “Lão Gôrio” của Ban Dắc và tiểu thuyết “Số đỏ” của Vũ Trọng Phụng).
Ví dụ 4: Khi phân tích truyện ngắn “Chí Phèo”, giáo viên có thể đặt những câu hỏi như sau:
Các nhân vật thuộc giai cấp nông dân của Nam Cao trước Cách mạng Tháng Tám 1945 đều có kết cục hết sức bi thảm (tự tử). Hãy so sánh cách tự tử của lão Hạc giống và khác nhau như thế nào với cách tự tử của nhân vật Chí Phèo?
Em hãy so sánh hình tượng nhân vật Chí Phèo với hình tượng nhân vật chị Dậu trong tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố (Ngữ Văn lớp 9 - Tập 2), từ đó chỉ ra những phát hiện độc đáo của Nam Cao khi miêu tả hình tượng người nông dân trước Cách mạng Tháng Tám.
Đặt câu hỏi theo dạng thức giả định
Với dạng thức câu hỏi này, cô Nguyễn Thị Hà đưa ra các ví dụ như sau:
Ví dụ 1: Khi giảng bài thơ “Thương Vợ” của Tú Xương, giáo viên có thể đặt tình huống giả định: Em thử dùng các từ gần nghĩa với từ “mom sông” để thay thế cho từ này trong câu thơ “Quanh năm buôn bán ở mom sông” và so sánh tác dụng của nó với khi dùng từ “mom sông” trong câu thơ trên.
Ví dụ 2: Nếu em là nhà văn Hộ, em sẽ có sự lựa chọn như thế nào? (“Đời Thừa” - Nam Cao)
Ví dụ 3: Nếu em là ông Huấn Cao, em có cho viên quản ngục chữ không? (“Chữ người tử tù” - Nguyễn Tuân)
Ví dụ 4: Nếu em là Thúy Kiều thì em có lạy Thúy Vân trước khi trao duyên hay không? (“Truyện Kiều” - Nguyễn Du)
Ví dụ 5: Nếu em là anh cu Tràng thì em có đưa người “vợ nhặt” đó về nhà mình không? (“Vợ Nhặt” - Kim Lân)
Đặt câu hỏi theo tình huống giả định giúp học sinh được rèn luyện cách ứng xử, thấy được hành vi cao đẹp của nhân vật văn học để tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, phát triển nhân cách. Đó là nội dung quan trọng trong mục đích giáo dục nói chung và văn học nói riêng.
Nguồn: giaoducthoidai.vn
Trước thực trạng này, cô Nguyễn Thị Hà - Giáo viên Trung tâm GDTX Thiệu Hóa (Thanh Hóa) - chia sẻ kinh nghiệm đặt câu hỏi nêu vấn đề trong phân tích tác phẩm văn học nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học Văn trong nhà trường.
Câu hỏi với tình huống bất ngờ
Câu hỏi nêu vấn đề thường có tính chất phức tạp về nội dung. Nó chứa những băn khoăn, thắc mắc, những mâu thuẫn, những bế tắc mà học sinh gặp phải trên con đường nhận thức. Nếu muốn nhận thức tiếp phải giải quyết vấn đề đó.
Khi phát hiện được một tín hiệu nội dung hay một tín hiệu nghệ thuật nào đó trong tác phẩm có tính chất kì lạ, bất bình thường, cô Nguyễn Thị Hà gợi ý, có thể vận dụng dạng câu hỏi "Vì sao không A mà B?" - tức đưa ra tình huống bất ngời để khơi gợi sự khám phá sáng tạo của học sinh.
Ví dụ 1: Tại sao chàng trai trong bài ca dao “Tát nước đầu đình” không nói là để quên chiếc áo trên những cành cây khác mà lại nói là “để quên chiếc áo trên cành hoa sen”? Cách nói này thể hiện chàng trai là người như thế nào?
Giáo viên có thể giải đáp câu hỏi này theo gợi ý sau: Mọi người đều biết rằng, cây sen không có cành và hoa sen cũng vậy. Hoa sen chỉ có một cuống hoa mọc từ dưới đất lên và cuống hoa đó rất yếu nên không thể giữ được chiếc áo trên đó được.
Như vậy, chuyện chàng trai nói mất áo là không có thật. Đó chỉ là chuyện do anh bịa ra để có cớ làm quen, trò chuyện với cô gái anh yêu mến mà thôi. Qua cách nói ấy ta thấy chàng trai trong bài ca dao vừa rất thông minh lại vừa hóm hỉnh.
Ví dụ 2: Vì sao, nhân vật Mị trong truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” có lúc nghĩ mình như con trâu, con ngựa, thậm chí không bằng con trâu con ngựa trong nhà Thống Lí Pá Tra mà không so sánh mình với thân con bọ ngựa, con chẫu chuộc như cô gái trong truyện thơ “Tiễn dặn người yêu” của đồng bào dân tộc Thái?
Giáo viên giải thích: Nhân vật Mị trong truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” và cô gái trong truyên thơ “Tiễn dặn người yêu” của đồng bào dân tộc Thái đều tiêu biểu cho những người phụ nữ miền núi có số phận bất hạnh dưới chế độ phong kiến.
Cô gái trong “Tiễn dặn người yêu” của đồng bào dân tộc Thái thấy mình chỉ là thân con bọ ngựa, chỉ bằng thân con chẫu chuộc thôi vì cô quá đau khổ khi bị cha mẹ ép gả cho người mà cô không yêu thương.
Qua sự so sánh này ta thấy thân phận mỏng manh, yếu ớt và bất lực của cô gái trước hoàn cảnh thực tại. Cô gái ở đây đang còn ở với cha mẹ, vì vậy cô chưa bị áp bức bóc lột sức lao động.
Còn Mị, với thân phận con dâu gạt nợ cho nhà thống lí Pá Tra, cô phải việc quần quật suốt ngày, suốt tháng, suốt năm mà không được nghỉ ngơi.
“Dù lúc đi hái củi, lúc bung ngô, lúc nào cũng gài một bó đay trong cánh tay để tước thành sợi. Bao giờ cũng thế, suốt năm suốt đời như thế. Con ngưa, con trâu làm còn có lúc, đêm nó còn được đúng gãi chân, đứng nhai cỏ, đàn bà con gái nhà này thì vùi vào việc làm cả đêm cả ngày”.
Hình ảnh so sánh này vừa cho người đọc thấy Mị bị bóc lột sức lao động thật tàn nhẫn, đồng thời tố cáo tội ác dã man của cường quyền phong kiến miền núi đối với người dân nơi đây.
Câu hỏi đưa ra tình huống lựa chọn
Theo cô giáo Nguyễn Thị Hà, tình huống lựa chọn là tình huống xuất hiện khi có nhiều ý kiến khác nhau về một vấn đề buộc ta phải lựa chọn cách giải quyết hợp lí nhất, tối ưu nhất.
Ví dụ 1: Khi giảng bài “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử (Ngữ Văn 11), giáo viên có thể hỏi: Có người cho rằng đây là bài thơ miêu tả vẻ đẹp thiên nhiên thôn Vĩ? Có người cho rằng bài thơ là tình yêu thầm kín giữa Hàn Mặc Tử với Hoàng Cúc? Có người lại cho rằng thôn Vĩ chỉ là cái cớ để nhà thơ bộc lộ tâm trạng của mình? Em tán thành ý kiến nào? Vì sao?
Đặt câu hỏi bằng cách đưa tình huống lựa chọn giúp học sinh phát triển óc phán đoán, suy luận, nhận xét để tìm ra nội dung hợp lí nhất. Từ đó, các em thấy rõ tính thẩm mĩ của văn chương.
Câu hỏi này đặt ra khi phân tích khổ cuối của bài thơ. Để giúp học sinh giải quyết được câu hỏi trên, giáo viên có thể gợi mở giúp học sinh thấy được tín hiêu quan trọng nhất của bài thơ nằm ở hai chữ “ở đây” trong câu thơ “Ở đây sương khói mờ nhân ảnh”.
Từ tín hiệu đó, tìm ra hệ thống kí hiệu - kết cấu: trong này - ngoài kia. Hàn Mặc Tử đã đứng ở thế giới bị cách li, ở “lãnh cung” mờ mờ nhân ảnh để nhìn ra thế giới bên ngoài và khát khao trở lại trong niềm vui tuyệt vọng.
Thi sĩ tìm đến vườn đẹp, trăng đẹp, người đẹp. Không tìm được vẻ đẹp này thì lại gắng gượng tìm vẻ đẹp khác... cứ thế thành một hành tâm trạng: kiếm tìm, thất vọng rồi lại kiếm tìm.
Ví dụ 2: Khi giảng bài “Thương vợ” của Tú Xương, giáo viên có thể đặt câu hỏi như sau: Ấn tượng hai câu kết của bài thơ là một tiếng chửi, theo mạch văn thì đó là tiếng chửi của bà Tú hay của ông Tú? Tại sao em hiểu như vậy? Ý nghĩa của tiếng chửi này là gì?
Với câu hỏi này, như chúng ta đã biết, theo mạch văn thì đây là lời bà Tú. Bà Tú chửi, cũng là trách “thói đời”, con người bạc bẽo, ông chồng “hờ hững” vô tình.
Có thể đấy là chút tâm sự riêng thầm kín của người người phụ nữ trải qua nhiều gian truân, vất vả lúc bực bội trách cứ người này, người khác.
Song chúng ta biết, bà vốn đoan trang, khiêm nhường nên tiếng chửi kia không phải là lời trực tiếp của bà mà chính là một cách Tú Xương bông đùa, trào lộng để tự phê phán mình, tự trách mình làm khổ vợ, vô tình, vô tâm với vợ. Qua tiếng chửi này ta thấy ông Tú thương vợ biết nhường nào.
Đưa ra tình huống không phù hợp
Cô Nguyễn Thị Hà cũng đề cập đến cách đặt câu hỏi theo dạng thức so sánh các tư liệu khác có liên quan hay kiến thức thực tế với tác phẩm đang phân tích.
Khi đặt câu hỏi dạng này, giáo viên phải liên tưởng đến những tác phẩm khác hoặc liên tưởng đến thực tế đời thường để đối sánh với hình tượng văn học nhằm nêu bật lên những nét đẹp về nội dung và nghệ thuật cũng như dụng ý mà tác giả muốn gửi đến.
Sự so sánh đối chiếu là một hình thức của thao tác phân tích trong tư duy. Thông qua những câu hỏi so sánh, đối chiếu học sinh có thể nhận ra những nét độc đáo, những ý nghĩa sâu sắc của tác phẩm. Các câu hỏi dạng này có thể so sánh các hình ảnh trong chi tiết tác phẩm hoặc với các tác phẩm khác nhau.
Ví dụ 1: Khi phân tích “Tuyên ngôn độc lập” của Chủ tịch Hồ Chí Minh, giáo viên có thể hỏi: Có thể lấy câu “Thay trời hành hóa, hoàng thượng truyền rằng” trong “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi để thay cho lời mở đầu “Hỡi đồng bào cả nước” trong bản “Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chí Minh có được không? Vì sao?
Ví dụ 2: Để sống được, đường cùng người ta phải bán tất cả để có cái ăn. Thậm chí phải ăn xin, tha phương cầu thực. Tại sao lão Hạc không chọn cách ấy mà lại tự tử?
Ví dụ 3: Sự xuất hiện của Xuân tóc đỏ cùng sáu chiếc xe trong đám tang của cụ cố tổ giống và khác nhau như thế nào với sự xuất hiện hai chiếc xe trống rỗng trong đám tang lão Gôrio (Tiểu thuyết “Lão Gôrio” của Ban Dắc và tiểu thuyết “Số đỏ” của Vũ Trọng Phụng).
Ví dụ 4: Khi phân tích truyện ngắn “Chí Phèo”, giáo viên có thể đặt những câu hỏi như sau:
Các nhân vật thuộc giai cấp nông dân của Nam Cao trước Cách mạng Tháng Tám 1945 đều có kết cục hết sức bi thảm (tự tử). Hãy so sánh cách tự tử của lão Hạc giống và khác nhau như thế nào với cách tự tử của nhân vật Chí Phèo?
Em hãy so sánh hình tượng nhân vật Chí Phèo với hình tượng nhân vật chị Dậu trong tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố (Ngữ Văn lớp 9 - Tập 2), từ đó chỉ ra những phát hiện độc đáo của Nam Cao khi miêu tả hình tượng người nông dân trước Cách mạng Tháng Tám.
Đặt câu hỏi theo dạng thức giả định
Với dạng thức câu hỏi này, cô Nguyễn Thị Hà đưa ra các ví dụ như sau:
Ví dụ 1: Khi giảng bài thơ “Thương Vợ” của Tú Xương, giáo viên có thể đặt tình huống giả định: Em thử dùng các từ gần nghĩa với từ “mom sông” để thay thế cho từ này trong câu thơ “Quanh năm buôn bán ở mom sông” và so sánh tác dụng của nó với khi dùng từ “mom sông” trong câu thơ trên.
Ví dụ 2: Nếu em là nhà văn Hộ, em sẽ có sự lựa chọn như thế nào? (“Đời Thừa” - Nam Cao)
Ví dụ 3: Nếu em là ông Huấn Cao, em có cho viên quản ngục chữ không? (“Chữ người tử tù” - Nguyễn Tuân)
Ví dụ 4: Nếu em là Thúy Kiều thì em có lạy Thúy Vân trước khi trao duyên hay không? (“Truyện Kiều” - Nguyễn Du)
Ví dụ 5: Nếu em là anh cu Tràng thì em có đưa người “vợ nhặt” đó về nhà mình không? (“Vợ Nhặt” - Kim Lân)
Đặt câu hỏi theo tình huống giả định giúp học sinh được rèn luyện cách ứng xử, thấy được hành vi cao đẹp của nhân vật văn học để tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, phát triển nhân cách. Đó là nội dung quan trọng trong mục đích giáo dục nói chung và văn học nói riêng.
Nguồn: giaoducthoidai.vn