Cách ăn cho từng bệnh

dinhnhuy012

Thành viên
Thành viên BQT
#1
9. Đái tháo đường


Đái tháo đường là loại bệnh mãn tính và yêu cầu về chế độ dinh dưỡng khá chặt chẽ:

- Hạn chế thức ăn có đường.

- Hạn chế lượng muối ăn, muối có thể kích thích men amilaza tiêu hóa số đường glucoza đã hấp thu, làm ảnh hưởng đến trao đổi đường trong cơ thể và chất insulin làm nồng độ đường trong máu tăng lên.

- Kiêng uống rượu: Insulin làm tăng thêm độc tính của rượu, vì vậy khi đang tiêm insulin tuyệt đối không được uống rượu trắng, cả rượu vang nho và bia cũng không nên uống.

- Kiêng ăn thức ăn béo, ngọt, nhiều gia vị.

- Kiêng hút thuốc bởi chất nicôtin có thể kích thích sự tiết dịch của tuyến thượng thận làm đường huyết tăng lên.

Lượng nicôtin ít, có tác dụng gây hưng phấn hệ thống thần kinh trung ương, lượng nicôtin nhiều sẽ ức chế hoặc làm tê liệt thần kinh trung ương, rất có hại đối với người bị đái tháo đường, nhất là người chữa bằng insulin càng phải kiêng hút thuốc lá.

10. Bướu cổ


- Chế độ dinh dưỡng của bị người bệnh này cần giàu nhiệt lượng, giàu vitamin, đủ hydratcacbon và protein.

- Tránh các loại thức ăn có tính kích thích, các loại rượu để không làm tăng thêm sự hưng phấn thần kinh của bệnh nhân.

- Tránh buồn phiền giận dữ, giữ cho tình cảm được ổn định, lạc quan để không có phản ứng kích thích xấu, cho việc khôi phục sức khỏe.

- Nếu chỉ là bướu cổ đơn thuần, kiêng ăn các loại rau như cải canh, củ cải, vì ăn những thứ rau này sẽ sinh ra muối sunfoxianat có thể mau chóng chuyển thành axit sunfoxyanic là chất làm to tuyến giáp trạng.

- Không nên ăn nhiều các loại quả có chứa nhiều sắc tố thực vật như cam, quít, táo, lê, nho, vì trong những hoa quả này có chứa chất flavon, sẽ bị vi khuẩn đường ruột phân giải thành axit diglycerobenzoic và axit ferulic đều là những chất làm ức chế chức năng tuyến giáp trạng rất mạnh, làm cho bệnh nặng thêm.

11. Ung thư


- Tránh ăn nhiều muối.

- Tránh ăn thực phẩm đã bị cháy.

- Tránh ăn thức ăn bị mốc, nhất là lạc, ngô, đậu tương đã mốc, vì trong đó có chứa aflatoxin là chất gây ung thư cực mạnh.

- Tránh ăn thức ăn còn dư lượng thuốc sát trùng, vì một số thuốc sát trùng có chứa chất gây ung thư.

- Tránh uống rượu.

- Nên ăn nhiều rau quả.

12. Loãng xương


Chứng loãng xương gặp nhiều ở phụ nữ và người già, do thiếu chất canxi hoặc nguyên nhân khác làm giảm độ cứng của xương. Với bệnh này cần lưu ý:

- Tránh ăn nhiều đường bởi đường có thể ảnh hưởng sự hấp thụ canxi, gián tiếp dẫn đến chứng loãng xương.

- Tránh ăn nhiều chất protein, vì chất protein vào cơ thể quá nhiều sẽ làm mất canxi. Theo nghiên cứu, nếu trung bình một người phụ nữ cần 65g protein mỗi ngày, mà ta lại tăng lên đến 98g, thì sẽ có 26g canxi bị mất đi mỗi ngày.

- Tránh ăn quá mặn dễ làm mất canxi và làm nặng thêm chứng loãng xương.

- Tránh uống cà phê. Người nghiện cà phê bị mất nhiều canxi hơn người không nghiện.

13. Bệnh gan


Người bị viêm gan cần nhiều dinh dưỡng hơn người khỏe mạnh để duy trì chức năng trao đổi trong cơ thể giúp khôi phục tế bào gan. Vì vậy, hàng ngày bổ sung một lượng đường glucoza, protein và chất béo.

Tuy nhiên, không phải càng ăn nhiều càng ăn tốt thì bệnh càng chóng khỏi, mà ngược lại còn có hại. Kết quả nghiên cứu cho biết, nếu đường glucoza có quá nhiều trong cơ thể sẽ chuyển thành đường phosphotrioza, loại đường này ở trong gan lại chuyển thành chất mỡ, làm cho chất béo trong máu tăng lên, khiến cho tốc độ máu chảy chậm lại, độ nhớt của máu tăng, các mạch máu nhỏ dễ bị tắc nghẽn, dẫn đến một số biến chứng của hệ tim mạch.

Ngoài ra, người bị viêm gan thường phải nằm lâu ở trên giường, ít hoạt động, bổ sung đường và chất béo quá nhiều, cộng thêm sự rối loạn trong trao đổi đường, cơ thể dần dần béo lên, gan sẽ có thể thay đổi từ viêm gan trở thành gan nhiễm mỡ.

Đồng thời, ăn nhiều chất ngọt và chất béo hoặc ăn uống vô độ làm cho dạ dày và ruột không kịp tiêu hóa, sinh ra đầy bụng, tiêu chảy, ảnh hưởng tới việc hấp thụ các chất dinh dưỡng khác. Vì vậy người bị viêm gan không nên ăn nhiều đường và thịt. Đặc biệt nên ăn ít thịt mỡ, tránh tuyệt đối uống rượu.

14. Hội chứng thời kỳ mãn kinh


Trong thời kỳ mãn kinh, chế độ dinh dưỡng cần lưu ý:

- Nên ăn thức ăn giàu protein như trứng gà, sữa bò, thịt nạc, cá, đậu tương và các thức ăn giàu canxi, giàu sắt, nhiều đồng, như các loại hải sản, gan động vật, tiết động vật, rau xanh, quả tươi, quả khô. Cũng nên bổ sung nhiều thức ăn làm hạ huyết áp, giảm mỡ trong máu như ngô, đậu xanh, rau cần, hoa quả.

- Tránh ăn thức ăn có nhiều muối, nên ăn nhạt. Mỗi ngày không được ăn quá 8g muối. Không ăn hoặc ăn ít thức ăn nhiều muối như dưa muối, thịt muối, thịt xông khói, lạp xưởng, tương, đề phòng bị phù, do chứa nhiều natri.

- Tránh thức ăn giàu đường, giàu mỡ. Nên ăn ít đường, bánh ngọt và đồ uống nhiều đường để tránh béo phì và đái tháo đường. Không nên ăn thịt mỡ, nội tạng động vật, mỡ động vật và lòng đỏ trứng để phòng xơ cứng động mạch dẫn đến bệnh động mạch vành.

- Hạn chế uống cà phê, trà và côca-côla. Để tránh mất cân bằng canxi, giảm bớt tình trạng canxi bị mất theo đường nước tiểu.

15. Phụ nữ sau khi nạo, sảy thai


Phụ nữ sau khi nạo, sảy thai máu ra nhiều hay xuất hiện các triệu chứng thiếu máu như chóng mặt, tim hồi hộp, chán ăn, tụt nhiệt độ. Lúc này, chế độ ăn uống rất cần chú ý giữ gìn.

- Nên ăn thức ăn giàu protein như thịt gà, thịt nạc, các loại trứng, sữa, các loại đỗ đậu và chế phẩm của đậu để bổ sung protein.

- Người yếu ra nhiều mồ hôi, nên bổ sung các loại vitamin hòa tan trong nước như C, B1, B2 từ các loại rau tươi, lòng đỏ trứng.

- Nên ăn nhiều loại rau có nhiều xơ như rau cần, rau hẹ, cải trắng và các loại quả, củ để đề phòng táo bón.

- Tránh ăn thức ăn có chất kích thích như ớt, hồ tiêu, gừng rượu, giấm vì những chất này có thể kích thích bộ phận sinh dục làm sung huyết và tăng thêm lượng huyết hành kinh.

- Nên ăn các loại thức ăn có tính nóng và bổ. Tránh ăn thức ăn có tính hàn như cua, trai, hến, ốc, rất bất lợi cho việc hồi phục sức khỏe.

- Hạn chế ăn chất béo vì sau khi nạo, sảy thai sẽ phải nghỉ ngơi. Giảm bớt protein, đường, vitamin để tránh béo phì.
 

Bình luận bằng Facebook

Top