Dù là hoạt động của chủ thể nào thì việc sơ đồ hóa kiến thức phải tuân theo quy trình nhất định, bao gồm ba công việc cơ bản sau:
Thiết lập đỉnh sơ đồ
Thực chất là nghiên cứu, chọn lọc các đơn vị kiến thức cơ bản, rồi mã hóa cho thật súc tích để đảm bảo trực quan và thẩm mỹ. Có thể mã hóa kiến thức bằng rút gọn ý, viết tắt hoặc các biểu tượng… nhưng phải đảm bảo phổ thông, dễ học và dễ hiểu.
Ví dụ: Để thiết lập sơ đồ Nhà nước Mĩ theo Hiến pháp năm 1787, trước hết phải tìm hiểu Nhà nước Mĩ theo hiến pháp năm 1787 gồm những cơ quan, chức vụ chủ yếu nào. Tài liệu giáo khoa cho biết chức Tổng thống, Quốc hội (gồm Thượng viện và Hạ viện) và Tòa án Liên bang.
Tổng thống do Đại cử tri bầu ra, Đại cử tri lại do cử tri bầu ra. Nhưng phụ nữ, nô lệ và người da đỏ không được bầu cử, họ không nằm trong số cử tri nên cũng phải được thể hiện trên sơ đồ.
Xếp đỉnh và thiết lập cung
Thực chất là xác định mối liên hệ giữa các đơn vị kiến thức, tức là xem xét cái nào chính, cái nào phụ, cái nào trước, cái nào sau, cái nào quy định cái nào, cái nào phụ thuộc cái nào, có quan hệ tương đương hay hỗ trợ ra sao… để từ đó, xếp các đỉnh theo đúng trật tự, hợp lí và nối các đỉnh theo đúng mối liên hệ của nó bằng mũi tên nếu là quan hệ chi phối và đoạn thẳng nếu là quan hệ cơ cấu, bộ phận.
Ví dụ: Trong sơ đồ Nhà nước Mĩ theo hiến pháp năm 1787 (xem phụ lục – sơ đồ 26), chúng ta xác định đặc trưng của Nhà nước Mĩ là vận hành theo nguyên tắc Tam quyền phân lập, tức là các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp làm việc độc lập với nhau nhưng lại kiểm soát, kiềm chế lẫn nhau; trong đó, Tổng thống đứng đầu cơ quan hành pháp, là người có quyền lực lớn nhất (chế độ Tổng thống), vì vậy đỉnh Tổng thống được xếp hàng đầu tiên và ở trung tâm.
Hai đỉnh Quốc Hội (cơ quan lập pháp cao nhất) và Tòa án Liên bang (cơ quan tư pháp cao nhất) xếp hai bên. Giữa các đỉnh này sử dụng mũi tên hai chiều để thể hiện quan hệ kiểm soát lẫn nhau.
Ngoài ra lập thêm hai đỉnh Đại cử tri và cử tri vì đó là những người bầu ra các cơ quan trong Nhà nước. Đại cử tri và cử tri về bản chất không khác nhau về thứ bậc nên được xếp ngang hàng nhau. Dưới cùng là đỉnh phụ nữ, nô lệ và người da đỏ.
Tổng thống do Đại cử tri bầu nên sẽ vẽ mũi tên đi từ đỉnh Đại cử tri đến đỉnh Tổng thống, cử tri bầu ra Đại cử tri, Thượng viện và hạ viện nên sẽ vẽ mũi tên đi từ đỉnh cử tri đến những đỉnh đó.
Phụ nữ, nô lệ và người da đỏ không được bầu cử, vì vậy chúng ta dùng một gạch ngang lớn chia các đỉnh này với các đỉnh trên để thể hiện họ không được tham gia vào đời sống chính trị của nước Mĩ.
Hoàn thiện sơ đồ
Trước hết phải bổ sung các kiến thức thành phần (kiến thức phụ chú) để cụ thể hóa các kiến thức cơ bản thuộc các đỉnh.
Ví dụ: Cũng ví dụ trên, sau khi lập khung sườn sơ đồ Nhà nước Mĩ theo Hiến pháp năm 1787, phải chú ý bổ sung thêm các thuật ngữ: bầu cử dọc theo các mũi tên đi từ đỉnh Cử tri và Đại cử tri, bổ sung thêm chức năng hành pháp trong đỉnh Tổng thống, Lập pháp trong đỉnh Thượng viện và Hạ viện, Tư pháp trong đỉnh Tòa án Liên bang để làm rõ nguyên tắc Tam quyền phân lập trong bộ máy tổ chức chính quyền của nước Mĩ.
Ngoài ra, có thể bổ sung thêm phụ chú Không có quyền bầu cử trên đỉnh phụ nữ và không có quyền công dân trên đỉnh nô lệ và người da đỏ để thể hiện rõ tại sao họ không có quyền bầu cử và thể hiện sâu sắc bản chất của Nhà nước Mĩ cũng như thấy được sự hạn chế của cuộc cách mạng tư sản Bắc Mĩ ở thế kỉ XVIII.
Những yêu cầu khi lập sơ đồ
Giáo viên phải kiểm tra lại toàn bộ sơ đồ sao cho chính xác, trực quan và thẩm mỹ đạt được ở mức độ cao nhất: Đặt sơ đồ ngang hay dọc, cần không gian nhiều hay ít, dùng dạng chuỗi, dạng mạch hay dạng nhánh; khung bao đỉnh kiến thức vuông hay tròn, lớn hay nhỏ, đậm hay nhạt màu; cùng thể hiện bằng đường thẳng hay đường gấp khúc hay đường cong; có cần phải thể hiện các điểm cần chú ý bằng màu khác nhau, lớn hay nhỏ, nghiêng hay đứng, đậm hay nhạt, in hay thường…
Đây là công việc hết sức quan trọng để khai thác tối đa hiệu quả của sơ đồ trong dạy học. Việc làm này thể hiện đồng thời cả hai mặt khoa học và nghệ thuật trong phương pháp sơ đồ hóa kiến thức.
Như vậy, khi lập sơ đồ dạy học, ngoài việc đảm bảo những đặc trưng của sơ đồ, ta phải thực hiện một số yêu cầu sau:
Phải đảm bảo tính khoa học: tức là sơ đồ phải thể hiện được những kiến thức cơ bản nhất, chính xác nhất, có thể giúp cho học sinh hiểu sâu bản chất của đối tượng được nghiên cứu.
Phải đảm bảo tính sư phạm: Tức là sơ đồ phải trực quan, dễ đọc, dễ hiểu, tạo điều kiện cho học sinh dễ tiếp thu và dễ tái lập.
Phải đảm bảo tính thẩm mỹ: tức là làm cho sơ đồ trở nên sáng sủa, dễ nhìn và nhất là có khả năng thu hút sự chú ý của học sinh.
Nguồn: giaoducthoidai.vn
Thiết lập đỉnh sơ đồ
Thực chất là nghiên cứu, chọn lọc các đơn vị kiến thức cơ bản, rồi mã hóa cho thật súc tích để đảm bảo trực quan và thẩm mỹ. Có thể mã hóa kiến thức bằng rút gọn ý, viết tắt hoặc các biểu tượng… nhưng phải đảm bảo phổ thông, dễ học và dễ hiểu.
Ví dụ: Để thiết lập sơ đồ Nhà nước Mĩ theo Hiến pháp năm 1787, trước hết phải tìm hiểu Nhà nước Mĩ theo hiến pháp năm 1787 gồm những cơ quan, chức vụ chủ yếu nào. Tài liệu giáo khoa cho biết chức Tổng thống, Quốc hội (gồm Thượng viện và Hạ viện) và Tòa án Liên bang.
Tổng thống do Đại cử tri bầu ra, Đại cử tri lại do cử tri bầu ra. Nhưng phụ nữ, nô lệ và người da đỏ không được bầu cử, họ không nằm trong số cử tri nên cũng phải được thể hiện trên sơ đồ.
Xếp đỉnh và thiết lập cung
Thực chất là xác định mối liên hệ giữa các đơn vị kiến thức, tức là xem xét cái nào chính, cái nào phụ, cái nào trước, cái nào sau, cái nào quy định cái nào, cái nào phụ thuộc cái nào, có quan hệ tương đương hay hỗ trợ ra sao… để từ đó, xếp các đỉnh theo đúng trật tự, hợp lí và nối các đỉnh theo đúng mối liên hệ của nó bằng mũi tên nếu là quan hệ chi phối và đoạn thẳng nếu là quan hệ cơ cấu, bộ phận.
Ví dụ: Trong sơ đồ Nhà nước Mĩ theo hiến pháp năm 1787 (xem phụ lục – sơ đồ 26), chúng ta xác định đặc trưng của Nhà nước Mĩ là vận hành theo nguyên tắc Tam quyền phân lập, tức là các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp làm việc độc lập với nhau nhưng lại kiểm soát, kiềm chế lẫn nhau; trong đó, Tổng thống đứng đầu cơ quan hành pháp, là người có quyền lực lớn nhất (chế độ Tổng thống), vì vậy đỉnh Tổng thống được xếp hàng đầu tiên và ở trung tâm.
Hai đỉnh Quốc Hội (cơ quan lập pháp cao nhất) và Tòa án Liên bang (cơ quan tư pháp cao nhất) xếp hai bên. Giữa các đỉnh này sử dụng mũi tên hai chiều để thể hiện quan hệ kiểm soát lẫn nhau.
Ngoài ra lập thêm hai đỉnh Đại cử tri và cử tri vì đó là những người bầu ra các cơ quan trong Nhà nước. Đại cử tri và cử tri về bản chất không khác nhau về thứ bậc nên được xếp ngang hàng nhau. Dưới cùng là đỉnh phụ nữ, nô lệ và người da đỏ.
Tổng thống do Đại cử tri bầu nên sẽ vẽ mũi tên đi từ đỉnh Đại cử tri đến đỉnh Tổng thống, cử tri bầu ra Đại cử tri, Thượng viện và hạ viện nên sẽ vẽ mũi tên đi từ đỉnh cử tri đến những đỉnh đó.
Phụ nữ, nô lệ và người da đỏ không được bầu cử, vì vậy chúng ta dùng một gạch ngang lớn chia các đỉnh này với các đỉnh trên để thể hiện họ không được tham gia vào đời sống chính trị của nước Mĩ.
Hoàn thiện sơ đồ
Trước hết phải bổ sung các kiến thức thành phần (kiến thức phụ chú) để cụ thể hóa các kiến thức cơ bản thuộc các đỉnh.
Ví dụ: Cũng ví dụ trên, sau khi lập khung sườn sơ đồ Nhà nước Mĩ theo Hiến pháp năm 1787, phải chú ý bổ sung thêm các thuật ngữ: bầu cử dọc theo các mũi tên đi từ đỉnh Cử tri và Đại cử tri, bổ sung thêm chức năng hành pháp trong đỉnh Tổng thống, Lập pháp trong đỉnh Thượng viện và Hạ viện, Tư pháp trong đỉnh Tòa án Liên bang để làm rõ nguyên tắc Tam quyền phân lập trong bộ máy tổ chức chính quyền của nước Mĩ.
Ngoài ra, có thể bổ sung thêm phụ chú Không có quyền bầu cử trên đỉnh phụ nữ và không có quyền công dân trên đỉnh nô lệ và người da đỏ để thể hiện rõ tại sao họ không có quyền bầu cử và thể hiện sâu sắc bản chất của Nhà nước Mĩ cũng như thấy được sự hạn chế của cuộc cách mạng tư sản Bắc Mĩ ở thế kỉ XVIII.
Những yêu cầu khi lập sơ đồ
Giáo viên phải kiểm tra lại toàn bộ sơ đồ sao cho chính xác, trực quan và thẩm mỹ đạt được ở mức độ cao nhất: Đặt sơ đồ ngang hay dọc, cần không gian nhiều hay ít, dùng dạng chuỗi, dạng mạch hay dạng nhánh; khung bao đỉnh kiến thức vuông hay tròn, lớn hay nhỏ, đậm hay nhạt màu; cùng thể hiện bằng đường thẳng hay đường gấp khúc hay đường cong; có cần phải thể hiện các điểm cần chú ý bằng màu khác nhau, lớn hay nhỏ, nghiêng hay đứng, đậm hay nhạt, in hay thường…
Đây là công việc hết sức quan trọng để khai thác tối đa hiệu quả của sơ đồ trong dạy học. Việc làm này thể hiện đồng thời cả hai mặt khoa học và nghệ thuật trong phương pháp sơ đồ hóa kiến thức.
Như vậy, khi lập sơ đồ dạy học, ngoài việc đảm bảo những đặc trưng của sơ đồ, ta phải thực hiện một số yêu cầu sau:
Phải đảm bảo tính khoa học: tức là sơ đồ phải thể hiện được những kiến thức cơ bản nhất, chính xác nhất, có thể giúp cho học sinh hiểu sâu bản chất của đối tượng được nghiên cứu.
Phải đảm bảo tính sư phạm: Tức là sơ đồ phải trực quan, dễ đọc, dễ hiểu, tạo điều kiện cho học sinh dễ tiếp thu và dễ tái lập.
Phải đảm bảo tính thẩm mỹ: tức là làm cho sơ đồ trở nên sáng sủa, dễ nhìn và nhất là có khả năng thu hút sự chú ý của học sinh.
Nguồn: giaoducthoidai.vn