Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên quyết định Chương trình bồi dưỡng
PGS.TS. Phan Trọng Ngọ cho biết, tại Malaysia có 27 cơ sở đào tạo và bồi dưỡng giáo viên. Các cơ sở đào tạo và bồi dưỡng giáo viên đều cấu trúc bao gồm các viện nghiên nghiên cứu, vừa có chức năng đào tạo, nghiên cứu và bồi dưỡng giáo viên.
Chẳng hạn: Viện (phòng) nghiên cứu tiếng Malaisia; Viện Ngôn ngữ (bao gồm Đơn vị nghiên cứu Anh ngữ, Đơn vị nghiên cứu tiếng Tamin và Đơn vị nghiên cứu tiếng Trung); Viện nghiên cứu Hồi giáo và Đạo đức; Nghiên cứu khoa học và môi trường; Nghiên cứu Toán học; Nghiên cứu Giáo dục (Gồm các chuyên ngành Xã hội học, Tâm lý học và Sư phạm); Nghiên cứu xã hội; Giáo dục thể chất; Công nghệ thông tin.
Mỗi phòng ban đều có Trưởng phòng trực tiếp chịu trách nhiệm quản lý bộ phận của họ. Ngoài các Viện (phòng) chuyên môn như đã nêu ở trên, các cơ sở giáo dục có thêm bốn đơn vị hỗ trợ: Đơn vị kiểm tra, Đơn vị học trình, Đơn vị đào tạo và Đơn vị thực hành.
Trong lĩnh vực bồi dưỡng giáo viên, các cơ sở đào tạo giáo viên chịu trách nhiệm nội dung bồi dưỡng, lập kế hoạch và tổ chức các khoá bồi dưỡng.
Ở Malaysia, việc bồi dưỡng giáo viên chủ yếu do cơ sở đào tạo giáo viên đảm nhận, Nhà nước không trực tiếp can thiệp nội dung chương trình, thời gian và hình thức tổ chức bồi dưỡng. Tuy nhiên, Nhà nước quản lí các hoạt động này thông qua vai trò quản lí hành chính và các chính sách mang tính thúc đẩy.
Chương trình bồi dưỡng giáo viên do các cơ sở đào tạo và bồi dưỡng giáo viên quyết định và được thiết kế với mục đích nhằm nâng cao trình độ và năng lực chuyên môn, phẩm chất nhân cách trong các chuyên ngành của đội ngũ giáo viên tham gia bồi dưỡng.
Nó cũng giúp gắn kết mục tiêu của giáo viên tham gia bồi dưỡng với sự phát triển hiện tại và những thực tiễn mới trong ngành giáo dục cũng như chuẩn bị cho họ đối mặt với những thách thức của thời đại.
Các khóa bồi dưỡng bao gồm: Phát triển chuyên môn liên tục cho giáo viên tại các cơ sở đào tạo và bồi dưỡng giáo viên;
Chương trình phát triển và bồi dưỡng ngắn hạn (trong khoảng thời gian từ một đến năm ngày);
Chương trình phát triển và bồi dưỡng ngắn hạn dành cho các giáo viên dạy các môn học quan trọng như Khoa học, Toán học, Công nghệ thông tin – Truyền thông và tiếng Anh;
Các chương trình sau đại học mà giảng viên bồi dưỡng có trình độ thạc sĩ và tiến sĩ;
Chương trình bồi dưỡng của các giảng viên người Malaysia (khóa học 14 tuần về phát triển chuyên môn. Có 20 khóa học để lựa chọn. Các khóa học này được tùy chỉnh để bồi dưỡng giáo viên tiểu học và trung học cơ sở);
Khóa học dành riêng cho các giáo viên chưa có chứng chỉ/chưa tốt nghiệp (khóa học một năm tại cơ sở giáo dục và khóa học 2 năm ở trường đại học);
Văn bằng cấp cho các giáo viên chưa có chứng chỉ/chưa tốt nghiệp thông qua hình thức học tập từ xa (Đại học Mở của Malaysia); Khóa học dành riêng cho giáo viên ngoại ngữ;
Khóa học chuyên sâu dành cho giáo viên tiểu học từ ba năm kinh nghiệm, nhấn mạnh nội dung học thuật về công nghệ thông tin và truyền thông. Khóa học này kéo dài khoảng một năm;
Khóa học nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho các giáo viên địa phương; Khóa học nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho các giáo viên vùng xa.
Các khóa ngắn hạn là phổ biến
Theo PGS.TS. Phan Trọng Ngọ, thời gian bồi dưỡng giáo viên ở Malaysia khá linh hoạt, tuỳ theo tính chất và nội dung bồi dưỡng của các bang. Trên thực tế, phổ biến là các khóa học bồi dưỡng ngắn hạn từ 2 đến 3 ngày.
Các cơ sở đào tạo và bồi dưỡng giáo viên cũng tổ chức các khóa học kéo dài sáu tuần, 10 tuần và 14 tuần bao gồm các môn học khác nhau. Một khóa học bồi dưỡng rất quan trọng là văn bằng ba năm về giảng dạy dành cho các giáo viên tạm thời.
Nhìn chung phổ biến là các khóa học ngắn hạn, hội nghị chuyên đề và hội thảo cho các giáo viên để nâng cao kiến thức, năng lực và phát triển nhân cách, nghề nghiệp của họ.
Ví dụ, Trường Nghiên cứu Giáo dục của USM tổ chức các hội thảo và các khoá học ngắn cho giáo viên mầm non. Khoa Nghiên cứu Giáo dục của UPM tổ chức các chương trình giáo dục từ xa và xuyên quốc gia cho các giáo viên không thể tham dự chương trình bồi dưỡng tại cơ sở.
Hầu hết các khoa của 13 trường đại học đã tổ chức các hội nghị quốc gia, quốc tế với thành phần tham gia là các giáo viên trong diện bồi dưỡng.
Nguồn: Báo Giáo dục & Thời đại
PGS.TS. Phan Trọng Ngọ cho biết, tại Malaysia có 27 cơ sở đào tạo và bồi dưỡng giáo viên. Các cơ sở đào tạo và bồi dưỡng giáo viên đều cấu trúc bao gồm các viện nghiên nghiên cứu, vừa có chức năng đào tạo, nghiên cứu và bồi dưỡng giáo viên.
Chẳng hạn: Viện (phòng) nghiên cứu tiếng Malaisia; Viện Ngôn ngữ (bao gồm Đơn vị nghiên cứu Anh ngữ, Đơn vị nghiên cứu tiếng Tamin và Đơn vị nghiên cứu tiếng Trung); Viện nghiên cứu Hồi giáo và Đạo đức; Nghiên cứu khoa học và môi trường; Nghiên cứu Toán học; Nghiên cứu Giáo dục (Gồm các chuyên ngành Xã hội học, Tâm lý học và Sư phạm); Nghiên cứu xã hội; Giáo dục thể chất; Công nghệ thông tin.
Mỗi phòng ban đều có Trưởng phòng trực tiếp chịu trách nhiệm quản lý bộ phận của họ. Ngoài các Viện (phòng) chuyên môn như đã nêu ở trên, các cơ sở giáo dục có thêm bốn đơn vị hỗ trợ: Đơn vị kiểm tra, Đơn vị học trình, Đơn vị đào tạo và Đơn vị thực hành.
Trong lĩnh vực bồi dưỡng giáo viên, các cơ sở đào tạo giáo viên chịu trách nhiệm nội dung bồi dưỡng, lập kế hoạch và tổ chức các khoá bồi dưỡng.
Ở Malaysia, việc bồi dưỡng giáo viên chủ yếu do cơ sở đào tạo giáo viên đảm nhận, Nhà nước không trực tiếp can thiệp nội dung chương trình, thời gian và hình thức tổ chức bồi dưỡng. Tuy nhiên, Nhà nước quản lí các hoạt động này thông qua vai trò quản lí hành chính và các chính sách mang tính thúc đẩy.
Chương trình bồi dưỡng giáo viên do các cơ sở đào tạo và bồi dưỡng giáo viên quyết định và được thiết kế với mục đích nhằm nâng cao trình độ và năng lực chuyên môn, phẩm chất nhân cách trong các chuyên ngành của đội ngũ giáo viên tham gia bồi dưỡng.
Nó cũng giúp gắn kết mục tiêu của giáo viên tham gia bồi dưỡng với sự phát triển hiện tại và những thực tiễn mới trong ngành giáo dục cũng như chuẩn bị cho họ đối mặt với những thách thức của thời đại.
Các khóa bồi dưỡng bao gồm: Phát triển chuyên môn liên tục cho giáo viên tại các cơ sở đào tạo và bồi dưỡng giáo viên;
Chương trình phát triển và bồi dưỡng ngắn hạn (trong khoảng thời gian từ một đến năm ngày);
Chương trình phát triển và bồi dưỡng ngắn hạn dành cho các giáo viên dạy các môn học quan trọng như Khoa học, Toán học, Công nghệ thông tin – Truyền thông và tiếng Anh;
Các chương trình sau đại học mà giảng viên bồi dưỡng có trình độ thạc sĩ và tiến sĩ;
Chương trình bồi dưỡng của các giảng viên người Malaysia (khóa học 14 tuần về phát triển chuyên môn. Có 20 khóa học để lựa chọn. Các khóa học này được tùy chỉnh để bồi dưỡng giáo viên tiểu học và trung học cơ sở);
Khóa học dành riêng cho các giáo viên chưa có chứng chỉ/chưa tốt nghiệp (khóa học một năm tại cơ sở giáo dục và khóa học 2 năm ở trường đại học);
Văn bằng cấp cho các giáo viên chưa có chứng chỉ/chưa tốt nghiệp thông qua hình thức học tập từ xa (Đại học Mở của Malaysia); Khóa học dành riêng cho giáo viên ngoại ngữ;
Khóa học chuyên sâu dành cho giáo viên tiểu học từ ba năm kinh nghiệm, nhấn mạnh nội dung học thuật về công nghệ thông tin và truyền thông. Khóa học này kéo dài khoảng một năm;
Khóa học nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho các giáo viên địa phương; Khóa học nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho các giáo viên vùng xa.
Các khóa ngắn hạn là phổ biến
Theo PGS.TS. Phan Trọng Ngọ, thời gian bồi dưỡng giáo viên ở Malaysia khá linh hoạt, tuỳ theo tính chất và nội dung bồi dưỡng của các bang. Trên thực tế, phổ biến là các khóa học bồi dưỡng ngắn hạn từ 2 đến 3 ngày.
Các cơ sở đào tạo và bồi dưỡng giáo viên cũng tổ chức các khóa học kéo dài sáu tuần, 10 tuần và 14 tuần bao gồm các môn học khác nhau. Một khóa học bồi dưỡng rất quan trọng là văn bằng ba năm về giảng dạy dành cho các giáo viên tạm thời.
Nhìn chung phổ biến là các khóa học ngắn hạn, hội nghị chuyên đề và hội thảo cho các giáo viên để nâng cao kiến thức, năng lực và phát triển nhân cách, nghề nghiệp của họ.
Ví dụ, Trường Nghiên cứu Giáo dục của USM tổ chức các hội thảo và các khoá học ngắn cho giáo viên mầm non. Khoa Nghiên cứu Giáo dục của UPM tổ chức các chương trình giáo dục từ xa và xuyên quốc gia cho các giáo viên không thể tham dự chương trình bồi dưỡng tại cơ sở.
Hầu hết các khoa của 13 trường đại học đã tổ chức các hội nghị quốc gia, quốc tế với thành phần tham gia là các giáo viên trong diện bồi dưỡng.
Nguồn: Báo Giáo dục & Thời đại