Bố trí hợp lý cho chi đầu tư phát triển góp phần nâng cao chất lượng GD&ĐT

Khánh Linh

Điều hành viên
Thành viên BQT
#1
Đây là một trong những nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm được đưa ra tại Quyết định số 628 /QĐ-TTg, ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận số 51-KL/TW ngày 30/5/2019 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

Cụ thể, thực hiện đổi mới công tác quản lý trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo; hoàn thiện cơ chế để cơ quan quản lý giáo dục địa phương được tham gia quyết định trong quản lý nhân sự và phân bổ, sử dụng nguồn tài chính dành cho giáo dục.

Đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường phân cấp, nâng cao trách nhiệm, tạo động lực và tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm, phát huy vai trò người đứng đầu trong các cơ sở giáo dục, đào tạo và các địa phương. Đẩy mạnh công tác bảo đảm và kiểm định chất lượng giáo dục, nhất là đối với kiểm định chất lượng các chương trình đào tạo.

Rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế và xây dựng mới các văn bản quy phạm pháp luật phù hợp với quy định của Luật Giáo dục năm 2019 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học, Luật Giáo dục nghề nghiệp trong quá trình triển khai Nghị quyết 29, Kết luận 51 và Nghị quyết 44.

Đẩy manh xã hội hóa, xây dựng cơ chế, chính sách mở để khuyến khích các cá nhân, doanh nghiệp và toàn xã hội tham gia đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo, đặc biệt là phát triển giáo dục gắn với nhu cầu xã hội; tăng cường thu hút đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo thông qua hợp tác, liên kết đào tạo.

Đổi mới cơ chế tài chính trong giáo dục và đào tạo, trong đó đối với giáo dục mầm non và phổ thông; đối với giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học, từng bước thực hiện tính đúng, tính đủ chi phí cho mỗi ngành nghề, trình độ đào tạo; tập trung đầu tư, hỗ trợ cho những lĩnh vực, ngành nghề đặc thù, quan trọng và cần thiết mà xã hội không đầu tư; những ngành nghề khác thực hiện chính sách xã hội hóa.

Phân bổ, quản lý, sử dụng các nguồn kinh phí được giao bảo đảm tỷ lệ chi theo đúng quy định; bố trí hợp lý cho chi đầu tư phát triển góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Tiếp tục hỗ trợ kinh phí cho những đối tượng chính sách. Phát triển quỹ khởi nghiệp sáng tạo và quỹ khuyến học, khuyển tài hỗ trợ học sinh, sinh viên và hoàn thiện chính sách tín dụng cho sinh viên.

Hoàn thiện các quy định, nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan chức năng và đoàn thể xã hội đối với hoạt động giáo dục, đào tạo.

Quy định trách nhiệm các cấp ủy đảng, chính quyền, tổ chức chính trị - xã hội trong việc chỉ đạo, phối hợp với các cơ quan quản lý và các cơ sở giáo dục, đào tạo, giáo dục nghề nghiệp, ngăn chặn, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định về đạo đức nhà giáo, những tiêu cực trong thi, kiểm tra, đánh giá, kiểm định chất lượng giáo dục, đào tạo và giáo dục nghề nghiệp bảo đảm thực chất, công bằng, khách quan.
Nguồn: Báo Giáo dục & Thời đại
 

Bình luận bằng Facebook

Top