Biên soạn bài giảng: Cách để không nặng kiến thức hàn lâm

Hoài An

Điều hành viên
Thành viên BQT
#1
Nhấn mạnh điều này, thầy Nguyễn Dương Hoàng (Trường ĐH Đồng Tháp) đồng thời chia sẻ kinh nghiệm để biên soạn bài giảng giáo trình đáp ứng yêu cầu.

Vận dụng quan điểm sư phạm thích hợp

Nội dung đầu tiên được thầy Nguyễn Dương Hoàng nhấn mạnh là cần vận dụng quan điểm sư phạm thích hợp trong biên soạn giáo trình bài giảng.

Bài giảng, giáo trình biên soạn theo quan điểm tích hợp khoa học cơ bản và khoa học giáo dục đòi hỏi phải đáp ứng 2 quá trình học tập: Quá trình học tập đơn lẻ từng phần, từng chương và quá trình học tập tích hợp.

Trong quá trình tích hợp, có thể có 2 dạng hoạt động học tập: Hoạt động tích hợp “đi trước” là bài giảng đề ra cho sinh viên những tình huống cần giải quyết, trước khi tiến hành các quá trình học tập cho phép họ giải quyết các tình huống đó.

Học tập tích hợp “đi sau” là nêu lên các nội dung tích hợp, dựa trên việc khai thác và giải quyết các tình huống tích hợp: Các tình huống nêu bật hệ thống “tri thức mục đích” (chứ không phải là “phượng tiện”; các tình huống đòi hỏi hệ thống tri thức và kĩ nặng của nhiều môn khoa học khác nhau; các tình huống yêu cầu sinh viên cần tiếp tục đào sâu suy nghĩ, độc lập.

Khai thác yếu tố bồi dưỡng phương pháp tự học

Một nội dung không kém phần quan trọng khi biên soạn giáo trình, bài giảng là việc nghiên cứu khai thác những nội dung có thể lồng ghép yếu tố bồi dưỡng phương pháp tự học.

Tuy nhiên, không phải nội dung học tập nào cũng cho phép khai thác được yếu tố bồi dưỡng phương pháp tự học, do đó cần xác định, lựa chọn những nội dung cụ thể, thích hợp lồng ghép nội dung bồi dưỡng phương pháp tự học theo nguyên tắc: Vừa đảm bảo yêu cầu nội dung khoa học của vấn đề, vừa chứa yếu tố bồi dưỡng phương pháp tự học.

Việc này cần chú ý ngay khi xây dựng đề cượng chi tiết.

Xác định nội dung chính môn học, thiết kế thành các mô đun dạy học

Tiếp cận mô-đun là cách thức hiện đại của việc cấu trúc (hay biên soạn) nội dung dạy học, do đó mô-dun dạy học phải là đơn vị của từng nội dung dạy học tổng thể (hay đợn vị của chương trình dạy học).

Mô đun dạy học chứa đựng nội dung dạy học trong mối quan hệ với các yếu tố khác của quá trình dạy học được xác định tường minh như mục tiêu, phương pháp, công cụ kiểm tra đánh giá trong dạy học.

Như vậy mô-đun dạy học vừa phản ánh được tính hệ thống và tính quá trình của quá trình dạy học.
Nguồn: giaoducthoidai.vn
 

Bình luận bằng Facebook

Top