Làm 3 lần 1 đề còn hơn 3 đề 3 lần
Theo cô Thùy Dương, đề thi tiếng Anh minh họa lần 2 vừa sức, bám sát chương trình học đã giảm tải. Với định hướng của đề minh họa lần này, HS cần tổng ôn kiến thức cơ bản về ngữ pháp, từ vựng theo chủ điểm sách giáo khoa, đặc biệt chương trình lớp 12 đã tinh giản.
Thêm nữa, trong quá trình ôn luyện, HS cần luyện tập kĩ năng làm bài, tránh sai ở những câu dễ, câu hỏi mức độ nhận biết. “Phương châm làm 3 lần 1 đề còn hơn 3 đề 3 lần. Trong quá trình làm bài thấy phần nào kiến thức chưa chắc chắn cần ghi lại và trao đổi với bạn bè, thầy cô ngay. Như vậy giúp các em hiểu rõ bản chất của vấn đề, hiện tượng ngôn ngữ trong câu hỏi, để khi làm bài thi thật sẽ tự tin” - cô Thùy Dương nhắc HS qua kinh nghiệm nhiều năm ôn thi và chấm thi.
Cũng theo cô Thùy Dương, trong quá trình dạy - ôn tập, thầy cô cần phân loại năng lực và mục đích hướng tới của HS để có thể ôn tập hiệu quả nhất. Cụ thể, với HS không xét điểm ĐH môn Tiếng Anh, để đạt được điểm 6 cần làm tốt các câu từ 1 - 18, phần kiến thức cơ bản về ngữ pháp và từ vựng. Trang bị một số cấu trúc câu phổ biến để làm tốt phần viết lại câu và nối câu giữ nguyên nghĩa. Tổng ôn kiến thức theo chuyên đề, bám sát chương trình sách giáo khoa. Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu với các dạng câu hỏi đọc hiểu chi tiết ở mức độ nhận biết và thông hiểu.
“HS muốn đạt điểm 7 - 8 không quá khó. Thời điểm “về đích” này, cần luyện tập giải đề và ghi lại những chú ý, lỗi sai thường xuyên gặp, nhằm tránh lặp lại trong quá trình làm bài thi thật. Các em cũng luyện kĩ năng làm bài trong khoảng thời gian tương đương với 1 bài thi (60 phút)” - cô Thùy Dương nhắc nhở.
Với HS khá giỏi, theo cô Thùy Dương, để có được điểm số từ 8 trở lên, cần chú ý luyện kĩ năng làm bài ở cả 11 phần trong đề thi: Trau dồi từ vựng, mở rộng vốn từ nhằm làm tốt các câu hỏi ở mức độ vận dụng. Câu hỏi về từ đồng nghĩa và trái nghĩa cần phân tích kĩ câu hỏi, phân tích ngữ cảnh để đoán được nghĩa của từ vựng trong đó. Tương tự như vậy, HS cần luyện kĩ năng đọc hiểu (đọc hiểu ý chính, đọc hiểu suy luận) và đoán nghĩa từ trong văn cảnh nhất định.
Giai đoạn “về đích” cần quyết tâm cao
Ngày hội tư vấn tuyển sinh năm 2019 tại Hà Nội. Ảnh: Sỹ Điền
Thực hành là phương pháp tốt nhất để rèn kĩ năng, do vậy, cô Thùy Dương nhắc HS dành ít nhất 1 giờ rèn luyện đọc hiểu. Đọc các bài chủ đề bám sát chương trình học hiện hành (đã giảm tải) như môi trường, giáo dục, văn hóa… Để làm tốt các câu hỏi đọc hiểu ở mức độ vận dụng, HS cần tích luỹ vốn từ và rèn luyện kĩ năng đọc hiểu, suy luận. “Ngoài ra, các em cần mở rộng thêm về một số thành ngữ quen thuộc với các chủ điểm đã học” - cô Thùy Dương lưu ý.
Với kinh nghiệm nhiều năm trực tiếp ôn thi cho HS, cô Thùy Dương khẳng định: “Tiếng Anh là môn học giúp HS có cơ hội đạt điểm cao với điều kiện các em phải thật nghiêm túc và chăm chỉ ôn luyện. Đây cũng là thời điểm để HS nên xem lại đề thi những năm gần đây và ôn luyện dựa trên cấu trúc đề đã ra. Nắm chắc ngữ pháp cơ bản, mở rộng vốn từ, rèn kĩ năng đọc hiểu, trau dồi kĩ năng làm bài với thời gian 60 phút cho 1 đề thi, các em chắc chắn sẽ thành công. Trong quá trình làm bài, yếu tố tiên quyết là đọc kĩ đề bài, đặc biệt chú ý phần câu hỏi từ đồng nghĩa hay trái nghĩa, tránh hấp tấp vội vàng khoanh nhầm đáp án”.
Một điểm cô Thùy Dương nhấn mạnh để HS lưu ý trong giai đoạn ôn thi nước rút: “Học tập giai đoạn này cần khoa học, tập trung và quyết tâm. Với tinh thần đó, việc ôn luyện những ngày tháng cuối cùng sẽ hiệu quả và kết quả thi môn Tiếng Anh của các em sẽ như mong muốn”.
Nguồn: Báo Giáo dục & Thời đại
Theo cô Thùy Dương, đề thi tiếng Anh minh họa lần 2 vừa sức, bám sát chương trình học đã giảm tải. Với định hướng của đề minh họa lần này, HS cần tổng ôn kiến thức cơ bản về ngữ pháp, từ vựng theo chủ điểm sách giáo khoa, đặc biệt chương trình lớp 12 đã tinh giản.
Thêm nữa, trong quá trình ôn luyện, HS cần luyện tập kĩ năng làm bài, tránh sai ở những câu dễ, câu hỏi mức độ nhận biết. “Phương châm làm 3 lần 1 đề còn hơn 3 đề 3 lần. Trong quá trình làm bài thấy phần nào kiến thức chưa chắc chắn cần ghi lại và trao đổi với bạn bè, thầy cô ngay. Như vậy giúp các em hiểu rõ bản chất của vấn đề, hiện tượng ngôn ngữ trong câu hỏi, để khi làm bài thi thật sẽ tự tin” - cô Thùy Dương nhắc HS qua kinh nghiệm nhiều năm ôn thi và chấm thi.
Cũng theo cô Thùy Dương, trong quá trình dạy - ôn tập, thầy cô cần phân loại năng lực và mục đích hướng tới của HS để có thể ôn tập hiệu quả nhất. Cụ thể, với HS không xét điểm ĐH môn Tiếng Anh, để đạt được điểm 6 cần làm tốt các câu từ 1 - 18, phần kiến thức cơ bản về ngữ pháp và từ vựng. Trang bị một số cấu trúc câu phổ biến để làm tốt phần viết lại câu và nối câu giữ nguyên nghĩa. Tổng ôn kiến thức theo chuyên đề, bám sát chương trình sách giáo khoa. Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu với các dạng câu hỏi đọc hiểu chi tiết ở mức độ nhận biết và thông hiểu.
“HS muốn đạt điểm 7 - 8 không quá khó. Thời điểm “về đích” này, cần luyện tập giải đề và ghi lại những chú ý, lỗi sai thường xuyên gặp, nhằm tránh lặp lại trong quá trình làm bài thi thật. Các em cũng luyện kĩ năng làm bài trong khoảng thời gian tương đương với 1 bài thi (60 phút)” - cô Thùy Dương nhắc nhở.
Với HS khá giỏi, theo cô Thùy Dương, để có được điểm số từ 8 trở lên, cần chú ý luyện kĩ năng làm bài ở cả 11 phần trong đề thi: Trau dồi từ vựng, mở rộng vốn từ nhằm làm tốt các câu hỏi ở mức độ vận dụng. Câu hỏi về từ đồng nghĩa và trái nghĩa cần phân tích kĩ câu hỏi, phân tích ngữ cảnh để đoán được nghĩa của từ vựng trong đó. Tương tự như vậy, HS cần luyện kĩ năng đọc hiểu (đọc hiểu ý chính, đọc hiểu suy luận) và đoán nghĩa từ trong văn cảnh nhất định.
Giai đoạn “về đích” cần quyết tâm cao
Ngày hội tư vấn tuyển sinh năm 2019 tại Hà Nội. Ảnh: Sỹ Điền
Thực hành là phương pháp tốt nhất để rèn kĩ năng, do vậy, cô Thùy Dương nhắc HS dành ít nhất 1 giờ rèn luyện đọc hiểu. Đọc các bài chủ đề bám sát chương trình học hiện hành (đã giảm tải) như môi trường, giáo dục, văn hóa… Để làm tốt các câu hỏi đọc hiểu ở mức độ vận dụng, HS cần tích luỹ vốn từ và rèn luyện kĩ năng đọc hiểu, suy luận. “Ngoài ra, các em cần mở rộng thêm về một số thành ngữ quen thuộc với các chủ điểm đã học” - cô Thùy Dương lưu ý.
Với kinh nghiệm nhiều năm trực tiếp ôn thi cho HS, cô Thùy Dương khẳng định: “Tiếng Anh là môn học giúp HS có cơ hội đạt điểm cao với điều kiện các em phải thật nghiêm túc và chăm chỉ ôn luyện. Đây cũng là thời điểm để HS nên xem lại đề thi những năm gần đây và ôn luyện dựa trên cấu trúc đề đã ra. Nắm chắc ngữ pháp cơ bản, mở rộng vốn từ, rèn kĩ năng đọc hiểu, trau dồi kĩ năng làm bài với thời gian 60 phút cho 1 đề thi, các em chắc chắn sẽ thành công. Trong quá trình làm bài, yếu tố tiên quyết là đọc kĩ đề bài, đặc biệt chú ý phần câu hỏi từ đồng nghĩa hay trái nghĩa, tránh hấp tấp vội vàng khoanh nhầm đáp án”.
Một điểm cô Thùy Dương nhấn mạnh để HS lưu ý trong giai đoạn ôn thi nước rút: “Học tập giai đoạn này cần khoa học, tập trung và quyết tâm. Với tinh thần đó, việc ôn luyện những ngày tháng cuối cùng sẽ hiệu quả và kết quả thi môn Tiếng Anh của các em sẽ như mong muốn”.
Nguồn: Báo Giáo dục & Thời đại