Bí quyết lồng ghép kể chuyện làm hấp dẫn bài học lịch sử

Hoài An

Điều hành viên
Thành viên BQT
#1
Tính đa năng của các câu chuyện lịch sử

Theo cô Trinh Thị Hòa, giáo viên có thể sử dụng các câu chuyện, các giai thoại lịch sử để tạo biểu tượng về nhân vật lịch sử.

Đi cùng với các sự kiện lịch sử thường gắn với 1 nhân vật lịch sử cụ thể. Những nhân vật này có vai trò rất lớn với lịch sử dân tộc, do vậy trong dạy học giáo viên không thể lướt qua, bỏ qua mà phải khắc hoạ, tạo biểu tượng về các nhân vật đó.

Sử dụng phương pháp kể chuyện có tác dụng tạo biểu tượng về nhân vật lịch sử một cách sinh động, đậm nét từ đó giáo dục học sinh kính trọng, noi gương các anh hùng dân tộc.

Giáo viên có thể kể chuyện kết hợp với tranh ảnh để tạo biểu tượng. Trong bài nội khoá do thời gian có hạn giáo viên tạo biểu tượng về những nét chính, tiêu biểu đủ để khắc hoạ nên nhân vật đó.

Ngoài ra, giáo viên có thể sử dụng các giai thoại lịch sử để giải thích từ đó rút ra bản chất một sự kiện, một hiện tượng lịch sử.

Để cho học sinh nắm được bản chất của sự kiện, hiện tượng lịch sử tức là trả lời được câu hỏi vì sao thì giáo viên sử dụng các mẩu chuyện, các giai thoại lịch sử rồi từ đó nêu tình huống có vấn đề.

Ví dụ: Bài 20- lịch sử lớp 10: “Xây dựng và phát triển văn hoá dân tộc trong các thế kỷ X- XV”. Để học sinh hiểu được vì sao thời Lý, Phật giáo được coi là quốc giáo. Giáo viên kể câu chuyện sau:

“ Lý Công Uẩn người làng Cổ Pháp (Từ sơn- Bắc Ninh) sinh năm Giáp Tuất (974), là con nuôi của thiền sư Lý Khánh Văn từ năm 3 tuổi và truyền thuyết vẫn cho rằng ông là con ruột của Vạn Hạnh, anh ruột Khánh Văn.

Cũng theo truyền thuyết bố Lý Công Uẩn nhà nghèo đi làm ruộng ở chùa Tiên Sơn (An Phong, Bắc Ninh) phải lòng một tiểu nữ rồi làm nàng có thai, bị nhà sư đuổi đi nơi khác.

Hai vợi chồng đi đến rừng Báng, dừng lại nghỉ. Người chồng khát nước đến chỗ giếng nước giữa rừng uống chẳng may sảy chân ngã chết đuối. Vợ chờ lâu không thấy đến xem thì đất đã đùn lấp giếng. Người phụ nữ xin vào ngủ nhờ ờ Chùa Ứng Tâm gần đấy. Sư trụ trì chùa Ứng Tâm đêm trước nằm mơ thấy Long thần về báo mộng rằng “Ngày mai dọn chùa cho sạch có Hoàng đế đến”.

Tỉnh dậy nhà sư sai chú tiểu quét dọn chùa sạch sẽ. Khi đó chỉ có người đàn bà mang thai đến. Đêm đấy bỗng nhà chúa phát sáng, hương thơm toả ra ngào ngạt, sư trụ trì dậy xem thì người đàn bà đã sinh được một cậu con trai, 2 bàn tay có 4 chữ “Sơn hà xã tắc”. Sau đó trời bỗng nổi trận mưa to, gió lớn, người mẹ sau khi sinh chú bé thì chết và chú bé được nhà chùa nuôi nấng, khi chú bé được 8, 9 tuổi được theo học sư Vạn Hạnh ở Chùa Tiên Sơn. Chú bé đó là Lý Công Uẩn.

Vốn thông minh bẩm sinh, lại được nhập thân văn hoá ở một vùng đất văn minh, văn hiến, lại được sự dạy dỗ của vị cao tăng xuất chúng, Lý Công Uẩn thực sự là người con ưu tú của dân tộc. Ông đã cùng Triều Lý làm rạng danh nước Đại Việt.

Cô Trịnh Thị Hòa lưu ý: Trong quá trình vận dụng đòi hỏi giáo viên phải có sự sáng tạo, linh hoạt trên cơ sở khoa học và điều kiện cụ thể của từng lớp học, tiết học....

Giáo viên cũng có thể sử dụng các câu chuyện lịch sử, các giai thoại lịch sử trong bài ngoại khoá.

Nguyên tắc cần tuân thủ

Để sử dụng các câu chuyện, các giai thoại lịch sử trong dạy học lịch sử một cách hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng dạy học, nâng cao hứng thú học tập cho học sinh, theo cô Trịnh Thị Hòa, giáo viên phải tuân thủ một một số nguyên tắc sau:

Đảm bảo tính cơ bản, khoa học; xác định đúng những câu chuyện có liên quan đến các sự kiện mà bài học cần đáp ứng; đảm bảo tính vừa sức.

Nội dung câu chuyện đưa vào dạy học phải phù hợp với tâm lý lứa tuổi, hoàn cảnh và trình độ nhận thức của học sinh. Ngôn ngữ phải trong sáng, dễ hiểu, biểu cảm... Đồng thời, phát huy tính tích cực của học sinh.

Giáo viên cần phải lựa chọn các câu chuyện lịch sử cho phù hợp với những kiến thức sự kiện lịch sử cơ bản, phục vụ cho bài học để từ đó học sinh hiểu sâu sắc bài học, kích thích sự ham học, khơi dậy nội lực của mình.

Giáo viên sử dụng phương pháp kể chuyện không đơn thuần là để minh hoạ mà còn để cụ thể hoá kiến thức, tái hiện nội dung kiến thức để tạo biểu tượng lịch sử, rút ra bài học lịch sử.

Xem một số câu chuyện, giai thoại lịch sử sử dụng trong dạy học lịch sử ở trường THPT được cô Trịnh Thị Hòa giới thiệu TẠI ĐÂY
Nguồn: giaoducthoidai.vn
 

Bình luận bằng Facebook

Top