Năm học 2020-2021, Sở GD&ĐT Hà Nội vẫn sẽ tổ chức 4 môn thi để tuyển sinh vào lớp 10, gồm 3 môn bắt buộc là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và bài thi thứ tư. Bài thi thứ tư sẽ được chọn ngẫu nhiên, trong các môn: Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Giáo dục công dân, Địa lý. Nội dung thi sẽ gồm các kiến thức trong chương trình mà Bộ GD&ĐT đã tinh giản.
Thầy Nguyễn Trung Nguyên - Giáo viên Hệ thống Giáo dục Hocmai cho biết: Do dịch bệnh Covid-19 đang có diễn biến phức tạp, thời gian nghỉ học kéo dài, chính vì thế, học sinh lớp 9 cần hết sức lưu ý trong việc ôn tập, củng cố lại kiến thức để kịp thời bồi đắp kiến thức bị hổng, chưa hiểu.
Bên cạnh đó, học sinh cần chủ động sắp xếp thời gian, lựa chọn các kênh học tập phù hợp, chất lượng, tránh học tràn lan và tuân thủ lộ trình, kế hoạch học tập đã xây dựng để rút ngắn thời gian ôn luyện, qua đó đạt hiệu quả như mong muốn. Tránh sa đà vào các trò chơi, giải trí như game online, lướt Facebook gây lãng phí thời gian, xao nhãng việc học và ôn thi.
Trong đề thi môn tiếng Anh vào lớp 10, phần câu hỏi về từ đồng nghĩa là dạng câu hỏi khó, thường xuyên xuất hiện trong đề thi. Các câu hỏi về dạng từ đồng nghĩa, trái nghĩa thường có trong phần chọn đáp án đúng nhất để hoàn thành câu và trong phần đọc hiểu. Chính vì vậy, để làm tốt dạng câu hỏi này, học sinh cần nắm được cách làm và cần có vốn từ vựng phong phú.
Trong đề thi, dạng câu hỏi này sẽ được đặt với tiêu đề là “Mark the letter A, B, C, or D on the answer sheet to indicate the word(s) closest in meaning to the underlined word(s) in each of the following questions”.
Đối với dạng câu hỏi này, nếu học sinh không dịch được ý nghĩa của câu văn thì sẽ rất khó để các em lựa chọn được đáp án chính xác. Tuy nhiên, học sinh cũng không nhất thiết phải dịch toàn bộ các từ vựng có trong câu, thay vào đó chỉ dịch những từ “key words” của câu văn.
Từ vựng là yếu tố quyết định để làm tốt dang bài tìm từ đồng nghĩa. Vì vậy, học sinh cần tập trung ôn luyện từ vựng thật tốt. Học sinh nên học các ngữ nghĩa khác nhau của từ. Mặt khác, học thêm các từ, cụm từ đồng nghĩa với từ đó.
“Đây là phần câu hỏi khó với yêu cầu học sinh nắm được cả về ngữ pháp và từ vựng, đặc biệt là khả năng ghi nhớ từ vựng của học sinh. Tuy nhiên, chỉ cần học sinh chăm chỉ và áp dụng các cách học, cách làm bài như thầy đã chia sẻ ở trên là hoàn toàn có thể giành được điểm ở phần từ đồng nghĩa này”, thầy Trung Nguyên nhấn mạnh.
Ngoài ra, để kết quả thi môn tiếng Anh vào lớp 10 đạt điểm số tốt nhất, trong giai đoạn nghỉ học tránh dịch, học sinh lớp 9 cần chú ý luyện đề thường xuyên để làm quen với các dạng câu hỏi có trong đề cũng như ôn tập, bổ sung kiến thức cần thiết cho kỳ thi chuyển cấp quan trọng.
Với chương trình này, học sinh sẽ được rèn luyện kỹ năng, phương pháp làm các dạng bài/ câu hỏi thường xuyên xuất hiện trong đề thi thông qua hệ thống đề thi bám sát cấu trúc đề thi của nhiều tỉnh, thành phố. Từ đó, học sinh sẽ rút ra cho mình kinh nghiệm làm bài, kịp thời bổ sung kiến thức còn thiếu và có phản xạ tốt hơn khi làm bài thi chính thức.
Nguồn: Báo Giáo dục & Thời đại
Thầy Nguyễn Trung Nguyên - Giáo viên Hệ thống Giáo dục Hocmai cho biết: Do dịch bệnh Covid-19 đang có diễn biến phức tạp, thời gian nghỉ học kéo dài, chính vì thế, học sinh lớp 9 cần hết sức lưu ý trong việc ôn tập, củng cố lại kiến thức để kịp thời bồi đắp kiến thức bị hổng, chưa hiểu.
Bên cạnh đó, học sinh cần chủ động sắp xếp thời gian, lựa chọn các kênh học tập phù hợp, chất lượng, tránh học tràn lan và tuân thủ lộ trình, kế hoạch học tập đã xây dựng để rút ngắn thời gian ôn luyện, qua đó đạt hiệu quả như mong muốn. Tránh sa đà vào các trò chơi, giải trí như game online, lướt Facebook gây lãng phí thời gian, xao nhãng việc học và ôn thi.
Trong đề thi môn tiếng Anh vào lớp 10, phần câu hỏi về từ đồng nghĩa là dạng câu hỏi khó, thường xuyên xuất hiện trong đề thi. Các câu hỏi về dạng từ đồng nghĩa, trái nghĩa thường có trong phần chọn đáp án đúng nhất để hoàn thành câu và trong phần đọc hiểu. Chính vì vậy, để làm tốt dạng câu hỏi này, học sinh cần nắm được cách làm và cần có vốn từ vựng phong phú.
Trong đề thi, dạng câu hỏi này sẽ được đặt với tiêu đề là “Mark the letter A, B, C, or D on the answer sheet to indicate the word(s) closest in meaning to the underlined word(s) in each of the following questions”.
Đối với dạng câu hỏi này, nếu học sinh không dịch được ý nghĩa của câu văn thì sẽ rất khó để các em lựa chọn được đáp án chính xác. Tuy nhiên, học sinh cũng không nhất thiết phải dịch toàn bộ các từ vựng có trong câu, thay vào đó chỉ dịch những từ “key words” của câu văn.
Từ vựng là yếu tố quyết định để làm tốt dang bài tìm từ đồng nghĩa. Vì vậy, học sinh cần tập trung ôn luyện từ vựng thật tốt. Học sinh nên học các ngữ nghĩa khác nhau của từ. Mặt khác, học thêm các từ, cụm từ đồng nghĩa với từ đó.
“Đây là phần câu hỏi khó với yêu cầu học sinh nắm được cả về ngữ pháp và từ vựng, đặc biệt là khả năng ghi nhớ từ vựng của học sinh. Tuy nhiên, chỉ cần học sinh chăm chỉ và áp dụng các cách học, cách làm bài như thầy đã chia sẻ ở trên là hoàn toàn có thể giành được điểm ở phần từ đồng nghĩa này”, thầy Trung Nguyên nhấn mạnh.
Ngoài ra, để kết quả thi môn tiếng Anh vào lớp 10 đạt điểm số tốt nhất, trong giai đoạn nghỉ học tránh dịch, học sinh lớp 9 cần chú ý luyện đề thường xuyên để làm quen với các dạng câu hỏi có trong đề cũng như ôn tập, bổ sung kiến thức cần thiết cho kỳ thi chuyển cấp quan trọng.
Với chương trình này, học sinh sẽ được rèn luyện kỹ năng, phương pháp làm các dạng bài/ câu hỏi thường xuyên xuất hiện trong đề thi thông qua hệ thống đề thi bám sát cấu trúc đề thi của nhiều tỉnh, thành phố. Từ đó, học sinh sẽ rút ra cho mình kinh nghiệm làm bài, kịp thời bổ sung kiến thức còn thiếu và có phản xạ tốt hơn khi làm bài thi chính thức.
Nguồn: Báo Giáo dục & Thời đại