Trong quá trình dạy và học, việc ổn định nền nếp lớp học là một việc làm rất cần thiết và không thể thiếu. Tuy thời lượng dành cho hoạt động này không nhiều, không đáng kể nhưng tính quyết định sự thành công của một tiết dạy, giờ dạy rất cao.
Khi gặp những tình huống lớp học chưa được trật tự như trên, tôi đã thực hiện như sau:
Chuẩn bị bài kĩ và cố gắng giảng bài thật hấp dẫn, lựa chọn những khoảng thời gian các em ít chú ý nhất, tôi dừng lại và hỏi: Các em có nghe thầy giảng giải không? Nội dung thầy vừa chia sẻ cho các em là một trong những nội dung trọng tâm của bài học mà các em cần phải nhớ, vậy các em có hiểu và có nhớ không?
Tôi lựa chọn gọi một học sinh trả lời lại những chi tiết mà tôi vừa trình bày. Được chọn là những học sinh nói chuyện riêng với bạn, làm việc riêng, lo ra, nằm dài trên bàn học, tư thế ngồi học không đúng,…
Tất nhiên, kết quả sẽ là: Em thì không biết thầy đang giảng giải điều gì, em thì trả lời đại cho có nên sai ý, có em thì cũng trả lời được một ít, có em trả lời theo ý mà các em đang nói chuyện với bạn không liên quan gì tới nội dung bài học,…
Sau khi nhắc nhở từng em, lưu ý các em về tác hại của việc thiếu tập trung, không lắng nghe trong lớp học, tôi để lại khoảng lặng thật ngắn để học sinh “ngấm”.
Sau đó, tôi ghi nhanh những ý chính lên bảng giúp các em nhớ lâu hơn: Lắng nghe tích cực không chỉ nghe bằng tai mà phải biết kết hợp tất các hoạt động khác trong quá trình lắng nghe:
- Lắng nghe bằng mắt: Mắt quan sát trực tiếp sẽ giúp những hình ảnh nhìn thấy được tồn tại trong não lâu hơn;
- Nghe bằng tư thế: Tư thế nghiêm túc, luôn hướng về người nói sẽ tạo hứng thú cho người nói, họ thấy rằng họ được trân trọng và từ đó họ sẽ nhiệt tình, sáng tạo, sẵn sàng cho ra những ý tưởng hay những hình ảnh đẹp khiến chúng ta ấn tượng khó phai;
- Lắng nghe kết hợp tốt với cử chỉ điệu bộ: Cách lắng nghe này sẽ giúp chúng ta có được những động thái, những thực hành giả định, những mong muốn được thể hiện, chính những yếu tố này giúp ta có sự ghi nhớ tốt và nảy sinh ý định mới cho bản thân;
- Lắng nghe bằng cảm xúc: Những cảm xúc, thường gắn liền với các giác quan của các em, khi các em biết kết hợp tất cả các giác quan trong quá trình lắng nghe như: ngửi, sờ, cảm nhận, .... được biểu lộ đồng hành với những lời nói, lời giảng giải, diễn tả,... của người nói khiến chúng ta rất dễ hòa nhập với người nói vừa tạo cảm hứng cho người nói vừa giúp chúng ta nhớ ngay câu chuyện mà không cần phải học lại,....
Khoảng lặng chỉ hơn 5 phút thôi nhưng trở thành vô cùng ý nghĩa đối với tôi với các học trò thân yêu của tôi. Lắng nghe đã trở thành một kỹ năng không thể thiếu trong đời của các em hki còn ngồi cấp tiểu học. Và “nghe thích cực” đã trở thành từ khóa ấn tượng, có thể nói là chìa khóa đa năng không chỉ giúp tôi thành công trong nghề dạy học mà còn giúp các học trò của tôi sở hữu một kho tàn tri thức.
Trong quá trình giảng dạy tích cực, chắc chắn thầy cô sẽ còn có nhiều từ khóa, nhiều cách làm hay, thiết thực đạt hiệu quả cao. Hãy chia sẻ trong cộng đồng giáo viên để ngành giáo dục nâng tầm cao mới, nghề dạy học mãi là nghề cao quý trong các nghề!
Nguồn: Báo Giáo dục & Thời đại
Khi gặp những tình huống lớp học chưa được trật tự như trên, tôi đã thực hiện như sau:
Chuẩn bị bài kĩ và cố gắng giảng bài thật hấp dẫn, lựa chọn những khoảng thời gian các em ít chú ý nhất, tôi dừng lại và hỏi: Các em có nghe thầy giảng giải không? Nội dung thầy vừa chia sẻ cho các em là một trong những nội dung trọng tâm của bài học mà các em cần phải nhớ, vậy các em có hiểu và có nhớ không?
Tôi lựa chọn gọi một học sinh trả lời lại những chi tiết mà tôi vừa trình bày. Được chọn là những học sinh nói chuyện riêng với bạn, làm việc riêng, lo ra, nằm dài trên bàn học, tư thế ngồi học không đúng,…
Tất nhiên, kết quả sẽ là: Em thì không biết thầy đang giảng giải điều gì, em thì trả lời đại cho có nên sai ý, có em thì cũng trả lời được một ít, có em trả lời theo ý mà các em đang nói chuyện với bạn không liên quan gì tới nội dung bài học,…
Sau khi nhắc nhở từng em, lưu ý các em về tác hại của việc thiếu tập trung, không lắng nghe trong lớp học, tôi để lại khoảng lặng thật ngắn để học sinh “ngấm”.
Sau đó, tôi ghi nhanh những ý chính lên bảng giúp các em nhớ lâu hơn: Lắng nghe tích cực không chỉ nghe bằng tai mà phải biết kết hợp tất các hoạt động khác trong quá trình lắng nghe:
- Lắng nghe bằng mắt: Mắt quan sát trực tiếp sẽ giúp những hình ảnh nhìn thấy được tồn tại trong não lâu hơn;
- Nghe bằng tư thế: Tư thế nghiêm túc, luôn hướng về người nói sẽ tạo hứng thú cho người nói, họ thấy rằng họ được trân trọng và từ đó họ sẽ nhiệt tình, sáng tạo, sẵn sàng cho ra những ý tưởng hay những hình ảnh đẹp khiến chúng ta ấn tượng khó phai;
- Lắng nghe kết hợp tốt với cử chỉ điệu bộ: Cách lắng nghe này sẽ giúp chúng ta có được những động thái, những thực hành giả định, những mong muốn được thể hiện, chính những yếu tố này giúp ta có sự ghi nhớ tốt và nảy sinh ý định mới cho bản thân;
- Lắng nghe bằng cảm xúc: Những cảm xúc, thường gắn liền với các giác quan của các em, khi các em biết kết hợp tất cả các giác quan trong quá trình lắng nghe như: ngửi, sờ, cảm nhận, .... được biểu lộ đồng hành với những lời nói, lời giảng giải, diễn tả,... của người nói khiến chúng ta rất dễ hòa nhập với người nói vừa tạo cảm hứng cho người nói vừa giúp chúng ta nhớ ngay câu chuyện mà không cần phải học lại,....
Khoảng lặng chỉ hơn 5 phút thôi nhưng trở thành vô cùng ý nghĩa đối với tôi với các học trò thân yêu của tôi. Lắng nghe đã trở thành một kỹ năng không thể thiếu trong đời của các em hki còn ngồi cấp tiểu học. Và “nghe thích cực” đã trở thành từ khóa ấn tượng, có thể nói là chìa khóa đa năng không chỉ giúp tôi thành công trong nghề dạy học mà còn giúp các học trò của tôi sở hữu một kho tàn tri thức.
Trong quá trình giảng dạy tích cực, chắc chắn thầy cô sẽ còn có nhiều từ khóa, nhiều cách làm hay, thiết thực đạt hiệu quả cao. Hãy chia sẻ trong cộng đồng giáo viên để ngành giáo dục nâng tầm cao mới, nghề dạy học mãi là nghề cao quý trong các nghề!
Nguồn: Báo Giáo dục & Thời đại