Đăng kí hết và học đủ “môn chung” trong 2 năm học đầu tiên, 2 năm sau, Minh Nguyệt tập trung học môn chuyên ngành. Cô gái này đã hoàn thành các môn chung với số điểm tuyệt đối 4.0/4.0. Minh Nguyệt đã chia sẻ phương pháp học tập đối với những môn "khó nhằn"
“Môn chung” là gì?
Môn chung được sinh viên hiểu là môn học mà toàn trường đều phải học chung bất kể bạn ở chuyên ngành nào.
Ví dụ: các môn chính trị (nguyên lí 1-2, tư tưởng, đường lối), các môn tự chọn (toán cao cấp, thống kê, logic, tiếng việt thực hành,...)
Thời gian học môn chung là 4 năm tại trường, nhưng việc học tín chỉ khiến sinh viên được đăng ký môn học nên hầu hết các bạn trẻ sẽ cố gắng hoàn thành trong 2 năm đầu, để 2 năm sau hoàn thành các môn chuyên ngành.
Theo Nguyệt, dù môn chung là các môn khó và trừu tượng đối với sinh viên nhưng nếu không học thì sẽ không cái nền, cái cốt lõi để đi đến các môn chuyên ngành.
“Môn chung” khó không?
Nguyệtđược 4.0/4.0 GPA môn chung, một vài môn được 10.00/10.00. Minh Nguyệt cho rằng, môn chung không khó như nhiều sinh viên vẫn nghĩ, nếu có một thái độ học tập thực sự "Nếu yêu thích môn học đó và chịu khó tìm hiểu về nó thì mỗi môn học đều có những điều rất thú vị.
Đặc biệt, những môn chung còn cho sinh viên biết được những kiến thức bổ ích mà trước đây chưa từng được biết đến. Và khi có một thái độ học tập đúng đắn thì mông chung cực kỳ đơn giản" - Minh Nguyệt chia sẻ.
Phương pháp đạt 4.0 GPA từng môn chung
Người học không được chủ quan. Đây là yếu tố quan trọng bởi khi nghĩ rằng môn chung không quá cần thiết thì đương nhiên bạn sẽ có kết quả không như mong muốn.
Người học cần coi trọng tất cả đầu điểm. Mỗi đầu điểm đều đánh giá ở bản thân sự nỗ lực. Đây cũng chính là yếu tố đánh giá được thái độ học tập với môn học. Các bài tập nhóm, nâng cao kĩ năng teamwork của bản thân cũng sẽ được thể hiện ở các đầu điểm.
Sinh viên cần ôn tập một cách khoa học. Mỗi người sẽ có cách ôn tập riêng, và không phải cách nào cũng giống nhau và hiệu quả. Kinh nghiệm của Minh Nguyệt là cần ghi chép bài đầy đủ bởi nó sẽ khiến mình nhớ lâu hơn việc mượn sách để chép lại.
Cần có những phiếu tổng hợp theo từng chương, dùng sơ đồ cây để tạo ra các từ khóa giúp người học dễ học hơn. Khi nhìn vào từ khóa có thể tưởng tượng và hiểu ngay bài học đó về vấn đề gì.
Đối với môn toán cao cấp hay thống kê nên tổng hợp theo dạng bài và làm bài tập chăm chỉ theo các dạng bài đó.Việc hỏi lại bài thầy cô hoặc bạn bè cũng là cách trao đổi khiến người học nhớ lâu hơn, dễ học hơn.
Với các môn cần học thuộc, Nguyệt áp dụng chiến lược 15-5-15 tức là 15p học thuộc, rồi 5p nghỉ và lại 15p học. Với cách học này, cô gái trẻ không cảm thấy áp lực hay căng thẳng và cũng vì thế mà hiệu quả hơn.
Ngọc Trang
Nguồn: Báo Giáo dục & Thời đại
“Môn chung” là gì?
Môn chung được sinh viên hiểu là môn học mà toàn trường đều phải học chung bất kể bạn ở chuyên ngành nào.
Ví dụ: các môn chính trị (nguyên lí 1-2, tư tưởng, đường lối), các môn tự chọn (toán cao cấp, thống kê, logic, tiếng việt thực hành,...)
Thời gian học môn chung là 4 năm tại trường, nhưng việc học tín chỉ khiến sinh viên được đăng ký môn học nên hầu hết các bạn trẻ sẽ cố gắng hoàn thành trong 2 năm đầu, để 2 năm sau hoàn thành các môn chuyên ngành.
Theo Nguyệt, dù môn chung là các môn khó và trừu tượng đối với sinh viên nhưng nếu không học thì sẽ không cái nền, cái cốt lõi để đi đến các môn chuyên ngành.
“Môn chung” khó không?
Nguyệtđược 4.0/4.0 GPA môn chung, một vài môn được 10.00/10.00. Minh Nguyệt cho rằng, môn chung không khó như nhiều sinh viên vẫn nghĩ, nếu có một thái độ học tập thực sự "Nếu yêu thích môn học đó và chịu khó tìm hiểu về nó thì mỗi môn học đều có những điều rất thú vị.
Đặc biệt, những môn chung còn cho sinh viên biết được những kiến thức bổ ích mà trước đây chưa từng được biết đến. Và khi có một thái độ học tập đúng đắn thì mông chung cực kỳ đơn giản" - Minh Nguyệt chia sẻ.
Phương pháp đạt 4.0 GPA từng môn chung
Người học không được chủ quan. Đây là yếu tố quan trọng bởi khi nghĩ rằng môn chung không quá cần thiết thì đương nhiên bạn sẽ có kết quả không như mong muốn.
Người học cần coi trọng tất cả đầu điểm. Mỗi đầu điểm đều đánh giá ở bản thân sự nỗ lực. Đây cũng chính là yếu tố đánh giá được thái độ học tập với môn học. Các bài tập nhóm, nâng cao kĩ năng teamwork của bản thân cũng sẽ được thể hiện ở các đầu điểm.
Sinh viên cần ôn tập một cách khoa học. Mỗi người sẽ có cách ôn tập riêng, và không phải cách nào cũng giống nhau và hiệu quả. Kinh nghiệm của Minh Nguyệt là cần ghi chép bài đầy đủ bởi nó sẽ khiến mình nhớ lâu hơn việc mượn sách để chép lại.
Cần có những phiếu tổng hợp theo từng chương, dùng sơ đồ cây để tạo ra các từ khóa giúp người học dễ học hơn. Khi nhìn vào từ khóa có thể tưởng tượng và hiểu ngay bài học đó về vấn đề gì.
Đối với môn toán cao cấp hay thống kê nên tổng hợp theo dạng bài và làm bài tập chăm chỉ theo các dạng bài đó.Việc hỏi lại bài thầy cô hoặc bạn bè cũng là cách trao đổi khiến người học nhớ lâu hơn, dễ học hơn.
Với các môn cần học thuộc, Nguyệt áp dụng chiến lược 15-5-15 tức là 15p học thuộc, rồi 5p nghỉ và lại 15p học. Với cách học này, cô gái trẻ không cảm thấy áp lực hay căng thẳng và cũng vì thế mà hiệu quả hơn.
Ngọc Trang
Nguồn: Báo Giáo dục & Thời đại