Bí mật giấu kín về ghế rồng vương giả trong Tử Cấm Thành

Khánh Linh

Điều hành viên
Thành viên BQT
#1
Tử Cấm Thành hay còn gọi Cố Cung và nơi ở của 24 vị hoàng đế, gồm 14 vị vua triều Minh và 10 hoàng đế triều Thanh. Nằm trên diện tích 720.000 m2, bên trong cung điện hoàng gia lộng lẫy này có 9.999 căn phòng.Mỗi năm, hàng triệu du khách ghé thăm Tử Cấm Thành để tìm hiểu kiến trúc, các giá trị văn hóa - lịch sử... Du khách có thể tham quan nhiều nơi bên trong cung điện tráng lệ. Thế nhưng, một số nơi không mở cửa cho du khách tham quan, bao gồm Chính điện.Bên trong Chính điện ở Tử Cấm Thành có một ghế rồng vương giả của bậc đế vương đặt ở chính giữa. Hoàng đế ngồi trên chiếc ghế này khi thiết triều, bàn bạc chuyện chính trị với văn võ bá quan.Theo các nhà nghiên cứu lịch sử, ghế rồng tượng trưng cho quyền uy của hoàng đế. Chỉ có nhà vua mới có thể ngồi trên chiếc ghế này. Bất cứ kẻ nào cả gan ngồi lên ghế rồng của hoàng đế đều bị trừng trị nghiêm khắc.Ghế rồng gây ấn tượng mạnh khi được chạm khắc hình ảnh loài rồng và màu vàng lộng lẫy.Nhiều người tò mò không biết ghế rồng bên trong Tử Cấm Thành được làm bằng gỗ rồi mạ vàng lên hay toàn bộ ghế làm từ vàng ròng.Trước bí ẩn này, các nhà nghiên cứu đi tìm lời giải. Dưới thời phong kiến, hoàng đế là người đứng đầu đất nước, nắm trong tay quyền lực và tài lực lớn nhất.Theo đó, hoàng đế sở hữu lượng lớn vàng bạc châu báu. Việc làm một chiếc ghế rồng hoàn toàn bằng vàng ròng là điều hoàn toàn có thể. Thế nhưng, việc ngồi trên ghế rồng bằng vàng ròng suốt thời gian dài sẽ không thoải mái cũng như không tốt cho sức khỏe.Vì vậy, ghế rồng của hoàng đế Trung Quốc đều được làm bằng gỗ sau đó mạ một lớp vàng ở bên ngoài.Gỗ dùng để đóng ghế rồng có tên nanmu. Đây là một loại gỗ quý có lõi màu vàng, tỏa ra mùi thơm thoang thoảng và rất bền. Thêm nữa, loại gỗ này có độ bóng cao và không bị các loại côn trùng, nấm mốc "tấn công". Chính vì vậy, loại gỗ quý nanmu chỉ dành cho tầng lớp quan lại, quý tộc và hoàng tộc để chế tác thành ghế, giường, bàn, tủ... Mời độc giả xem video: Trung Quốc yêu cầu Ban giám hiệu ăn cùng học sinh. Nguồn: THDT.


Tử Cấm Thành hay còn gọi Cố Cung và nơi ở của 24 vị hoàng đế, gồm 14 vị vua triều Minh và 10 hoàng đế triều Thanh. Nằm trên diện tích 720.000 m2, bên trong cung điện hoàng gia lộng lẫy này có 9.999 căn phòng.


Mỗi năm, hàng triệu du khách ghé thăm Tử Cấm Thành để tìm hiểu kiến trúc, các giá trị văn hóa - lịch sử... Du khách có thể tham quan nhiều nơi bên trong cung điện tráng lệ. Thế nhưng, một số nơi không mở cửa cho du khách tham quan, bao gồm Chính điện.


Bên trong Chính điện ở Tử Cấm Thành có một ghế rồng vương giả của bậc đế vương đặt ở chính giữa. Hoàng đế ngồi trên chiếc ghế này khi thiết triều, bàn bạc chuyện chính trị với văn võ bá quan.


Theo các nhà nghiên cứu lịch sử, ghế rồng tượng trưng cho quyền uy của hoàng đế. Chỉ có nhà vua mới có thể ngồi trên chiếc ghế này. Bất cứ kẻ nào cả gan ngồi lên ghế rồng của hoàng đế đều bị trừng trị nghiêm khắc.


Ghế rồng gây ấn tượng mạnh khi được chạm khắc hình ảnh loài rồng và màu vàng lộng lẫy.


Nhiều người tò mò không biết ghế rồng bên trong Tử Cấm Thành được làm bằng gỗ rồi mạ vàng lên hay toàn bộ ghế làm từ vàng ròng.


Trước bí ẩn này, các nhà nghiên cứu đi tìm lời giải. Dưới thời phong kiến, hoàng đế là người đứng đầu đất nước, nắm trong tay quyền lực và tài lực lớn nhất.


Theo đó, hoàng đế sở hữu lượng lớn vàng bạc châu báu. Việc làm một chiếc ghế rồng hoàn toàn bằng vàng ròng là điều hoàn toàn có thể. Thế nhưng, việc ngồi trên ghế rồng bằng vàng ròng suốt thời gian dài sẽ không thoải mái cũng như không tốt cho sức khỏe.


Vì vậy, ghế rồng của hoàng đế Trung Quốc đều được làm bằng gỗ sau đó mạ một lớp vàng ở bên ngoài.


Gỗ dùng để đóng ghế rồng có tên nanmu. Đây là một loại gỗ quý có lõi màu vàng, tỏa ra mùi thơm thoang thoảng và rất bền. Thêm nữa, loại gỗ này có độ bóng cao và không bị các loại côn trùng, nấm mốc "tấn công". Chính vì vậy, loại gỗ quý nanmu chỉ dành cho tầng lớp quan lại, quý tộc và hoàng tộc để chế tác thành ghế, giường, bàn, tủ...


Mời độc giả xem video: Trung Quốc yêu cầu Ban giám hiệu ăn cùng học sinh. Nguồn: THDT.
Nguồn: Báo điện tử Kiến Thức
 

Bình luận bằng Facebook

Top