Bí ẩn những trường hợp mắc hội chứng nàng tiên cá

Khánh Linh

Điều hành viên
Thành viên BQT
#1
Nàng tiên cá với cơ thể nửa thân trên là một phụ nữ và nửa thân dưới của loài cá là sinh vật bí ẩn khiến giới khoa học tò mò. Các chuyên gia đặt tên cho một căn bệnh hiếm gặp ở trẻ sơ sinh là hội chứng nàng tiên cá (Mermaid Shydrom).Theo giới chuyên gia, tỷ lệ trẻ sơ sinh trên thế giới mắc hội chứng nàng tiên cá là 1/70.000 trường hợp.Ngay từ khi chào đời, những đứa trẻ mắc hội chứng nàng tiên cá có hai chân dính liền khiến nhiều người cho rằng giống như đuôi của người cá.Những trường hợp mắc căn bệnh hiếm gặp trên thường có cơ quan nội tạng bị tổn thương nặng như thiếu thận, hậu môn...Do đó, nhiều trẻ em mắc hội chứng nàng tiên cá tử vong sau khi chào đời vài ngày hay vài tháng.Tuy nhiên, y học cũng ghi nhận một vài trường hợp mắc hội chứng nàng tiên cá sống sót đến tuổi trưởng thành nhờ thực hiện phẫu thuật tách chân.Trong số này, nổi tiếng là năm 2005, các y bác sĩ tiến hành phẫu thuật tách chân cho bé Milagros Cerron, 2 tuổi, sống ở Peru.Do có 2 chân dính liền nhau như đuôi của nàng tiên cá nên em còn có khuyết tật khác là chỉ có một quả thận và một kênh chung cho tuyến tiêu hóa và cơ quan sinh dục.Tham gia ca phẫu thuật của Milagros có các bác sĩ hàng đầu về tim mạch, chỉnh hình, chấn thương, thần kinh, phụ khoa và nhi khoa. Thành công của ca phẫu thuật giúp trường hợp mắc hội chứng nàng tiên cá này có thể đi lại bình thường như mọi người.Nhờ vậy, Milagros hòa nhập cuộc sống bình thường, vô tư chạy nhảy, chơi đùa như bao bạn bè đồng trang lứa. Các chuyên gia cũng hy vọng thông qua những tiến bộ về y học và khoa học công nghệ, tỷ lệ người mắc hội chứng nàng tiên cá sẽ ngày càng giảm để trẻ em sinh ra đều khỏe mạnh. Mời độc giả xem video: Học viện tiên cá ở Philippines. Nguồn: VTV1.


Nàng tiên cá với cơ thể nửa thân trên là một phụ nữ và nửa thân dưới của loài cá là sinh vật bí ẩn khiến giới khoa học tò mò. Các chuyên gia đặt tên cho một căn bệnh hiếm gặp ở trẻ sơ sinh là hội chứng nàng tiên cá (Mermaid Shydrom).


Theo giới chuyên gia, tỷ lệ trẻ sơ sinh trên thế giới mắc hội chứng nàng tiên cá là 1/70.000 trường hợp.


Ngay từ khi chào đời, những đứa trẻ mắc hội chứng nàng tiên cá có hai chân dính liền khiến nhiều người cho rằng giống như đuôi của người cá.


Những trường hợp mắc căn bệnh hiếm gặp trên thường có cơ quan nội tạng bị tổn thương nặng như thiếu thận, hậu môn...


Do đó, nhiều trẻ em mắc hội chứng nàng tiên cá tử vong sau khi chào đời vài ngày hay vài tháng.


Tuy nhiên, y học cũng ghi nhận một vài trường hợp mắc hội chứng nàng tiên cá sống sót đến tuổi trưởng thành nhờ thực hiện phẫu thuật tách chân.


Trong số này, nổi tiếng là năm 2005, các y bác sĩ tiến hành phẫu thuật tách chân cho bé Milagros Cerron, 2 tuổi, sống ở Peru.


Do có 2 chân dính liền nhau như đuôi của nàng tiên cá nên em còn có khuyết tật khác là chỉ có một quả thận và một kênh chung cho tuyến tiêu hóa và cơ quan sinh dục.


Tham gia ca phẫu thuật của Milagros có các bác sĩ hàng đầu về tim mạch, chỉnh hình, chấn thương, thần kinh, phụ khoa và nhi khoa. Thành công của ca phẫu thuật giúp trường hợp mắc hội chứng nàng tiên cá này có thể đi lại bình thường như mọi người.


Nhờ vậy, Milagros hòa nhập cuộc sống bình thường, vô tư chạy nhảy, chơi đùa như bao bạn bè đồng trang lứa. Các chuyên gia cũng hy vọng thông qua những tiến bộ về y học và khoa học công nghệ, tỷ lệ người mắc hội chứng nàng tiên cá sẽ ngày càng giảm để trẻ em sinh ra đều khỏe mạnh.


Mời độc giả xem video: Học viện tiên cá ở Philippines. Nguồn: VTV1.
Nguồn: Báo điện tử Kiến Thức
 

Bình luận bằng Facebook

Top