Bí ẩn không giải về Thành Cát Tư Hãn, chuyên gia cũng "bó tay"

Khánh Linh

Điều hành viên
Thành viên BQT
#1
Theo những ghi chép trong sử sách, Thành Cát Tư Hãn tên thật là Thiết Mộc Chân. Ông sinh năm 1162 và mất vào năm 1227. Ông là con trai thứ 3 của Dã Tốc Cai, một nhà lãnh đạo của gia tộc Bột Nhi Chỉ Cân.Năm Thiết Mộc Chân 9 tuổi, trong một lần đi với cha ông, hai người đã bắt gặp bộ tộc Tatar, một tộc người đang có thù oán lớn với gia tộc Bột Nhi Chỉ Cân. Cuối cùng cha ông đã bị giết hại. Thiết Mộc Chân buộc phải gánh lấy sứ mạng của một tộc trưởng.Tuy nhiên sau đó, ông và gia đình bị đuổi khỏi tộc, sống một cuộc đời khổ cực, nhiều gian truân. Nhưng cũng nhờ đó mà Mộc Chân đã tôi luyện cho mình ý chí vô cùng sắt thép.Thời bấy giờ, các bộ lạc xảy ra rất nhiều mâu thuẫn, ân oán, thù ghét với nhau. Việc thống nhất các bộ lạc Mông Cổ là điều gần như không thể. Nhưng đến năm 1206, Thiết Mộc Chân đã làm được điều đó.Sau khi thống nhất toàn bộ các bộ lạc trên thảo nguyên Mông Cổ, các tướng lĩnh Mông Cổ đã mở hội nghị Khố Lý Đài, tôn Thiết Mộc Chân làm Đại Hãn, lấy hiệu là Thành Cát Tư Hãn, có nghĩa là "Vua của cả thế giới".Tuy là một nhân vật nổi tiếng trong lịch sử nhưng ngoại hình của Thành Cát Tư Hãn rất ít khi được nhắc đến trong sử sách. Hầu hết các bức chân dung về ông hiện nay đều do các nghệ nhân mô phỏng theo tư liệu ít ỏi còn sót lại. Vì vậy, ngoại hình của ông cũng là một bí ẩn lớn với nhân loại.Tiếp theo là đời sống tình ái có phần kì lạ của Thành Cát Tư Hãn. Ông nổi tiếng với sở thích chọn thê thiếp vô cùng đặc biệt. Mỗi một vùng đất mà quân Mông Cổ xâm chiếm, ông đều yêu cầu dâng hiến những người phụ nữ xinh đẹp và gợi cảm nhất.Tiêu chí của ông là mũi nhỏ, hông tròn, tóc dài mượt, môi đỏ và giọng nói du dương. Không những thế, thủ lĩnh đế chế Mông Cổ còn nạp cả vợ và con gái của kẻ địch làm thê thiếp.Cái chết của Thành Cát Tư Hãn cũng là một bí ẩn khiến các nhà sử học đau đầu. Trên thực tế có rất nhiều ghi chép khác nhau về việc Thành Cát Tư Hãn chết như thế nào. Tuy nhiên, 4 ghi chép dưới đây về cái chết của nhà quân sự đại tài được coi là phổ biến nhất.1. Bị ám sát. Căn cứ vào cuốn "Mông Cổ Nguyên Lưu" của nhà Thanh, khi Thành Cát Tư Hãn xâm chiếm Tây Hạ, để tránh cho đất nước bị diệt vong, công chúa nhà Thanh đã đồng ý dâng hiến cho ông. Trong đêm tân hôn, cô đã nhân lúc Thành Cát Tư Hãn đang ngủ mà giết chết ông.2. Bị hạ độc. Theo cuốn sách "Những chuyến du ký của Marco Polo", Thành Cát Tư Hãn đã để lại di chiếu sẽ truyền ngôi cho con trai của ông là Oa Khoát Đài. Thế nhưng, sau đó Oa Khoát Đài thấy cha rất yêu thích người con út là Đà Lôi. Oa Khoát Đài cảm thấy khả năng kế thừa ngôi vị của mình bị lung lay nên đã ra tay đầu độc cha mình.3. Ngã ngựa chết: Theo cuốn sách "Nguyên Triều Mật Sử", vào mùa thu năm 1226, Thành Cát Tư Hãn khi đang cưỡi ngựa đi săn thì vô tình gặp đàn ngựa rừng khiến con ngựa ông cưỡi bị hoảng sợ. Nó lồng lên khiến cho Thành Cát Tư Hãn bị ngã và sau đó ốm nặng.Dù các tướng lĩnh đi cùng khuyên ông về chữa bệnh rồi tấn công vào Tây Hạ nhưng ông sợ bị chê cười nên đã quyết ở lại đó. Vì thế, bệnh của ông ngày càng nặng và qua đời.4. Bị sét đánh chết: Theo phiên bản của giáo chủ Cabine, đại sứ của Giáo hoàng La Mã thì Thành Cát Tư Hãn qua đời là do bị sét đánh chết. Cũng vì thế mà người Mông Cổ thường rất sợ hãi mỗi khi trời mưa có sấm sét.Bí ẩn tiếp theo là vị trí lăng mộ của Thành Cát Tư Hãn. Trong nhiều năm, các đoàn khảo cổ của Trung Quốc cũng như nhiều nước trên thế giới đã bỏ ra rất nhiều công sức tìm kiếm lăng mộ Thành Cát Tư Hãn nhưng đều không thu được kết quả gì.Theo số liệu thống kê của các chuyên gia Trung Quốc, hơn 200 năm qua đã có trên 100 đoàn khảo cổ với trang bị tối tân nhất tham gia tìm lăng mộ của Thành Cát Tư Hãn.Giới sử học Trung Quốc lập luận rằng Thành Cát Tư Hãn đã ở núi Lục Bàn trong những tháng cuối đời và qua đời tại đây. Hơn nữa khi ông chết là mùa hè nên thi hài rất khó để vận chuyển đi xa.Trong khi đó, nhiều nhà sử học nước ngoài lại nghi vấn rằng lăng mộ Thành Cát Tư Hãn được đặt tại Mông Cổ. Nhưng tới nay vẫn không thể tìm thấy là do phong tục chôn cất của người Mông Cổ, đó là san phẳng mộ rồi trồng cây cỏ lên trên để xóa sạch dấu vết.Cuộc đời của Thành Cát Tư Hãn vẫn còn rất nhiều bí ẩn chưa được giải đáp nhưng chúng ta vẫn không thể phủ nhận rằng ông là một vị tướng huyền thoại của Mông Cổ và là người đã để lại nhiều thành tựu vĩ đại về chính trị, quân sự cho nhân loại.


Theo những ghi chép trong sử sách, Thành Cát Tư Hãn tên thật là Thiết Mộc Chân. Ông sinh năm 1162 và mất vào năm 1227. Ông là con trai thứ 3 của Dã Tốc Cai, một nhà lãnh đạo của gia tộc Bột Nhi Chỉ Cân.


Năm Thiết Mộc Chân 9 tuổi, trong một lần đi với cha ông, hai người đã bắt gặp bộ tộc Tatar, một tộc người đang có thù oán lớn với gia tộc Bột Nhi Chỉ Cân. Cuối cùng cha ông đã bị giết hại. Thiết Mộc Chân buộc phải gánh lấy sứ mạng của một tộc trưởng.


Tuy nhiên sau đó, ông và gia đình bị đuổi khỏi tộc, sống một cuộc đời khổ cực, nhiều gian truân. Nhưng cũng nhờ đó mà Mộc Chân đã tôi luyện cho mình ý chí vô cùng sắt thép.


Thời bấy giờ, các bộ lạc xảy ra rất nhiều mâu thuẫn, ân oán, thù ghét với nhau. Việc thống nhất các bộ lạc Mông Cổ là điều gần như không thể. Nhưng đến năm 1206, Thiết Mộc Chân đã làm được điều đó.


Sau khi thống nhất toàn bộ các bộ lạc trên thảo nguyên Mông Cổ, các tướng lĩnh Mông Cổ đã mở hội nghị Khố Lý Đài, tôn Thiết Mộc Chân làm Đại Hãn, lấy hiệu là Thành Cát Tư Hãn, có nghĩa là "Vua của cả thế giới".


Tuy là một nhân vật nổi tiếng trong lịch sử nhưng ngoại hình của Thành Cát Tư Hãn rất ít khi được nhắc đến trong sử sách. Hầu hết các bức chân dung về ông hiện nay đều do các nghệ nhân mô phỏng theo tư liệu ít ỏi còn sót lại. Vì vậy, ngoại hình của ông cũng là một bí ẩn lớn với nhân loại.


Tiếp theo là đời sống tình ái có phần kì lạ của Thành Cát Tư Hãn. Ông nổi tiếng với sở thích chọn thê thiếp vô cùng đặc biệt. Mỗi một vùng đất mà quân Mông Cổ xâm chiếm, ông đều yêu cầu dâng hiến những người phụ nữ xinh đẹp và gợi cảm nhất.


Tiêu chí của ông là mũi nhỏ, hông tròn, tóc dài mượt, môi đỏ và giọng nói du dương. Không những thế, thủ lĩnh đế chế Mông Cổ còn nạp cả vợ và con gái của kẻ địch làm thê thiếp.


Cái chết của Thành Cát Tư Hãn cũng là một bí ẩn khiến các nhà sử học đau đầu. Trên thực tế có rất nhiều ghi chép khác nhau về việc Thành Cát Tư Hãn chết như thế nào. Tuy nhiên, 4 ghi chép dưới đây về cái chết của nhà quân sự đại tài được coi là phổ biến nhất.


1. Bị ám sát. Căn cứ vào cuốn "Mông Cổ Nguyên Lưu" của nhà Thanh, khi Thành Cát Tư Hãn xâm chiếm Tây Hạ, để tránh cho đất nước bị diệt vong, công chúa nhà Thanh đã đồng ý dâng hiến cho ông. Trong đêm tân hôn, cô đã nhân lúc Thành Cát Tư Hãn đang ngủ mà giết chết ông.


2. Bị hạ độc. Theo cuốn sách "Những chuyến du ký của Marco Polo", Thành Cát Tư Hãn đã để lại di chiếu sẽ truyền ngôi cho con trai của ông là Oa Khoát Đài. Thế nhưng, sau đó Oa Khoát Đài thấy cha rất yêu thích người con út là Đà Lôi. Oa Khoát Đài cảm thấy khả năng kế thừa ngôi vị của mình bị lung lay nên đã ra tay đầu độc cha mình.


3. Ngã ngựa chết: Theo cuốn sách "Nguyên Triều Mật Sử", vào mùa thu năm 1226, Thành Cát Tư Hãn khi đang cưỡi ngựa đi săn thì vô tình gặp đàn ngựa rừng khiến con ngựa ông cưỡi bị hoảng sợ. Nó lồng lên khiến cho Thành Cát Tư Hãn bị ngã và sau đó ốm nặng.


Dù các tướng lĩnh đi cùng khuyên ông về chữa bệnh rồi tấn công vào Tây Hạ nhưng ông sợ bị chê cười nên đã quyết ở lại đó. Vì thế, bệnh của ông ngày càng nặng và qua đời.


4. Bị sét đánh chết: Theo phiên bản của giáo chủ Cabine, đại sứ của Giáo hoàng La Mã thì Thành Cát Tư Hãn qua đời là do bị sét đánh chết. Cũng vì thế mà người Mông Cổ thường rất sợ hãi mỗi khi trời mưa có sấm sét.


Bí ẩn tiếp theo là vị trí lăng mộ của Thành Cát Tư Hãn. Trong nhiều năm, các đoàn khảo cổ của Trung Quốc cũng như nhiều nước trên thế giới đã bỏ ra rất nhiều công sức tìm kiếm lăng mộ Thành Cát Tư Hãn nhưng đều không thu được kết quả gì.


Theo số liệu thống kê của các chuyên gia Trung Quốc, hơn 200 năm qua đã có trên 100 đoàn khảo cổ với trang bị tối tân nhất tham gia tìm lăng mộ của Thành Cát Tư Hãn.


Giới sử học Trung Quốc lập luận rằng Thành Cát Tư Hãn đã ở núi Lục Bàn trong những tháng cuối đời và qua đời tại đây. Hơn nữa khi ông chết là mùa hè nên thi hài rất khó để vận chuyển đi xa.


Trong khi đó, nhiều nhà sử học nước ngoài lại nghi vấn rằng lăng mộ Thành Cát Tư Hãn được đặt tại Mông Cổ. Nhưng tới nay vẫn không thể tìm thấy là do phong tục chôn cất của người Mông Cổ, đó là san phẳng mộ rồi trồng cây cỏ lên trên để xóa sạch dấu vết.


Cuộc đời của Thành Cát Tư Hãn vẫn còn rất nhiều bí ẩn chưa được giải đáp nhưng chúng ta vẫn không thể phủ nhận rằng ông là một vị tướng huyền thoại của Mông Cổ và là người đã để lại nhiều thành tựu vĩ đại về chính trị, quân sự cho nhân loại.
Nguồn: Báo điện tử Kiến Thức
 

Bình luận bằng Facebook

Top