Gần 2 tháng kể từ khi chính thức công bố dịch, đến lúc này Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã thừa nhận không thể khống chế được sự lây lan của đại dịch cúm A/H1N1 trên quy mô toàn cầu. WHO một lần nữa triệu tập các chuyên gia hàng đầu thế giới để họp bàn, nhằm điều chỉnh tên gọi, biện pháp phòng chống cũng như các khuyến cáo phòng chống bệnh cho phù hợp với tình hình mới...
Đó là những thông tin được đưa ra tại ahội thảo chia sẻ kinh nghiệm điều trị cúm A đại dịch H1N1, do Bộ Y tế tổ chức ngày 14/7, tại Hà Nội.
Số bệnh nhân trong thực tế cao gấp 30 lần báo cáo
Kể từ cuối tuần trước, WHO chính thức đổi tên gọi từ dịch cúm A/H1N1 thành dịch cúm A đại dịch H1N1, hay gọi cụ thể hơn là đại dịch cúm A/H1N1/2009. Các chuyên gia cho rằng, sự thay đổi này nhằm đưa ra một tên gọi giúp cộng đồng hiểu chính xác về dịch bệnh, không gây hiểu nhầm về mặt địa dư, thời gian, về bản chất virus gây bệnh và nhất là phân biệt được giữa cúm A/H1N1 đại dịch với cúm A/H1N1 thông thường, cúm mùa.
Diễn tập phòng chống cúm A/H1N1 tại Hà Nội - ảnh: VTV)
Theo PGS.TS Nguyễn Trần Hiển - Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, WHO ước tính, số ca mắc cúm A/H1N1 ghi nhận được qua xét nghiệm chỉ là phần nhỏ, bởi số bệnh nhân mắc trong thực tế nhưng không được phát hiện, không đến cơ sở y tế để khám lớn hơn nhiều lần. ở Hoa Kỳ, trong tháng 6 người ta dự kiến nước này có khoảng hơn 1 triệu người mắc cúm A/H1N1, nhưng thực tế đến thời điểm này, số bệnh nhân thực mắc cao gấp 30 lần so với số báo cáo.
Tại Việt Nam , đại dịch cúm A/H1N1/09 hiện vẫn ở giai đoạn 2A, nghĩa là giai đoạn gồm chủ yếu các ca bệnh xâm nhập, chưa có sự lây lan dịch trong cộng đồng. TS Nicole Smith, đại diện WHO Việt Nam cho rằng, hầu hết bệnh nhân cúm A/H1N1 ở Việt Nam thuộc dạng cúm nhẹ hoặc trung bình, ít biến chứng nặng. Tuy nhiên, đại dịch cúm A/H1N1 đang lan rộng với 137 nước/vùng lãnh thổ có bệnh nhân.
Virus cúm A/H1N1 đại dịch được nhận định là dễ thay đổi, khó nắm bắt và rất nhiều khả năng sẽ có biến đổi trong một vài tháng tới. Do đó, lúc này Việt Nam cũng như các nước trên thế giới cần chuẩn bị sẵn các chiến lược để đối phó với tình hình.
Bỏ giám sát cửa khẩu, xét nghiệm đại trà?
Thêm 2 trường hợp cúm A/H1N1 phản ứng chậm với Tamiflu
Ngày 14/7, PGS.TS Trần Tịnh Hiền - BV Bệnh Nhiệt đới TP Hồ Chí Minh cho biết, có 2 bệnh nhân mắc cúm A/H1N1 đã điều trị qua 7 ngày tại BV, đã hết sốt và sức khỏe ổn định nhưng xét nghiệm vẫn cho kết quả dương tính với cúm A/H1N1.
Đó là bệnh nhân nam 21 tuổi và nữ 15 tuổi, học sinh Mỹ gốc Việt, ở San Jose CA, về nước ngày 29/6 và nhập viện với triệu chứng cúm, sốt 40 độ C. Trước đó, tại Viện Các bệnh truyền nhiễm và nhiệt đới Quốc gia cũng có 2 bệnh nhân mắc cúm A/H1N1 đã điều trị 9 ngày vẫn có kết quả dương tính với cúm A/H1N1. Hiện 4 bệnh nhân đều đã được khẳng định âm tính.
Theo TS. Hiền, Bộ Y tế cần có hướng dẫn điều trị cho bệnh nhân phản ứng chậm với Tamiflu (còn dương tính với virus cúm A/H1N1 sau 7 ngày điều trị), bởi thế giới chỉ khuyến cáo dùng Tamiflu trong 5 ngày điều trị, nếu không khỏi phải dùng tiếp 5 ngày điều trị nữa.
Thành công của Việt Nam trong việc “cầm cự” được đến 45 ngày trước khi để dịch cúm A/H1N1 xâm nhập và “cầm cự” chưa để xảy ra tình trạng dịch cúm A/H1N1 lây lan rộng trong cộng đồng sau khi có dịch được thế giới đánh giá rất cao.
Đó là nhờ chúng ta đã triển khai tốt việc kiểm soát cửa khẩu biên giới, sàng lọc những người có sốt qua cửa khẩu; phát hiện sớm, cách ly kịp thời các ca mắc, nghi mắc cúm A/H1N1; theo dõi những người tiếp xúc với bệnh nhân có chẩn đoán dương tính để ngăn chặn không cho bệnh lây lan.
Tuy nhiên, trong bối cảnh dịch lan rộng như hiện nay, liệu trong thời gian tới nếu dịch tiếp tục bùng phát mạnh hơn nữa thì Việt Nam có đủ sức để giám sát như vậy?
PGS.TS Nguyễn Trần Hiển cho biết, trước sự lây lan mạnh của dịch, WHO đã khuyến cáo những vùng có dịch cúm A/H1N1 lây trong cộng đồng rồi thì nên tập trung vào việc giảm tỷ lệ tử vong hơn là việc tập trung vào giảm tỷ lệ lây truyền, giám sát cửa khẩu, vì việc ngăn chặn lây truyền khó thực hiện nổi.
Hầu hết các nước trên thế giới có đại dịch cúm A/H1N1 đang bùng phát mạnh hiện nay đã chuyển sang chiến lược khác. Đó là không triển khai giám sát tất cả các hành khách quốc tế nhập cảnh tại cửa khẩu; không thực hiện xét nghiệm xác định cúm A/H1N1 với tất cả các bệnh nhân nghi cúm mà chỉ lấy mẫu xét nghiệm một số bệnh phẩm ngẫu nhiên hoặc chọn lọc, ghi chú khu vực lưu trú…
Bệnh nhân cúm A/H1N1 có thể tự điều trị tại nhà
Đa phần các ca mắc cúm A/H1N1 ở nước ta là cúm nhẹ, điều trị đơn giản hoặc tự khỏi không phải điều trị. Do đó, việc lo lắng quá nhiều đến sức khỏe là không cần thiết. TS. Nguyễn Văn Kính - Viện trưởng Viện Các bệnh truyền nhiễm và nhiệt đới Quốc gia khuyến cáo, các bệnh nhân khi có hội chứng cúm nói chung không nhất thiết phải đến BV mà có thể tự cách ly, điều trị ở nhà.
Bệnh nhân nhiễm cúm A/H1N1 cũng như bệnh nhân mắc cúm thường, chỉ cần nghỉ ngơi, tự cách ly tại gia đình, chế độ dinh dưỡng hợp lý để tăng cường thể trạng, uống nhiều nước, không cần uống thuốc kháng virus cũng có thể tự khỏi bệnh.
PGS.TS Nguyễn Trần Hiển cũng có ý kiến tương tự. Theo ông, vấn đề là giáo dục cho người dân: chỉ khi bệnh nhân sốt kéo dài không khỏi, những người có bệnh mãn tính, những người có nguy cơ biến chứng nặng hơn, nguy cơ tử vong cao hơn… thì mới nhất thiết phải đến BV điều trị.
Đó là những thông tin được đưa ra tại ahội thảo chia sẻ kinh nghiệm điều trị cúm A đại dịch H1N1, do Bộ Y tế tổ chức ngày 14/7, tại Hà Nội.
Số bệnh nhân trong thực tế cao gấp 30 lần báo cáo
Kể từ cuối tuần trước, WHO chính thức đổi tên gọi từ dịch cúm A/H1N1 thành dịch cúm A đại dịch H1N1, hay gọi cụ thể hơn là đại dịch cúm A/H1N1/2009. Các chuyên gia cho rằng, sự thay đổi này nhằm đưa ra một tên gọi giúp cộng đồng hiểu chính xác về dịch bệnh, không gây hiểu nhầm về mặt địa dư, thời gian, về bản chất virus gây bệnh và nhất là phân biệt được giữa cúm A/H1N1 đại dịch với cúm A/H1N1 thông thường, cúm mùa.
Diễn tập phòng chống cúm A/H1N1 tại Hà Nội - ảnh: VTV)
Theo PGS.TS Nguyễn Trần Hiển - Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, WHO ước tính, số ca mắc cúm A/H1N1 ghi nhận được qua xét nghiệm chỉ là phần nhỏ, bởi số bệnh nhân mắc trong thực tế nhưng không được phát hiện, không đến cơ sở y tế để khám lớn hơn nhiều lần. ở Hoa Kỳ, trong tháng 6 người ta dự kiến nước này có khoảng hơn 1 triệu người mắc cúm A/H1N1, nhưng thực tế đến thời điểm này, số bệnh nhân thực mắc cao gấp 30 lần so với số báo cáo.
Tại Việt Nam , đại dịch cúm A/H1N1/09 hiện vẫn ở giai đoạn 2A, nghĩa là giai đoạn gồm chủ yếu các ca bệnh xâm nhập, chưa có sự lây lan dịch trong cộng đồng. TS Nicole Smith, đại diện WHO Việt Nam cho rằng, hầu hết bệnh nhân cúm A/H1N1 ở Việt Nam thuộc dạng cúm nhẹ hoặc trung bình, ít biến chứng nặng. Tuy nhiên, đại dịch cúm A/H1N1 đang lan rộng với 137 nước/vùng lãnh thổ có bệnh nhân.
Virus cúm A/H1N1 đại dịch được nhận định là dễ thay đổi, khó nắm bắt và rất nhiều khả năng sẽ có biến đổi trong một vài tháng tới. Do đó, lúc này Việt Nam cũng như các nước trên thế giới cần chuẩn bị sẵn các chiến lược để đối phó với tình hình.
Bỏ giám sát cửa khẩu, xét nghiệm đại trà?
Thêm 2 trường hợp cúm A/H1N1 phản ứng chậm với Tamiflu
Ngày 14/7, PGS.TS Trần Tịnh Hiền - BV Bệnh Nhiệt đới TP Hồ Chí Minh cho biết, có 2 bệnh nhân mắc cúm A/H1N1 đã điều trị qua 7 ngày tại BV, đã hết sốt và sức khỏe ổn định nhưng xét nghiệm vẫn cho kết quả dương tính với cúm A/H1N1.
Đó là bệnh nhân nam 21 tuổi và nữ 15 tuổi, học sinh Mỹ gốc Việt, ở San Jose CA, về nước ngày 29/6 và nhập viện với triệu chứng cúm, sốt 40 độ C. Trước đó, tại Viện Các bệnh truyền nhiễm và nhiệt đới Quốc gia cũng có 2 bệnh nhân mắc cúm A/H1N1 đã điều trị 9 ngày vẫn có kết quả dương tính với cúm A/H1N1. Hiện 4 bệnh nhân đều đã được khẳng định âm tính.
Theo TS. Hiền, Bộ Y tế cần có hướng dẫn điều trị cho bệnh nhân phản ứng chậm với Tamiflu (còn dương tính với virus cúm A/H1N1 sau 7 ngày điều trị), bởi thế giới chỉ khuyến cáo dùng Tamiflu trong 5 ngày điều trị, nếu không khỏi phải dùng tiếp 5 ngày điều trị nữa.
Thành công của Việt Nam trong việc “cầm cự” được đến 45 ngày trước khi để dịch cúm A/H1N1 xâm nhập và “cầm cự” chưa để xảy ra tình trạng dịch cúm A/H1N1 lây lan rộng trong cộng đồng sau khi có dịch được thế giới đánh giá rất cao.
Đó là nhờ chúng ta đã triển khai tốt việc kiểm soát cửa khẩu biên giới, sàng lọc những người có sốt qua cửa khẩu; phát hiện sớm, cách ly kịp thời các ca mắc, nghi mắc cúm A/H1N1; theo dõi những người tiếp xúc với bệnh nhân có chẩn đoán dương tính để ngăn chặn không cho bệnh lây lan.
Tuy nhiên, trong bối cảnh dịch lan rộng như hiện nay, liệu trong thời gian tới nếu dịch tiếp tục bùng phát mạnh hơn nữa thì Việt Nam có đủ sức để giám sát như vậy?
PGS.TS Nguyễn Trần Hiển cho biết, trước sự lây lan mạnh của dịch, WHO đã khuyến cáo những vùng có dịch cúm A/H1N1 lây trong cộng đồng rồi thì nên tập trung vào việc giảm tỷ lệ tử vong hơn là việc tập trung vào giảm tỷ lệ lây truyền, giám sát cửa khẩu, vì việc ngăn chặn lây truyền khó thực hiện nổi.
Hầu hết các nước trên thế giới có đại dịch cúm A/H1N1 đang bùng phát mạnh hiện nay đã chuyển sang chiến lược khác. Đó là không triển khai giám sát tất cả các hành khách quốc tế nhập cảnh tại cửa khẩu; không thực hiện xét nghiệm xác định cúm A/H1N1 với tất cả các bệnh nhân nghi cúm mà chỉ lấy mẫu xét nghiệm một số bệnh phẩm ngẫu nhiên hoặc chọn lọc, ghi chú khu vực lưu trú…
Bệnh nhân cúm A/H1N1 có thể tự điều trị tại nhà
Đa phần các ca mắc cúm A/H1N1 ở nước ta là cúm nhẹ, điều trị đơn giản hoặc tự khỏi không phải điều trị. Do đó, việc lo lắng quá nhiều đến sức khỏe là không cần thiết. TS. Nguyễn Văn Kính - Viện trưởng Viện Các bệnh truyền nhiễm và nhiệt đới Quốc gia khuyến cáo, các bệnh nhân khi có hội chứng cúm nói chung không nhất thiết phải đến BV mà có thể tự cách ly, điều trị ở nhà.
Bệnh nhân nhiễm cúm A/H1N1 cũng như bệnh nhân mắc cúm thường, chỉ cần nghỉ ngơi, tự cách ly tại gia đình, chế độ dinh dưỡng hợp lý để tăng cường thể trạng, uống nhiều nước, không cần uống thuốc kháng virus cũng có thể tự khỏi bệnh.
PGS.TS Nguyễn Trần Hiển cũng có ý kiến tương tự. Theo ông, vấn đề là giáo dục cho người dân: chỉ khi bệnh nhân sốt kéo dài không khỏi, những người có bệnh mãn tính, những người có nguy cơ biến chứng nặng hơn, nguy cơ tử vong cao hơn… thì mới nhất thiết phải đến BV điều trị.