Bên trong xác ướp công chúa Tân Cương sau 4.000 năm vẫn đẹp quyến rũ?

Khánh Linh

Điều hành viên
Thành viên BQT
#1
Xác ướp công chúa Tân Cương được khai quật vào năm 2003, khi đó, trong quá trình thực hiện khai quật khu di chỉ Tiểu Hà, Lop Nur thuộc vùng tự trị Tân Cương, Trung Quốc, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy xác ướp của một phụ nữ 3.800 tuổi, thi thể vẫn còn nguyên vẹn.





Xác ướp người phụ nữ này đội mũ trùm đầu, trên gương mặt có hàng lông mi dài và cong vút, đôi nhắm hờ như đang ngủ thiếp, đường nét cho thấy lúc sinh thời bà là một mỹ nhân.

“Nàng mặc trang phục đẹp đẽ, đội chiếc mũ đặc biệt hình tháp nhọn, mái tóc đen dài được thắt bằng một cái dây ruy băng màu hồng, buông xuống dưới chiếc mũ. Hai mắt nàng khẽ nhắm, mơ màng như đang ngủ, mũi xinh xắn, môi khẽ nhếch, để lại người đời sau nụ cười vĩnh cửu”, đó là những cảm xúc của nhà khảo cổ học người Thụy Điển khi lần đầu tiên được chiêm ngưỡng xác ướp công chúa Tiểu Hà.





Ngoài xác ướp mỹ nữ có vẻ đẹp quyến rũ, chiếc quan tài cũng thu hút sự chú ý của các nhà khảo cổ. Hai bên mạn quan tài được làm bằng thân cây hồ dương, úp vào nhau, nắp được ghép từ những mảnh gỗ nhỏ cắt đều, mài phẳng.





Ngay tại nơi chôn cất, người ta còn giết một con trâu, rồi lột da dùng để cuốn quanh quan tài, vì vậy, chiếc quan tài đặc biệt này không cần đáy. Bên cạnh thi thể còn được đặt vô vàn vàng bạc, châu báu. Qua đó có thể thấy được vị thế quan trọng của người nằm bên trong quan tài với xã hội thời bấy giờ.

Sau khi tìm thấy xác ướp công chúa, các nhà khoa học cố phục dựng lại dung nhan của nàng bằng phần mềm đồ hoạ, tuy nhiên nhiều người cho rằng khi còn sống nàng thậm chí còn đẹp hơn thế rất nhiều lần.





Khi xem xét toàn bộ khu nghĩa địa, các nhà khảo cổ xác định được rằng nó thuộc thời kỳ đồ đồng, ngôi mộ cổ nhất được tìm thấy có niên đại 4000 năm. Khu nghĩa trang Tiểu Hà có khoảng 330 mộ, nhưng hơn 160 ngôi mộ đã bị bọ đào mộ phá huỷ. Đa số những thi thể được tìm thấy mang đặc điểm gien pha trộn giữa Á và Âu.





Sau này khu nghĩa địa bỗng dưng "mất tích" không để lại dấu vết giữa sa mạc cát mênh mông, khiến không ít nhà khoa học cảm thấy bàng hoàng, khó hiểu.
Nguồn: Báo điện tử Kiến Thức
 

Bình luận bằng Facebook

Top