Quy trình soạn giáo án ôn tập
Bước 1. Xác định mục tiêu của giờ học.
Bước 2. Xác định hình thức tổ chức dạy học, nêu rõ các hoạt động.
Bước 3. Biên soạn câu hỏi trắc nghiệm theo 4 cấp độ (nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp, vận dụng cao) với các dạng câu hỏi.
Bước 4. Xây dựng đáp án và lý giải các phương án trả lời đúng/sai.
Bước 5. Xem xét lại việc soạn giáo án.
Một số định hướng trong soạn – giảng giờ ôn tập
* Đối với giáo viên
Không yêu cầu học sinh nhớ máy móc, chi tiết kiến thức mà chú trọng phân tích các sự kiện, khiến cho học sinh hiểu sự kiện một cách sâu sắc, nắm được bản chất của vấn đề (đặc biệt quan tâm đến nội dung tính chất, ý nghĩa của sự kiện lịch sử).
Trong nội dung mỗi bài , mỗi chương hoặc ở từng mục cần hướng dẫn học sinh gạch chân những từ quan trọng (từ khóa) để nhận thức bản chất của sự kiện.
Thay vì hướng dẫn học sinh làm đề cương sơ lược như trước đây, giáo viên cần cho học sinh ghi chép kĩ lưỡng nội dung phân tích, đánh giá, so sánh sự kiện lịch sử.
Việc ghi chép nhiều không đồng nghĩa với việc học sinh phải thuộc nhiều mà là trang bị cho các em nguồn kiến thức chuẩn mực làm tài liệu ôn tập. Đôi khi cần đọc hiểu chứ không nhất thiết là học thuộc lòng.
Trong quá trình ôn thi THPT quốc gia, giáo viên cần hướng dẫn học sinh trả lời các câu hỏi tự luận sau đó dần chuyển thể các câu hỏi tự luận dài thành các câu hỏi tự luận ngắn (thường là các câu dẫn trong câu trắc nghiệm) và câu trắc nghiệm để học sinh rèn luyện tư duy, phân tích để không bị nhầm lẫn giữa các đơn vị kiến thức.
Giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích đề và thực hiện lựa chọn đáp án: có thể dùng phương pháp loại trừ, phân tích từng đáp án để lựa chọn đáp án đúng nhất. Cần hướng dẫn học sinh giải thích sự lựa chọn phương án đúng/ đúng nhất/ sai để học sinh hiểu và nắm bản chất kiến thức và chắc chắn hơn.
Giáo viên cần dành thời gian chữa bài trắc nghiệm, điều chỉnh nhận thức sai, cách suy nghĩ, lập luận chưa đúng của học sinh. Trong quá trình chữa bài cần chỉ ra những lỗi hay mắc của học sinh, hướng dẫn học sinh cách nhận biết dạng câu hỏi, phân tích phương án gây nhiễu, phương pháp loại trừ, để từ đó có sự lựa chọn đúng.
Việc sưu tầm các câu hỏi từ các nguồn thông tin khác nhau (đặc biệt trên Internet, giữa các trường…) cần có sự chọn lọc, điều chỉnh, xác minh, bổ sung, trao đổi với đồng nghiệp để sử dụng có hiệu quả; trên nguyên tắc đảm bảo tính khoa học, tính sư phạm và tính lịch sử.
* Đối với học sinh
Học sinh cần nhớ được các kiền thức cơ bản, tăng cường luyện tập các đề thi trắc nghiệm ở các tài liệu tham khảo đã được kiểm duyệt để nắm được các dạng câu hỏi, bố cục, cách thức làm bài trắc nghiệm.
Học sinh nên ghi lại câu dẫn và nội dung đáp án đúng vào vở ghi thay vì chỉ ghi từ A, B, C hoặc D để tăng khả năng ghi nhới kiến thức.
Đặc biệt quan tâm đến các nội dung về kết quả, ý nghĩa, bài học kinh nghiệm, tính chất, tác động… của sự kiện lịch sử hoặc so sánh các điểm giống và khác nhau giữa các sự kiện lịch sử hoặc vấn đề lịch sử.
Quá trình ôn tập
* Đối với giáo viên
Dạy học nghiêm túc theo kế hoạch, đầu tư soạn giáo án có chất lượng. Đa dạng các hình thức củng cố kiến thức cũ, luyện tập nhằm kích thích sự chủ động, tích cực cua học sinh trong giờ ôn tập; tạo ra không khí ôn tập sôi nổi, có sự cạnh tranh giữa các nhóm học sinh.
Tiếp cận sát với đề thi THPTQG. Hệ thống câu hỏi cần đa dạng về hình thức, cấp độ , có sự phân hóa.
Chú trọng phần luyện tập, chữa bài cần cụ thể, chi tiết với từng dạng câu hỏi.
Khai thác triệt để Sách hướng dẫn ôn thi THPTQG.
* Đối với học sinh
Ôn tập nghiêm túc dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Có đầy đủ sách, vở ôn tập, tài liệu tham khảo. Rèn luyện kĩ năng, tích cực luyện tập.
Nguồn: Báo Giáo dục & Thời đại
Bước 1. Xác định mục tiêu của giờ học.
Bước 2. Xác định hình thức tổ chức dạy học, nêu rõ các hoạt động.
Bước 3. Biên soạn câu hỏi trắc nghiệm theo 4 cấp độ (nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp, vận dụng cao) với các dạng câu hỏi.
Bước 4. Xây dựng đáp án và lý giải các phương án trả lời đúng/sai.
Bước 5. Xem xét lại việc soạn giáo án.
Một số định hướng trong soạn – giảng giờ ôn tập
* Đối với giáo viên
Không yêu cầu học sinh nhớ máy móc, chi tiết kiến thức mà chú trọng phân tích các sự kiện, khiến cho học sinh hiểu sự kiện một cách sâu sắc, nắm được bản chất của vấn đề (đặc biệt quan tâm đến nội dung tính chất, ý nghĩa của sự kiện lịch sử).
Trong nội dung mỗi bài , mỗi chương hoặc ở từng mục cần hướng dẫn học sinh gạch chân những từ quan trọng (từ khóa) để nhận thức bản chất của sự kiện.
Thay vì hướng dẫn học sinh làm đề cương sơ lược như trước đây, giáo viên cần cho học sinh ghi chép kĩ lưỡng nội dung phân tích, đánh giá, so sánh sự kiện lịch sử.
Việc ghi chép nhiều không đồng nghĩa với việc học sinh phải thuộc nhiều mà là trang bị cho các em nguồn kiến thức chuẩn mực làm tài liệu ôn tập. Đôi khi cần đọc hiểu chứ không nhất thiết là học thuộc lòng.
Trong quá trình ôn thi THPT quốc gia, giáo viên cần hướng dẫn học sinh trả lời các câu hỏi tự luận sau đó dần chuyển thể các câu hỏi tự luận dài thành các câu hỏi tự luận ngắn (thường là các câu dẫn trong câu trắc nghiệm) và câu trắc nghiệm để học sinh rèn luyện tư duy, phân tích để không bị nhầm lẫn giữa các đơn vị kiến thức.
Giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích đề và thực hiện lựa chọn đáp án: có thể dùng phương pháp loại trừ, phân tích từng đáp án để lựa chọn đáp án đúng nhất. Cần hướng dẫn học sinh giải thích sự lựa chọn phương án đúng/ đúng nhất/ sai để học sinh hiểu và nắm bản chất kiến thức và chắc chắn hơn.
Giáo viên cần dành thời gian chữa bài trắc nghiệm, điều chỉnh nhận thức sai, cách suy nghĩ, lập luận chưa đúng của học sinh. Trong quá trình chữa bài cần chỉ ra những lỗi hay mắc của học sinh, hướng dẫn học sinh cách nhận biết dạng câu hỏi, phân tích phương án gây nhiễu, phương pháp loại trừ, để từ đó có sự lựa chọn đúng.
Việc sưu tầm các câu hỏi từ các nguồn thông tin khác nhau (đặc biệt trên Internet, giữa các trường…) cần có sự chọn lọc, điều chỉnh, xác minh, bổ sung, trao đổi với đồng nghiệp để sử dụng có hiệu quả; trên nguyên tắc đảm bảo tính khoa học, tính sư phạm và tính lịch sử.
* Đối với học sinh
Học sinh cần nhớ được các kiền thức cơ bản, tăng cường luyện tập các đề thi trắc nghiệm ở các tài liệu tham khảo đã được kiểm duyệt để nắm được các dạng câu hỏi, bố cục, cách thức làm bài trắc nghiệm.
Học sinh nên ghi lại câu dẫn và nội dung đáp án đúng vào vở ghi thay vì chỉ ghi từ A, B, C hoặc D để tăng khả năng ghi nhới kiến thức.
Đặc biệt quan tâm đến các nội dung về kết quả, ý nghĩa, bài học kinh nghiệm, tính chất, tác động… của sự kiện lịch sử hoặc so sánh các điểm giống và khác nhau giữa các sự kiện lịch sử hoặc vấn đề lịch sử.
Quá trình ôn tập
* Đối với giáo viên
Dạy học nghiêm túc theo kế hoạch, đầu tư soạn giáo án có chất lượng. Đa dạng các hình thức củng cố kiến thức cũ, luyện tập nhằm kích thích sự chủ động, tích cực cua học sinh trong giờ ôn tập; tạo ra không khí ôn tập sôi nổi, có sự cạnh tranh giữa các nhóm học sinh.
Tiếp cận sát với đề thi THPTQG. Hệ thống câu hỏi cần đa dạng về hình thức, cấp độ , có sự phân hóa.
Chú trọng phần luyện tập, chữa bài cần cụ thể, chi tiết với từng dạng câu hỏi.
Khai thác triệt để Sách hướng dẫn ôn thi THPTQG.
* Đối với học sinh
Ôn tập nghiêm túc dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Có đầy đủ sách, vở ôn tập, tài liệu tham khảo. Rèn luyện kĩ năng, tích cực luyện tập.
Nguồn: Báo Giáo dục & Thời đại