Thay đổi chức năng của hiệu trưởng
Hiệu trưởng phải đảm nhiệm chức năng hay những vai trò khác nhau. Các chức năng hay vai trò này phụ thuộc vào việc đáp ứng những đòi hỏi của môi trường kinh tế, xã hội cũng như những yêu cầu của chính hệ thống giáo dục.
Khi môi trường kinh tế, xã hội cũng như hệ thống giáo dục thay đổi, chức năng của nhà trường thay đổi thì chức năng của hiệu trưởng cũng có những thay đổi nhất định.
Yêu cầu phát triển nhà trường trong thời kỳ mới đòi hỏi ở hiệu trưởng những yêu cầu về hiểu biết, phẩm chất và năng lực hành động trên các lĩnh vực như:
Tạo lập tương lai; lãnh đạo, quản lý hoạt động dạy và học; tự nâng cao năng lực bản thân và liên kết với những người khác; đảm bảo tính chịu trách nhiệm về các công việc được giao và tăng cường phát triển cộng đồng thông qua các mối quan hệ gắn kết.
Trong cơ chế quản lý với sự phân cấp, đề cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của cơ sở, hiệu trưởng có nhiều quyền hơn và cũng có trách nhiệm nặng nề hơn so với trước đây.
Nhà trường có quyền tuyển dụng nhà giáo và tham gia điều động nhà giáo; Nhà trường có quyền huy động, sử dụng, quản lý các nguồn lực theo quy định của pháp luật; Nhà trường có nhiệm vụ tự đánh giá chất lượng giáo dục và chịu sự kiểm định chất lượng giáo dục của cơ quan có thẩm quyền…
Hiệu trưởng = Nhà giáo + Nhà lãnh đạo + Nhà quản lý
Trong thực hiện các quy định ấy, hiệu trưởng có trách nhiệm chính. Hiệu trưởng phải chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý và cộng đồng về các hoạt động học tập giảng dạy, hướng dẫn, hỗ trợ các giáo viên phát triển chuyên môn.
Hiệu trưởng phải điều hành việc thực hiện giáo dục tổng hợp, vừa trang bị kiến thức phổ thông vừa giáo dục hướng nghiệp, định hướng việc làm gắn với nhu cầu xã hội cho học sinh… Điều đó đòi hỏi ở hiệu trưởng những chuẩn nghề nghiệp mới, phẩm chất mới, năng lực mới.
Cũng như quản lý một doanh nghiệp, quản lý một trường phổ thông có hai thành tố quan trọng nhất đó là chiến lược và tác nghiệp.
Đối với nhà trường phổ thông vai trò quản lý cơ bản là hiệu trưởng. Điều kiện để hiệu trưởng có một kế hoạch chiến lược đúng, có khả năng tác nghiệp hiệu quả trước hết cần có những phẩm chất và năng lực cơ bản. Chuẩn hiệu trưởng bao hàm các thành tố cơ bản: Hiệu trưởng = Nhà giáo + Nhà lãnh đạo + Nhà quản lý
- Nhà giáo: Như là điều kiện cần, đảm bảo năng lực quản lý nghề nghiệp trong giáo dục. Năng lực nhà giáo bao gồm: Phẩm chất đạo đức chính trị và năng lực chuyên môn nghiệp vụ
- Nhà lãnh đạo: Làm cho nhà trường đổi mới và phát triển.
- Nhà quản lý: Giữ trật tự kỷ cương trong thực thi nhiệm vụ theo quy định pháp luật để thực hiện mục tiêu giáo dục được xác định.
Bài viết được biên tập, lược ghi từ tham luận " Một số yêu cầu của chuẩn hiệu trưởng trường phổ thông trong giai đoạn hiện nay" của hai tác giả nêu trên - trích trong cuốn Kỷ yếu "Hội thảo chuẩn hiệu trưởng và phát triển chương trình, tài liệu, tổ chức bồi dưỡng cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông".
Nguồn: Báo Giáo dục & Thời đại
Hiệu trưởng phải đảm nhiệm chức năng hay những vai trò khác nhau. Các chức năng hay vai trò này phụ thuộc vào việc đáp ứng những đòi hỏi của môi trường kinh tế, xã hội cũng như những yêu cầu của chính hệ thống giáo dục.
Khi môi trường kinh tế, xã hội cũng như hệ thống giáo dục thay đổi, chức năng của nhà trường thay đổi thì chức năng của hiệu trưởng cũng có những thay đổi nhất định.
Yêu cầu phát triển nhà trường trong thời kỳ mới đòi hỏi ở hiệu trưởng những yêu cầu về hiểu biết, phẩm chất và năng lực hành động trên các lĩnh vực như:
Tạo lập tương lai; lãnh đạo, quản lý hoạt động dạy và học; tự nâng cao năng lực bản thân và liên kết với những người khác; đảm bảo tính chịu trách nhiệm về các công việc được giao và tăng cường phát triển cộng đồng thông qua các mối quan hệ gắn kết.
Trong cơ chế quản lý với sự phân cấp, đề cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của cơ sở, hiệu trưởng có nhiều quyền hơn và cũng có trách nhiệm nặng nề hơn so với trước đây.
Nhà trường có quyền tuyển dụng nhà giáo và tham gia điều động nhà giáo; Nhà trường có quyền huy động, sử dụng, quản lý các nguồn lực theo quy định của pháp luật; Nhà trường có nhiệm vụ tự đánh giá chất lượng giáo dục và chịu sự kiểm định chất lượng giáo dục của cơ quan có thẩm quyền…
Hiệu trưởng = Nhà giáo + Nhà lãnh đạo + Nhà quản lý
Trong thực hiện các quy định ấy, hiệu trưởng có trách nhiệm chính. Hiệu trưởng phải chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý và cộng đồng về các hoạt động học tập giảng dạy, hướng dẫn, hỗ trợ các giáo viên phát triển chuyên môn.
Hiệu trưởng phải điều hành việc thực hiện giáo dục tổng hợp, vừa trang bị kiến thức phổ thông vừa giáo dục hướng nghiệp, định hướng việc làm gắn với nhu cầu xã hội cho học sinh… Điều đó đòi hỏi ở hiệu trưởng những chuẩn nghề nghiệp mới, phẩm chất mới, năng lực mới.
Cũng như quản lý một doanh nghiệp, quản lý một trường phổ thông có hai thành tố quan trọng nhất đó là chiến lược và tác nghiệp.
Đối với nhà trường phổ thông vai trò quản lý cơ bản là hiệu trưởng. Điều kiện để hiệu trưởng có một kế hoạch chiến lược đúng, có khả năng tác nghiệp hiệu quả trước hết cần có những phẩm chất và năng lực cơ bản. Chuẩn hiệu trưởng bao hàm các thành tố cơ bản: Hiệu trưởng = Nhà giáo + Nhà lãnh đạo + Nhà quản lý
- Nhà giáo: Như là điều kiện cần, đảm bảo năng lực quản lý nghề nghiệp trong giáo dục. Năng lực nhà giáo bao gồm: Phẩm chất đạo đức chính trị và năng lực chuyên môn nghiệp vụ
- Nhà lãnh đạo: Làm cho nhà trường đổi mới và phát triển.
- Nhà quản lý: Giữ trật tự kỷ cương trong thực thi nhiệm vụ theo quy định pháp luật để thực hiện mục tiêu giáo dục được xác định.
Bài viết được biên tập, lược ghi từ tham luận " Một số yêu cầu của chuẩn hiệu trưởng trường phổ thông trong giai đoạn hiện nay" của hai tác giả nêu trên - trích trong cuốn Kỷ yếu "Hội thảo chuẩn hiệu trưởng và phát triển chương trình, tài liệu, tổ chức bồi dưỡng cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông".
Nguồn: Báo Giáo dục & Thời đại