Tiểu học Bài thu học Bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng III

Duy Ly

Lang thang mạng
#1
Việc nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông hiện nay là vấn đề quan tâm hàng đầu của ngành và xã hội. Chất lượng giáo dục tiểu học phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó rất quan trọng là yếu tố quản lý. Công tác quản lý cần phải được cải tiến để quản lý có hiệu quả. Một trong những phương hướng cải tiến quản lý hiện nay là hoàn thiện từng khâu từ phân hệ của hệ thống quản lý để nâng cao hiệu quả quản lý của hệ thống. Tổ chuyên môn là một hệ thống tổ chức nhà trường và vai trò của tổ chuyên môn là người giúp Hiệu trưởng điều hành và tổ chức thực hiện các hoạt động sư phạm và nghiệp vụ. Tính chất hoạt động chủ yếu của tổ chuyên môn là chuyên sâu về nghề nghiệp sư phạm thể hiện sự tích tụ cao về chuyên môn.
Xây dựng tổ chuyên môn hoạt động có nền nếp, chất lượng chính là sự đầu tư có hiệu quả về chất lượng giảng dạy và chất lượng giáo dục học sinh. Cho nên công tác chuyên môn là hoạt động quan trọng, chủ yếu, quyết định sự tồn tại và phát triển của nhà trường. Một nhà trường chỉ có thể thay đổi bằng chính nội lực của mình. Động lực quan trọng để giúp nhà trường phát triển chính là mối quan hệ, sự tương tác, giúp đỡ lẫn nhau trong khối đoàn kết và sự nỗ lực vươn lên của mỗi cá nhân.

B. NỘI DUNG:
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ 9: SINH HOẠT TỔ CHUYÊN MÔN VÀ CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC:
I. HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHUYÊN MÔN :
1. Khái niệm tổ chuyên môn:

Sinh hoạt tổ chuyên môn (hay là sinh hoạt chuyên môn) là hoạt động thường xuyên trong nhà trường, là dịp để GV trao đổi chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy - học. Mục đích của sinh hoạt chuyên môn là nhằm cập nhật các thông báo, văn bản chỉ đạo, đồng thời bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên, giúp giáo viên chủ động lựa chọn nội dung, phương pháp dạy học cho phù hợp với từng đối tượng học sinh của mình.
2. Vai trò, vị trí của tổ chuyên môn ở trường tiểu học:
a. Vai trò của tổ chuyên môn ở trường tiểu học:

Tổ chuyên môn là đầu mối mà Hiệu trưởng dựa vào đó để quản lí các hoạt động của tổ, cơ bản nhất là hoạt động dạy của GV. Tổ chuyên môn có chức năng giúp Hiệu trưởng điều hành các hoạt động sư phạm, trực tiếp quản lí lao động của GV trong tổ..
Cập nhật các thông báo, văn bản chỉ đạo bổ sung; tổ chức học tập/kiến tập/dự giờ nâng cao chất lượng dạy và học theo các chuyên đề đã xác định trong kế hoạch năm học nhằm nâng cao chất lượng dạy và học.
Thảo luận các nội dung chuyên môn có liên quan giữa hai lần sinh hoạt chuyên môn định kì. Nội dung sinh hoạt chuyên môn phải cụ thể, thiết thực và do chính GV, CBQL giáo dục đề xuất, thống nhất và thực hiện.
Thảo luận các bài học trong SGK, tài liệu hướng dẫn học/hướng dẫn hoạt động giáo dục; thống nhất những nội dung cần điều chỉnh, làm cho nội dung các bài học trong SGK, tài liệu học cập nhật, phù hợp với đặc điểm của HS, phù hợp với vùng miền; nâng cao năng lực sư phạm, năng lực nghề nghiệp cho GV.
Thảo luận về việc hướng dẫn HS sắp xếp các dụng cụ học tập (có sẵn/tự làm) để bổ sung hoặc thay thế các dụng cụ học tập, trang trí, sắp xếp dung cu h. tập trong góc học tập (nếu có).
Trao đổi kinh nghiệm tổ chức các hoạt động phát huy vai trò chủ độ,
cực của HS.
Các hoạt động hành chính, sự vụ,... khác trong nội dung hoạt động của tổ chuyên môn theo quy định của điều lệ/quy chế nhà trường.
b. Vị trí của tổ chuyên môn ở trường tiểu học:
-----------------------------
Link tải: http://zipansion.com/2RyRD
 

Bình luận bằng Facebook

Top