(TT&VH) - 1. Những ngày gần giữa tháng 10 năm 1964, người miền Bắc luôn “Tất cả vì miền Nam ruột thịt” có thêm một tiêu điểm thể hiện tình cảm, ý chí. Qua tin trên báo chí và Đài Tiếng nói Việt Nam, ai ai cũng chăm chú dõi theo sự sinh tử của anh biệt động Nguyễn Văn Trỗi đang ở khám Chí Hòa. Anh bị địch bắt khi đang mai phục để nổ mìn phá cầu Công Lý chờ xe chở Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Mac Namara chạy qua. Và tòa án của chế độ Sài Gòn tuyên xử Anh chịu tử hình.
Anh đã hy sinh vì Tổ quốc trong tư thế lẫm liệt với “Có những phút làm nên lịch sử/ Có cái chết hóa thành bất tử/ Có những lời hơn mọi bài ca/ Có con người do chân lý sinh ra...” như nhà thơ Tố Hữu nói hộ cảm nhận của triệu triệu đồng bào - bạn hữu.
2. Khi đưa tin về “phút lịch sử” đó, các báo vẫn in tên Anh là “Trôi”, sau rồi mới sửa đúng là “Trỗi” được. Có sự thiếu dấu này, là bởi cách trở địa lý và khác biệt âm sắc chất giọng.
Ngày 18/12/1965, Phó Thủ tướng Lê Thanh Nghị cắt băng khánh thành
đầu máy Tự Lực mang tên “Nguyễn Văn Trỗi”.
Hai ngày sau phút Anh ra đi, dòng tên “Nguyễn Văn Trôi” được ngân vang trong hàng trăm ngàn học sinh phổ thông ở Hà Nội. Giờ ra chơi, toàn thể học sinh trường cấp II Phương Liên (khu Đống Đa) của tôi được tập trung. Tôi và gần 400 bạn đều lấy dép làm “ghế” ngồi trên sân trường, hướng mắt lên cái bảng có những dòng viết to hơn bình thường. Thầy Hải - giáo viên môn Nhạc - nói vắn tắt về sự kiện đang chấn động thế giới, và cho biết là sáng nay các trường ở Thủ đô đều học bài hát về Người anh hùng. Hát mẫu xong, thầy dạy chúng tôi hát từng câu. Sao mà nhanh thuộc vậy chứ, chỉ 15 phút là chúng tôi đã hát đúng trường độ - cao độ... của mỗi đoạn lời ca.
Nguyễn Văn Trỗi hy sinh lúc 9 giờ 45 phút ngày 15-10-1964 hưởng dương 24 tuổi.
“Tinh thần anh Nguyễn Văn Trôi, ghi vào tâm trí của em đời đời/ Hiên ngang trước quân thù dã man, anh hô những khẩu hiệu yêu nước sáng ngời/ Đế quốc Mỹ, hãy coi chừng, nhân dân ta quyết đánh đến ngày thắng lợi/ Tiếng của Anh đã vang vào sông núi khơi bốc lên những ngọn lửa căm hờn sục sôi”. Hết lời 1 đó, chúng tôi càng nhanh hát chuẩn lời 2, để nhiều ngày sau cứ mỗi 5 phút nghỉ giữa hai tiết học, lớp nào cũng “Anh còn sống mãi Anh ơi, trong lòng đất nước Việt Nam mẹ hiền.”
Nối tiếp bài hát (tiếc là tôi đã quên tên bài - tác giả) đó, những ngày sau còn gần chục bài nữa được Đài Tiếng nói Việt Nam thu băng, phát sóng. Đọng lại lâu nhất, là “Lời anh vọng mãi ngàn năm” của nhạc sĩ Vũ Thanh. Đêm giao thừa vào xuân Ất Tỵ (1965), trước sân khấu ở Đài phun nước bên Hồ Gươm, nhiều nhiều khán giả cùng hát theo: “Nguyễn Văn Trôi, Nguyễn Văn Trôi, người công nhân thành phố Sài Gòn, mà lời Anh trước súng giặc thù, vẫn cháy lửa chiến đấu...” làm thêm ấm lòng người giữa khuya nối hai năm trời rét đậm.
3. Rồi sau Giao thừa ấy, tại nhà máy xe lửa Gia Lâm khánh thành chiếc đầu tàu thứ nhất do Việt Nam sản xuất nhiều bộ phận và tự lắp ráp hoàn chỉnh. Nó được gọi là “Đầu máy Tự lực” mang số hiệu 231 - 215, có gắn phù điêu chân dung nhìn nghiêng anh hùng Trỗi phía trước đầu máy. Đầu máy đó đã đưa hình Anh - ý chí Anh... đến với quân dân vững vàng nhiều trọng điểm.
Giữa năm 1965, tác phẩm “Sống như Anh” của Trần Đình Vân (Thái Duy) được xuất bản, phim truyện Nguyễn Văn Trỗi được được quay. Diễn viên Thanh Tùng vào vai anh Trỗi rất chân thực càng giúp người xem thấy rõ hơn sự cao đẹp trong Anh để gắng theo Anh.
Có thể chiếc đầu máy xe lửa mang tên Anh nay có thể đã hết niên hạn sử dụng. Nhưng, một “sức kéo Nguyễn Văn Trỗi” vẫn vượt 45 năm kể từ ngày đó, mãi song hành cùng bao động lực nay - mai...
Anh đã hy sinh vì Tổ quốc trong tư thế lẫm liệt với “Có những phút làm nên lịch sử/ Có cái chết hóa thành bất tử/ Có những lời hơn mọi bài ca/ Có con người do chân lý sinh ra...” như nhà thơ Tố Hữu nói hộ cảm nhận của triệu triệu đồng bào - bạn hữu.
2. Khi đưa tin về “phút lịch sử” đó, các báo vẫn in tên Anh là “Trôi”, sau rồi mới sửa đúng là “Trỗi” được. Có sự thiếu dấu này, là bởi cách trở địa lý và khác biệt âm sắc chất giọng.
Ngày 18/12/1965, Phó Thủ tướng Lê Thanh Nghị cắt băng khánh thành
đầu máy Tự Lực mang tên “Nguyễn Văn Trỗi”.
Nguyễn Văn Trỗi hy sinh lúc 9 giờ 45 phút ngày 15-10-1964 hưởng dương 24 tuổi.
“Tinh thần anh Nguyễn Văn Trôi, ghi vào tâm trí của em đời đời/ Hiên ngang trước quân thù dã man, anh hô những khẩu hiệu yêu nước sáng ngời/ Đế quốc Mỹ, hãy coi chừng, nhân dân ta quyết đánh đến ngày thắng lợi/ Tiếng của Anh đã vang vào sông núi khơi bốc lên những ngọn lửa căm hờn sục sôi”. Hết lời 1 đó, chúng tôi càng nhanh hát chuẩn lời 2, để nhiều ngày sau cứ mỗi 5 phút nghỉ giữa hai tiết học, lớp nào cũng “Anh còn sống mãi Anh ơi, trong lòng đất nước Việt Nam mẹ hiền.”
Nối tiếp bài hát (tiếc là tôi đã quên tên bài - tác giả) đó, những ngày sau còn gần chục bài nữa được Đài Tiếng nói Việt Nam thu băng, phát sóng. Đọng lại lâu nhất, là “Lời anh vọng mãi ngàn năm” của nhạc sĩ Vũ Thanh. Đêm giao thừa vào xuân Ất Tỵ (1965), trước sân khấu ở Đài phun nước bên Hồ Gươm, nhiều nhiều khán giả cùng hát theo: “Nguyễn Văn Trôi, Nguyễn Văn Trôi, người công nhân thành phố Sài Gòn, mà lời Anh trước súng giặc thù, vẫn cháy lửa chiến đấu...” làm thêm ấm lòng người giữa khuya nối hai năm trời rét đậm.
3. Rồi sau Giao thừa ấy, tại nhà máy xe lửa Gia Lâm khánh thành chiếc đầu tàu thứ nhất do Việt Nam sản xuất nhiều bộ phận và tự lắp ráp hoàn chỉnh. Nó được gọi là “Đầu máy Tự lực” mang số hiệu 231 - 215, có gắn phù điêu chân dung nhìn nghiêng anh hùng Trỗi phía trước đầu máy. Đầu máy đó đã đưa hình Anh - ý chí Anh... đến với quân dân vững vàng nhiều trọng điểm.
Giữa năm 1965, tác phẩm “Sống như Anh” của Trần Đình Vân (Thái Duy) được xuất bản, phim truyện Nguyễn Văn Trỗi được được quay. Diễn viên Thanh Tùng vào vai anh Trỗi rất chân thực càng giúp người xem thấy rõ hơn sự cao đẹp trong Anh để gắng theo Anh.
Có thể chiếc đầu máy xe lửa mang tên Anh nay có thể đã hết niên hạn sử dụng. Nhưng, một “sức kéo Nguyễn Văn Trỗi” vẫn vượt 45 năm kể từ ngày đó, mãi song hành cùng bao động lực nay - mai...
Nguyễn Quang Vinh