Back to School - 5 điều thầy cô nên làm để có một năm học đầy ấn tượng

Hoài An

Điều hành viên
Thành viên BQT
#1
1. Chuẩn bị kỹ lưỡng thư gửi PHHS, trong thư nên có các nội dung sau:

- Giới thiệu sơ lược bản thân và tình yêu nghề nghiệp

- Đặt ra mục tiêu, kỳ vọng với lớp chủ nhiệm

- Chia sẻ phong cách làm việc của GV với HS và PHHS

- Chia sẻ hiểu biết của bản thân về tâm lý học lứa tuổi học sinh để có những ứng xử phù hợp.

- Đưa ra một số phương thức truyền thông chính thức và không chính thức giữa GV với PHHS (sổ liên lạc điện tử, điện thoại, email, Facebook,...)

- Một số gợi ý về những cách thức mà PHHS có thể phối hợp hỗ trợ các con trong quá trình học tập

2. Chuẩn bị thư gửi HS: Để tạo mối quan hệ gần gũi, tin tưởng đối với HS, một bức thư ngắn có thể xúc tiến điều này. Để có nội dung cho bức thư này, giáo viên có thể tham khảo những nội dung sau:

- Nói chuyện với GV cũ để nắm được một số đặc điểm nổi bật của HS.

- Trong thư có phần giới thiệu bản thân cùng phong cách làm việc.

- Đánh giá cao những ưu điểm của HS, mong muốn HS phát huy trong năm học tới.

- Đặt kỳ vọng GV đối với HS trong năm học mới.

3. Xây dựng nội quy lớp học - Bộ quy tắc ứng xử trong lớp học ROC (Rules Of Class) được lưu ý và xây dựng trong ngày học/tuần học đầu tiên, theo nguyên tắc vận dụng tối đa trí tuệ tập thể, giáo viên định hướng.

- Cùng với HS thảo luận để xây dựng nội quy riêng của lớp học

- Nội dung nội quy phải cụ thể, rõ ràng, ngắn gọn

- Không nên nhiều quá 5 điều trong nội quy.

- Ưu tiên các hình thức thơ, vè, phú, phổ nhạc..

Nên tổ chức một buổi ký kết giữa GVCN và các cán bộ lớp về việc áp dụng Bộ quy tắc ứng xử ROC trong lớp học để chính thức hóa các quy tắc này. Lễ ký kết càng trang trọng, học sinh càng thấy có trách nhiệm cao thực hiện tốt Nội quy này.

4. Xây dựng Bộ nhận diện thương hiệu lớp

GV cùng HS nhắc lại những đặc điểm của lớp cùng kỳ vọng, mong muốn của mỗi cá nhân để tạo ra màu cờ sắc áo của lớp qua bộ nhận diện thương hiệu của lớp.

Các thành phần cơ bản của Bộ nhận diện thương hiệu 1 lớp bao gồm:

- Tên lớp: Ngắn gọn, hình tượng,... mang ý nghĩa, thông điệp nào đó của tập thể lớp.

- Logo/Avatar: Hình ảnh biểu trưng đại diện cho lớp, biểu diễn trực quan ý nghĩa tên lớp.

- Slogan: thông điệp/câu nói truyền cảm hứng cho các thành viên trong lớp.

- Giá trị cốt lõi của lớp: khoảng 5 giá trị mà lớp kỳ vọng.

- Huy hiệu: có tên và logo của lớp cùng các giá trị cốt lõi.

- Đồng phục: để tạo hình ảnh riêng trong các hoạt động sự kiện

5. Hỗ trợ HS xây dựng mục tiêu năm học theo công thức SMART, trong đó, mục tiêu phải đảm bảo các yếu tố sau:

S – Specific : Cụ thể, rõ ràng, dễ hiểu.

M – Measurable : Đo lường được

A – Attainable : Có thể đạt được

R – Relevant : Thực tế

T – Time-Bound : Có thời gian hoàn thành

Ví dụ: Năm học trước, môn Toán HS đang được TBM là 7.8, GV có thể khuyến khích HS đặt mục tiêu: "Đến cuối HK I, điểm TBM Toán đạt 8.0" với giải pháp đi kèm là "Tập trung trong giờ học và làm mỗi ngày 3 BT Toán".

Chúc các thầy cô có một sự khởi đầu năm học mới đầy thú vị và thành công!
Nguồn: Báo Giáo dục & Thời đại
 

Bình luận bằng Facebook

Top