Ảnh chân thực thời nhà Thanh: Nữ tử thanh lâu còn... đẹp hơn công chúa

Khánh Linh

Điều hành viên
Thành viên BQT
#1
Thông thường, được phong làm công chúa hầu hết đều là con gái của hoàng hậu, nhưng giai đoạn cuối thời nhà Thanh có một ngoại lệ, đó là trường hợp của Cố Luân Vinh Thọ Công chúa, trưởng nữ của Cung Thân Vương - con trai thứ sáu của Hoàng đế Đạo Quang. Bà là người trầm tính, ít cười nói, đối mặt với Từ Hi Thái hậu cũng không bao giờ buông lời nịnh nọt, thậm chí còn là một trong số ít nhân vật dám trực tiếp khuyên can thái hậu. Thế nhưng, thật khó để có thể miêu tả thật lòng ngoại hình của Cố Luân Vinh Thọ Công chúa.Vào thời phong kiến, địa vị của người phụ nữ tương đối thấp kém. Họ phải phục tùng chồng và con trai, cả đời đều phải nhìn vào đàn ông để hành sự. Vì vậy, nhiều phụ nữ xuất thân từ những gia đình không có điều kiện tốt, do hoàn cảnh ép buộc mà sẽ bị bán vào thanh lâu. Có người tự nguyện có người không, nhưng rồi tất cả họ đều trở nên phục tùng, bởi như vậy mới có thể thay đổi cuộc sống.Nữ tử thanh lâu cũng được xem là một nghề nghiệp thời phong kiến. Thậm chí, những nhóm người được gọi là "văn nhân tài tử" còn tổ chức cuộc thi sắc đẹp để chọn ra đệ nhất nữ tử thanh lâu. Trong ảnh là ba nữ tử đứng đầu trong một cuộc thi sắc đẹp ở thanh lâu. Có thể thấy, so với công chúa đương thời quả là "một trời một vực".Lý Hồng Chương (trái), một đại thần nổi tiếng vào cuối triều đại nhà Thanh, và là một trong những nhà lãnh đạo chính của phong trào vận động Dương vụ. Gia đình Lý đại thần có 8 anh chị em, ông là con thứ 2 và trong ảnh là tầm hình chung với anh trai ông Lý Hạn Chương. Tuy nhiên, nhìn tầm hình này, chắc không ít người lầm tưởng họ là anh em sinh đôi.Người ở giữa bức ảnh là Ái Tân Giác La Tải Tuần, người chú thứ 6 của Hoàng đế Phổ Nghi. Bề ngoài trông ông dáng vẻ to béo nhưng ông đã trở thành Hải quân đại thần của nhà Thanh khi mới 22 tuổi, ông cũng là người cuối cùng giữ chức vụ này của nhà Thanh. Tải Tuần là người kiên định chính trực, nhất quyết từ chối phục vụ cho chính quyến bù nhìn Mãn Châu.Dưỡng Tâm điện, nơi ở của hoàng đế, trong ảnh là giường của hoàng đế Phổ Nghi. Lúc này, Phổ Nghi đang ngủ thì được thái giám thông báo Phùng Ngọc Tường đã đánh vào hoàng cung. Phổ Nghi nghe tin liền thất sắc, vội vàng chạy trốn, để lại một mớ bừa bộn trên "long sàng".


Thông thường, được phong làm công chúa hầu hết đều là con gái của hoàng hậu, nhưng giai đoạn cuối thời nhà Thanh có một ngoại lệ, đó là trường hợp của Cố Luân Vinh Thọ Công chúa, trưởng nữ của Cung Thân Vương - con trai thứ sáu của Hoàng đế Đạo Quang. Bà là người trầm tính, ít cười nói, đối mặt với Từ Hi Thái hậu cũng không bao giờ buông lời nịnh nọt, thậm chí còn là một trong số ít nhân vật dám trực tiếp khuyên can thái hậu. Thế nhưng, thật khó để có thể miêu tả thật lòng ngoại hình của Cố Luân Vinh Thọ Công chúa.


Vào thời phong kiến, địa vị của người phụ nữ tương đối thấp kém. Họ phải phục tùng chồng và con trai, cả đời đều phải nhìn vào đàn ông để hành sự. Vì vậy, nhiều phụ nữ xuất thân từ những gia đình không có điều kiện tốt, do hoàn cảnh ép buộc mà sẽ bị bán vào thanh lâu. Có người tự nguyện có người không, nhưng rồi tất cả họ đều trở nên phục tùng, bởi như vậy mới có thể thay đổi cuộc sống.


Nữ tử thanh lâu cũng được xem là một nghề nghiệp thời phong kiến. Thậm chí, những nhóm người được gọi là "văn nhân tài tử" còn tổ chức cuộc thi sắc đẹp để chọn ra đệ nhất nữ tử thanh lâu. Trong ảnh là ba nữ tử đứng đầu trong một cuộc thi sắc đẹp ở thanh lâu. Có thể thấy, so với công chúa đương thời quả là "một trời một vực".


Lý Hồng Chương (trái), một đại thần nổi tiếng vào cuối triều đại nhà Thanh, và là một trong những nhà lãnh đạo chính của phong trào vận động Dương vụ. Gia đình Lý đại thần có 8 anh chị em, ông là con thứ 2 và trong ảnh là tầm hình chung với anh trai ông Lý Hạn Chương. Tuy nhiên, nhìn tầm hình này, chắc không ít người lầm tưởng họ là anh em sinh đôi.


Người ở giữa bức ảnh là Ái Tân Giác La Tải Tuần, người chú thứ 6 của Hoàng đế Phổ Nghi. Bề ngoài trông ông dáng vẻ to béo nhưng ông đã trở thành Hải quân đại thần của nhà Thanh khi mới 22 tuổi, ông cũng là người cuối cùng giữ chức vụ này của nhà Thanh. Tải Tuần là người kiên định chính trực, nhất quyết từ chối phục vụ cho chính quyến bù nhìn Mãn Châu.


Dưỡng Tâm điện, nơi ở của hoàng đế, trong ảnh là giường của hoàng đế Phổ Nghi. Lúc này, Phổ Nghi đang ngủ thì được thái giám thông báo Phùng Ngọc Tường đã đánh vào hoàng cung. Phổ Nghi nghe tin liền thất sắc, vội vàng chạy trốn, để lại một mớ bừa bộn trên "long sàng".
Nguồn: Báo điện tử Kiến Thức
 

Bình luận bằng Facebook

Top