Vào thời Trung Quốc cổ đại, một phụ nữ đoan trang thì trước khi kết hôn không được quan hệ tình dục. Điều đó nghĩa là đêm tân hôn cô gái ấy phải còn trinh, bằng không sẽ bị coi là "gái điếm" và bị đuổi về nhà mẹ đẻ.
Chuyện trinh tiết quan trọng như vậy nên những cô gái không bao giờ chủ động "chuyện chăn gối" với chồng. Vì vậy, đàn ông Trung Quốc xưa kia đã có rất nhiều chiêu để kiểm tra xem vợ mình còn trinh hay không.
"Lạc hồng" đêm tân hôn
Màng trinh là một màng mỏng bao quanh âm đạo, thường bị rách khi quan hệ nam nữ, kèm theo chảy máu (lạc hồng). Đó là cấu tạo sinh lý độc đáo của người phụ nữ và nam giới cổ đại Trung Quốc căn cứ vào đây phát minh ra phương pháp kiểm tra trinh tiết cực kỳ phổ biến.
Nếu màng trinh của tân nương bị rách thì người chồng sẽ kết luận cô ấy không còn trinh trắng. Ngược lại, nếu còn nguyên vẹn thì cô gái này sẽ được chồng trân trọng, yêu thương. Vì vậy, có một tập tục phổ biến ngày xưa đó là người chồng sẽ chuẩn bị sẵn một mảnh vải trắng trong phòng tân hôn để kiểm tra xem vợ mình có chảy máu khi quan hệ hay không.
Ảnh minh họa.
Trong rất nhiều tiểu thuyết, đàn ông Trung Quốc cổ đại áp dụng phương pháp trên để kiểm tra trinh tiết của vợ mình. Nhiều cô gái vì không chảy máu trong đêm động phòng mà bị nhà chồng trả về cho bố mẹ đẻ hoặc bị đối xử vô cùng tàn nhẫn. Không chỉ ở Trung Quốc, cách xác định trinh tiết dựa vào màng trinh còn phổ biến ở nhiều quốc gia khác. Tuy nhiên, y học ngày nay đã chứng minh được rằng màng trinh bị rách không chỉ do quan hệ tình dục. Ngay cả những tai nạn khi lao động, chơi thể thao... cũng có thể khiến một cô gái bị rách màng trinh. Ngược lại, nhiều cô gái lại không có màng trinh hoặc màng trinh dày, khi quan hệ cũng không rách thì dễ bị oan uổng nếu sử dụng phương pháp này.
Thủ cung sa
Đây cũng là một trong những bí quyết giúp kiểm tra trinh tiết của phụ nữ thời cổ đại. Theo sách "Bác vật chí" thời Tấn, thủ cung sa là dấu vết màu đỏ để chứng tỏ người con gái còn trinh nguyên. Thủ cung là một loại thạch sùng được nuôi bằng chu sa nên thân thể có màu đỏ. Người ta giã nát thủ cung để lấy được thứ nước màu đỏ như son, sau đó chấm nước này lên cánh tay người con gái, cách vai khoảng một tấc. Nếu người này không quan hệ chăn gối thì vết thủ cung sa vẫn nguyên vẹn, sau đó biến thành nốt ruồi son. Ngược lại, nếu đã thất thân thì vết đỏ sẽ biến mất.
Tuy nhiên, thủ cung sa liệu có thực sự kỳ diệu như trong truyền thuyết hay không thì chưa rõ bởi thời nay rất ít người kiểm nghiệm điều này. Chúng ta cũng không có tài liệu để kiểm chứng nên rất có thể nó chỉ là sản phẩm từ trí tưởng tượng của người Trung Hoa cổ đại mà thôi.
Ảnh minh họa.
Thử máu nghiệm trinh tiết
Người Trung Quốc xưa truyền tai nhau rằng máu trinh nữ khi thả vào nước sẽ đông lại, không phân tán. Ngược lại, nếu đã thất thân thì máu sẽ hòa tan trong nước.
Theo cuốn "Trùng minh mạn lục" của học sĩ Thái Hành Tử đời Thanh, một cô gái bị gia đình chồng nghi oan thông dâm với hàng xóm. Để kiểm tra trinh tiết con dâu, nhà chồng đã chuốc cho cô uống say, sau đó trích máu thả vào trong nước. Giọt máu của nàng sau đó ngưng đọng như giọt ngọc nên cuối cùng được trả lại trong sạch.
Bà đỡ kiểm tra trinh tiết
Ngoài những phương pháp kể trên, người Trung Quốc cổ đại còn dùng bà đỡ để kiểm tra trinh tiết của phụ nữ. Bà đỡ thường sẽ là bà mối hoặc một người do bên nhà trai chỉ định.
Cuốn "Kiến sinh văn" từng ghi lại sự việc dùng bà đỡ để nghiệm thân thời Hán Hoàn Đế. Theo đó, trước khi hoàng hậu Lương Oánh được tấn phong, bà phải trải qua quá trình kiểm tra do Ngô Câu thực hiện.
Xét về tướng mạo, hoàng hậu Lương Oánh có nét mặt "tựa bình minh trong tuyết, đẹp tới mức người ta khó lòng nhìn thẳng". Ngũ quan của hoàng hậu cũng đẹp hoàn mỹ, "mắt trong veo, mi cong dày, môi đỏ tươi, răng trắng, vành tai thon gọn, sống mũi cao, gò má hài hòa".
Sau đó, Ngô Câu còn kiểm tra thân thể của hoàng hậu. Sau khi cởi y phục, hoàng hậu tỏa ra một mùi hương hoa quả dìu dịu, da dẻ thanh thuần, vùng kín hồng hào, màng trinh nguyên vẹn".
Có thể thấy quá trình kiểm tra của các bà đỡ ngày xưa cũng không khác nhiều so với việc thăm khám của những bác sĩ phụ khoa ngày nay. Họ chú trọng nhiều nhất và việc kiểm tra vùng kín để xem người phụ nữ còn là trinh nữ hay không.
"Gió hắt hơi"
Phương pháp kiểm tra trinh tiết có tên "phún đế phong" (gió hắt hơi) khá lạ lùng nhưng cũng từng được sử dụng trong thời phong kiến Trung Quốc. Trong một cuốn tiểu thuyết viết về thời nhà Minh, người ta sẽ thử trinh nữ bằng cách đưa cô gái đến trước một chậu than nhưng không mặc quần lót. Sau đó, người ta đốt giấy, thổi khói lên để cô gái phải hắt hơi. Trong quá trình hắt hơi, nếu bên dưới có luồng gió làm bay tro than thì cô gái không còn là trinh nữ. Ngược lại, nếu tro than không di chuyển thì cô gái được xác định còn trinh.
Tuy nhiên, cách xác định trinh tiết này có thể sẽ khiến nhiều cô gái bị oan. Nếu cô ấy hắt hơi mạnh thì chắc chắn tro than bên dưới sẽ bay tứ tung chứ không liên quan gì đến chuyện còn hay mất trinh tiết.
Ảnh minh họa.
Nhìn xương cốt, tướng mạo
Ngoài những cách nghiệm thân kể trên, người Trung Quốc xưa còn dựa vào xương cốt, tướng mạo để nhận biết gái trinh. Trong tiểu thuyết "Bát đoạt cầm" thời nhà Minh có đoạn nói về khám nghiệm tử thi một phụ nữ đã qua đời. Muốn biết người này còn trinh hay không thì xem xương chẩm. Xương chẩm trắng tức đó là trinh nữ, xương đen thì không còn trong trắng.
Ngoài ra, dân gian còn truyền nhau cách phân biệt trinh tiết phụ nữ qua lông mày. Nếu lông mày hình móc câu và dài thì đó là gái trinh, nếu lông mày dựng lên và dài thì cô gái đó không còn trinh trắng. Hoặc khi nhìn vào bước đi của một cô gái, nếu cô ấy đi khép chân, đó là trinh nữ, nếu đi 2 hàng, có khoảng trống rõ ràng giữa đùi thì cô ấy đã mất trinh.
Khi nhìn vào đuôi mắt, nếu cô gái có đuôi mắt hồng hoặc hơi đỏ thì người này chỉ mới mất đi trinh tiết. Ngược lại, người có đuôi mắt màu đen chứng tỏ đã mất trinh từ lâu. Tuy nhiên, phương pháp nghiệm thân này chỉ dành cho những cô gái trẻ chứ không phù hợp với phụ nữ trung niên.
Còn rất nhiều quan niệm về trinh tiết khác như nếu là gái tân, sau khi quan hệ thân thể sẽ để lại nhiều vết hồng. Trong cuốn "Cổ kim đồ thư tập hành", phụ nữ còn trinh là người có tinh thần thẳng thắn nhưng không quyến rũ, biết cười giấu răng, vai nhô cao như rùa. Những người có cử chỉ không ngay thẳng, phong thái quyến rũ thì ắt là kẻ phong trần.
Trong một số tài liệu còn nhận định phụ nữ mà đứng nghiêng người dựa cửa, thấy người đến thì đảo mắt, xoa má, cắn ngón tay, chỉnh quần áo, ngồi rung đùi... thì chứng tỏ đã từng tư thông.
Hoặc một cách nhận diện gái trinh nữa đó là lông mi cong, ngực căng tròn, mềm mại. Người không còn là xử nữ thì lông mi cụp xuống, ngực thường mềm rũ.
Trên đây là những biện pháp kiểm tra trinh tiết mà người Trung Quốc cổ đại thường sử dụng. Không có một phương pháp nào là chính xác 100%, do đó, rất nhiều cô gái đã phải chịu cảnh oan khuất vì những hủ tục này.
Nguồn: Báo điện tử Kiến Thức
Chuyện trinh tiết quan trọng như vậy nên những cô gái không bao giờ chủ động "chuyện chăn gối" với chồng. Vì vậy, đàn ông Trung Quốc xưa kia đã có rất nhiều chiêu để kiểm tra xem vợ mình còn trinh hay không.
"Lạc hồng" đêm tân hôn
Màng trinh là một màng mỏng bao quanh âm đạo, thường bị rách khi quan hệ nam nữ, kèm theo chảy máu (lạc hồng). Đó là cấu tạo sinh lý độc đáo của người phụ nữ và nam giới cổ đại Trung Quốc căn cứ vào đây phát minh ra phương pháp kiểm tra trinh tiết cực kỳ phổ biến.
Nếu màng trinh của tân nương bị rách thì người chồng sẽ kết luận cô ấy không còn trinh trắng. Ngược lại, nếu còn nguyên vẹn thì cô gái này sẽ được chồng trân trọng, yêu thương. Vì vậy, có một tập tục phổ biến ngày xưa đó là người chồng sẽ chuẩn bị sẵn một mảnh vải trắng trong phòng tân hôn để kiểm tra xem vợ mình có chảy máu khi quan hệ hay không.
Ảnh minh họa.
Trong rất nhiều tiểu thuyết, đàn ông Trung Quốc cổ đại áp dụng phương pháp trên để kiểm tra trinh tiết của vợ mình. Nhiều cô gái vì không chảy máu trong đêm động phòng mà bị nhà chồng trả về cho bố mẹ đẻ hoặc bị đối xử vô cùng tàn nhẫn. Không chỉ ở Trung Quốc, cách xác định trinh tiết dựa vào màng trinh còn phổ biến ở nhiều quốc gia khác. Tuy nhiên, y học ngày nay đã chứng minh được rằng màng trinh bị rách không chỉ do quan hệ tình dục. Ngay cả những tai nạn khi lao động, chơi thể thao... cũng có thể khiến một cô gái bị rách màng trinh. Ngược lại, nhiều cô gái lại không có màng trinh hoặc màng trinh dày, khi quan hệ cũng không rách thì dễ bị oan uổng nếu sử dụng phương pháp này.
Thủ cung sa
Đây cũng là một trong những bí quyết giúp kiểm tra trinh tiết của phụ nữ thời cổ đại. Theo sách "Bác vật chí" thời Tấn, thủ cung sa là dấu vết màu đỏ để chứng tỏ người con gái còn trinh nguyên. Thủ cung là một loại thạch sùng được nuôi bằng chu sa nên thân thể có màu đỏ. Người ta giã nát thủ cung để lấy được thứ nước màu đỏ như son, sau đó chấm nước này lên cánh tay người con gái, cách vai khoảng một tấc. Nếu người này không quan hệ chăn gối thì vết thủ cung sa vẫn nguyên vẹn, sau đó biến thành nốt ruồi son. Ngược lại, nếu đã thất thân thì vết đỏ sẽ biến mất.
Tuy nhiên, thủ cung sa liệu có thực sự kỳ diệu như trong truyền thuyết hay không thì chưa rõ bởi thời nay rất ít người kiểm nghiệm điều này. Chúng ta cũng không có tài liệu để kiểm chứng nên rất có thể nó chỉ là sản phẩm từ trí tưởng tượng của người Trung Hoa cổ đại mà thôi.
Ảnh minh họa.
Thử máu nghiệm trinh tiết
Người Trung Quốc xưa truyền tai nhau rằng máu trinh nữ khi thả vào nước sẽ đông lại, không phân tán. Ngược lại, nếu đã thất thân thì máu sẽ hòa tan trong nước.
Theo cuốn "Trùng minh mạn lục" của học sĩ Thái Hành Tử đời Thanh, một cô gái bị gia đình chồng nghi oan thông dâm với hàng xóm. Để kiểm tra trinh tiết con dâu, nhà chồng đã chuốc cho cô uống say, sau đó trích máu thả vào trong nước. Giọt máu của nàng sau đó ngưng đọng như giọt ngọc nên cuối cùng được trả lại trong sạch.
Bà đỡ kiểm tra trinh tiết
Ngoài những phương pháp kể trên, người Trung Quốc cổ đại còn dùng bà đỡ để kiểm tra trinh tiết của phụ nữ. Bà đỡ thường sẽ là bà mối hoặc một người do bên nhà trai chỉ định.
Cuốn "Kiến sinh văn" từng ghi lại sự việc dùng bà đỡ để nghiệm thân thời Hán Hoàn Đế. Theo đó, trước khi hoàng hậu Lương Oánh được tấn phong, bà phải trải qua quá trình kiểm tra do Ngô Câu thực hiện.
Xét về tướng mạo, hoàng hậu Lương Oánh có nét mặt "tựa bình minh trong tuyết, đẹp tới mức người ta khó lòng nhìn thẳng". Ngũ quan của hoàng hậu cũng đẹp hoàn mỹ, "mắt trong veo, mi cong dày, môi đỏ tươi, răng trắng, vành tai thon gọn, sống mũi cao, gò má hài hòa".
Sau đó, Ngô Câu còn kiểm tra thân thể của hoàng hậu. Sau khi cởi y phục, hoàng hậu tỏa ra một mùi hương hoa quả dìu dịu, da dẻ thanh thuần, vùng kín hồng hào, màng trinh nguyên vẹn".
Có thể thấy quá trình kiểm tra của các bà đỡ ngày xưa cũng không khác nhiều so với việc thăm khám của những bác sĩ phụ khoa ngày nay. Họ chú trọng nhiều nhất và việc kiểm tra vùng kín để xem người phụ nữ còn là trinh nữ hay không.
"Gió hắt hơi"
Phương pháp kiểm tra trinh tiết có tên "phún đế phong" (gió hắt hơi) khá lạ lùng nhưng cũng từng được sử dụng trong thời phong kiến Trung Quốc. Trong một cuốn tiểu thuyết viết về thời nhà Minh, người ta sẽ thử trinh nữ bằng cách đưa cô gái đến trước một chậu than nhưng không mặc quần lót. Sau đó, người ta đốt giấy, thổi khói lên để cô gái phải hắt hơi. Trong quá trình hắt hơi, nếu bên dưới có luồng gió làm bay tro than thì cô gái không còn là trinh nữ. Ngược lại, nếu tro than không di chuyển thì cô gái được xác định còn trinh.
Tuy nhiên, cách xác định trinh tiết này có thể sẽ khiến nhiều cô gái bị oan. Nếu cô ấy hắt hơi mạnh thì chắc chắn tro than bên dưới sẽ bay tứ tung chứ không liên quan gì đến chuyện còn hay mất trinh tiết.
Ảnh minh họa.
Nhìn xương cốt, tướng mạo
Ngoài những cách nghiệm thân kể trên, người Trung Quốc xưa còn dựa vào xương cốt, tướng mạo để nhận biết gái trinh. Trong tiểu thuyết "Bát đoạt cầm" thời nhà Minh có đoạn nói về khám nghiệm tử thi một phụ nữ đã qua đời. Muốn biết người này còn trinh hay không thì xem xương chẩm. Xương chẩm trắng tức đó là trinh nữ, xương đen thì không còn trong trắng.
Ngoài ra, dân gian còn truyền nhau cách phân biệt trinh tiết phụ nữ qua lông mày. Nếu lông mày hình móc câu và dài thì đó là gái trinh, nếu lông mày dựng lên và dài thì cô gái đó không còn trinh trắng. Hoặc khi nhìn vào bước đi của một cô gái, nếu cô ấy đi khép chân, đó là trinh nữ, nếu đi 2 hàng, có khoảng trống rõ ràng giữa đùi thì cô ấy đã mất trinh.
Khi nhìn vào đuôi mắt, nếu cô gái có đuôi mắt hồng hoặc hơi đỏ thì người này chỉ mới mất đi trinh tiết. Ngược lại, người có đuôi mắt màu đen chứng tỏ đã mất trinh từ lâu. Tuy nhiên, phương pháp nghiệm thân này chỉ dành cho những cô gái trẻ chứ không phù hợp với phụ nữ trung niên.
Còn rất nhiều quan niệm về trinh tiết khác như nếu là gái tân, sau khi quan hệ thân thể sẽ để lại nhiều vết hồng. Trong cuốn "Cổ kim đồ thư tập hành", phụ nữ còn trinh là người có tinh thần thẳng thắn nhưng không quyến rũ, biết cười giấu răng, vai nhô cao như rùa. Những người có cử chỉ không ngay thẳng, phong thái quyến rũ thì ắt là kẻ phong trần.
Trong một số tài liệu còn nhận định phụ nữ mà đứng nghiêng người dựa cửa, thấy người đến thì đảo mắt, xoa má, cắn ngón tay, chỉnh quần áo, ngồi rung đùi... thì chứng tỏ đã từng tư thông.
Hoặc một cách nhận diện gái trinh nữa đó là lông mi cong, ngực căng tròn, mềm mại. Người không còn là xử nữ thì lông mi cụp xuống, ngực thường mềm rũ.
Trên đây là những biện pháp kiểm tra trinh tiết mà người Trung Quốc cổ đại thường sử dụng. Không có một phương pháp nào là chính xác 100%, do đó, rất nhiều cô gái đã phải chịu cảnh oan khuất vì những hủ tục này.
Nguồn: Báo điện tử Kiến Thức