Hiểu được năng lực người học
Lưu ý đầu tiên của giảng viên Nguyễn Thị Ngân là giảng viên phải quan tâm và hiểu được năng lực người học. Thông qua giảng dạy, giao tiếp trên lớp để đánh giá xem năng lực, trình độ của người học đang ở đâu, từ đó giảng dạy nối tiếp và khích lệ người học. Đôi khi giảng viên còn phải dành thời gian để lấp những lỗ hổng kiến thức của môn học trước, tránh giảng cho xong theo yêu cầu của đề cương. Làm được như vậy, sinh viên sẽ hiểu bài, thích học – đó là cơ sở đầu tiên để phát huy năng lực người học.
Nắm được yêu cầu xã hội với nội dung môn học
Yêu cầu tiếp theo, theo giảng viên Nguyễn Thị Ngân, là giảng viên phải nắm bắt được yêu cầu của xã hội đối với nội dung của môn học. Hầu hết các giáo trình kỹ thuật đều viết rất kỹ về kiến thức chuyên môn, nhưng điểm yếu lại là những giáo trình này hầu như không liên hệ các kiến thức đó với công việc thực tiễn.
Nhiệm vụ của giảng viên đại học trước hết là cung cấp cho sinh viên các kiến thức về lĩnh vực yêu cầu; sau đó làm rõ cho sinh viên thấy người ta dùng kiến thức đó trong thực tế như thế nào, giúp sinh viên trả lời được câu hỏi: với vai trò của một kỹ sư mới ra trường, mình sẽ làm gì với kiến thức đó?
Làm rõ sự kết nối kiến thức giữa các môn học
Giảng viên Nguyễn Thị Ngân cho rằng, một điều hết sức quan trọng là người dạy phải làm rõ sự kết nối kiến thức của các môn học, môn đang học với môn đã học, môn đang học với môn sẽ học.
Làm được như vậy, sinh viên sẽ có sự xâu chuỗi kiến thức, có được sự ham muốn tiếp tục tìm tòi kiến thức và qua đó là sự ghi nhớ kiến thức và muốn học. Muốn làm được điều này, bản thân giảng viên phải có kiến thức vững về hệ môn học trong ngành mà mình giảng dạy.
Chia sẻ kinh nghiệm thực tế liên quan đến bài học
Nhấn mạnh điều này, giảng viên Nguyễn Thị Ngân gợi ý, giảng viên cần lồng ghép kể cho sinh viên nghe những cách xử lý tình huống liên quan của công trường A, công ty B, người C… Thông qua đó, trước hết làm bài giảng bớt nhàm chán, sau nữa là giúp sinh viên bước đầu hình thành được tư duy về cách xử lý một vấn đề cụ thể.
Đặt nhiều câu hỏi tư duy và tình huống
Theo giảng viên Nguyễn Thị Ngân, đó là những câu hỏi: Phân tích vấn đề A? Phân tích sự ảnh hưởng của A đến B? Tại sao? Giả sử trong trường hợp C thì giải quyết vấn đề ra sao?...
Khi đó, người học sẽ phải tìm tòi, suy ngẫm, đôi khi là trăn trở về vấn đề mình đang học. Tránh đặt câu hỏi là gì; nêu… làm ì tư duy người học.
Tổ chức tìm hiểu thực tế
Lưu ý cuối cùng của giảng viên Nguyễn Thị Ngân là cần tổ chức cho sinh viên tìm hiểu thực tế nội dung môn học hoặc đi thực tế. Sinh viên có nghe xong, ghi xong rồi cũng sẽ quên, nhưng nếu được quan sát, được thực hiện thì chắc chắn sẽ ghi nhớ tốt. Vì vậy, đây cũng là việc vô cùng cần thiết với nhiều môn của ngành kỹ thuật.
Bài trao đổi được biên tập từ tham luận của giảng viên Nguyễn Thị Ngân (Trường ĐH Đại Nam) tại hội thảo khoa học “Đổi mới phương pháp giảng dạy theo định hướng phát triển năng lực người học tại các cơ sở đào tạo đại học ngoài công lập”.
Nguồn: Báo Giáo dục & Thời đại
Lưu ý đầu tiên của giảng viên Nguyễn Thị Ngân là giảng viên phải quan tâm và hiểu được năng lực người học. Thông qua giảng dạy, giao tiếp trên lớp để đánh giá xem năng lực, trình độ của người học đang ở đâu, từ đó giảng dạy nối tiếp và khích lệ người học. Đôi khi giảng viên còn phải dành thời gian để lấp những lỗ hổng kiến thức của môn học trước, tránh giảng cho xong theo yêu cầu của đề cương. Làm được như vậy, sinh viên sẽ hiểu bài, thích học – đó là cơ sở đầu tiên để phát huy năng lực người học.
Nắm được yêu cầu xã hội với nội dung môn học
Yêu cầu tiếp theo, theo giảng viên Nguyễn Thị Ngân, là giảng viên phải nắm bắt được yêu cầu của xã hội đối với nội dung của môn học. Hầu hết các giáo trình kỹ thuật đều viết rất kỹ về kiến thức chuyên môn, nhưng điểm yếu lại là những giáo trình này hầu như không liên hệ các kiến thức đó với công việc thực tiễn.
Nhiệm vụ của giảng viên đại học trước hết là cung cấp cho sinh viên các kiến thức về lĩnh vực yêu cầu; sau đó làm rõ cho sinh viên thấy người ta dùng kiến thức đó trong thực tế như thế nào, giúp sinh viên trả lời được câu hỏi: với vai trò của một kỹ sư mới ra trường, mình sẽ làm gì với kiến thức đó?
Làm rõ sự kết nối kiến thức giữa các môn học
Giảng viên Nguyễn Thị Ngân cho rằng, một điều hết sức quan trọng là người dạy phải làm rõ sự kết nối kiến thức của các môn học, môn đang học với môn đã học, môn đang học với môn sẽ học.
Làm được như vậy, sinh viên sẽ có sự xâu chuỗi kiến thức, có được sự ham muốn tiếp tục tìm tòi kiến thức và qua đó là sự ghi nhớ kiến thức và muốn học. Muốn làm được điều này, bản thân giảng viên phải có kiến thức vững về hệ môn học trong ngành mà mình giảng dạy.
Chia sẻ kinh nghiệm thực tế liên quan đến bài học
Nhấn mạnh điều này, giảng viên Nguyễn Thị Ngân gợi ý, giảng viên cần lồng ghép kể cho sinh viên nghe những cách xử lý tình huống liên quan của công trường A, công ty B, người C… Thông qua đó, trước hết làm bài giảng bớt nhàm chán, sau nữa là giúp sinh viên bước đầu hình thành được tư duy về cách xử lý một vấn đề cụ thể.
Đặt nhiều câu hỏi tư duy và tình huống
Theo giảng viên Nguyễn Thị Ngân, đó là những câu hỏi: Phân tích vấn đề A? Phân tích sự ảnh hưởng của A đến B? Tại sao? Giả sử trong trường hợp C thì giải quyết vấn đề ra sao?...
Khi đó, người học sẽ phải tìm tòi, suy ngẫm, đôi khi là trăn trở về vấn đề mình đang học. Tránh đặt câu hỏi là gì; nêu… làm ì tư duy người học.
Tổ chức tìm hiểu thực tế
Lưu ý cuối cùng của giảng viên Nguyễn Thị Ngân là cần tổ chức cho sinh viên tìm hiểu thực tế nội dung môn học hoặc đi thực tế. Sinh viên có nghe xong, ghi xong rồi cũng sẽ quên, nhưng nếu được quan sát, được thực hiện thì chắc chắn sẽ ghi nhớ tốt. Vì vậy, đây cũng là việc vô cùng cần thiết với nhiều môn của ngành kỹ thuật.
Bài trao đổi được biên tập từ tham luận của giảng viên Nguyễn Thị Ngân (Trường ĐH Đại Nam) tại hội thảo khoa học “Đổi mới phương pháp giảng dạy theo định hướng phát triển năng lực người học tại các cơ sở đào tạo đại học ngoài công lập”.
Nguồn: Báo Giáo dục & Thời đại