Từ kinh nghiệm thực tế triển khai ở Lào Cai, thầy Dương cho rằng, để dạy tốt, học tốt Ngoại ngữ ở vùng khó cần thực hiện một số giải pháp chủ yếu sau:
Thứ nhất: Tranh thủ sự hợp tác của tổ chức tình nguyện vì Hòa Bình Việt Nam (Volunteer for Peace Vietnam –VFP), chủ trương ủng hộ của UBND tỉnh để tiếp nhận các tình nguyện viên nước ngoài dài hạn và ngắn hạn cho các cơ sở giáo dục của tỉnh.
Về quy trình: Các đơn vị có nguyện vọng xin TNV gửi thông tin nhà trường (bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh) cho tổ chức VFP để đăng tải trên website của đối tác, các TNV sẽ lựa chọn và Sở GD&ĐT phối hợp làm thủ tục cho TNV vào giảng dạy hoặc trợ giảng.
Tuy nhiên các đơn vị này cũng phải có một khoản kinh phí để đảm bảo chỗ ăn, nghỉ và phương tiện đi lại (xe đạp) cho các tình nguyện viên nước ngoài.
Thứ hai: Tăng cường tổ chức các cuộc giao lưu có yếu tố nước ngoài để tăng cường sự hiểu biết văn hóa xã hội của các nước trên thế giới và đồng thời khích lệ tinh thần học tập ngoại ngữ của học sinh. Khích lệ tính sáng tạo của thầy và trò nhà trường trong mọi hoạt động chuyên môn.
Tăng cường hội thảo, tập huấn đổi mới phương pháp giảng dạy và kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực ngoại ngữ học sinh, cập nhật các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ.
Thứ ba: Cử giáo viên tham gia các lớp tập huấn của Đề án Ngoại ngữ 2020, nghiên cứu kỹ các văn bản chỉ đạo của Bộ và của Sở của phòng GD&ĐT; tập huấn về công nghệ thông tin và sử dụng hiệu quả bảng tương tác. Tự bồi dưỡng chuyên môn thông qua các phần mềm, thẻ cào online/offline.
Giáo viên nên đầu tư chuyên môn sâu thông qua các hoạt động như sinh hoạt tổ chuyên môn; hội thảo chuyên đề cấp trường, cấp thành phố; giáo viên tham gia nghiên cứu hành động; thi đổi mới phương pháp giảng dạy và kiểm tra đánh giá, viết sáng kiến kinh nghiệm bằng tiếng Anh,...Thi kiểm tra kiến thức giáo viên tiếng Anh 1 lần/ kỳ.
Thứ tư: Đối với cán bộ quản lý: Cần nắm vững những thuật ngữ chuyên môn tối thiểu để chỉ đạo. Trang bị kiến thức ngoại ngữ để có thể duyệt đề kiểm tra của giáo viên ngoại ngữ, có thể phát biểu bằng tiếng Anh trong một số hoạt động của tổ/nhóm ngoại ngữ.
Cán bộ quản lý nên có chế tài cho các giáo viên chủ động lập kế hoạch, xây dựng lộ trình tự ôn luyện để đạt chuẩn theo khung 6 bậc năng lực dùng cho Việt Nam.
Thứ năm: Đối với nhà trường: Khuyến khích học sinh tham gia các chương trình ngoại khóa, Câu lạc bộ tiếng Anh, tạo điều kiện để học sinh có cơ hội thể hiện năng khiếu, sở trường, sở thích của các em, giao lưu học tập với trường bạn, trung tâm Anh ngữ để tăng khả năng giao tiếp.
Tạo sân chơi vui học Tiếng Anh theo chủ điểm, tạo hứng thú, niềm say mê, yêu thích của học sinh, phát huy sự sáng tạo của học sinh (Thơ, hát, kể chuyện, sắm vai, kịch, phim, hoạt cảnh, trò chơi, hình ảnh…).
Tổ chức giao lưu, các cuộc thi giữa các khối lớp; tổ chức các lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc và văn hóa phương Tây. Tổ chức thi IOE và Olympic tài năng tiếng Anh cấp tỉnh, tiến tới thi cấp toàn quốc; hưởng ứng cuộc thi Hùng biện tiếng Anh do Tổ chức quốc tế Education First tại Hà Nội tổ chức.
Hướng dẫn học sinh phương pháp tự học, học qua mạng, học trực tuyến, sử dụng phần mềm tiếng Anh, tự mở rộng vốn từ vựng (ghi nhật ký, sổ ghi từ vựng, đọc sách, đọc truyện, xem phim, nghe bản tin…); giới thiệu sách tham khảo, băng đĩa… Sử dụng các phần mềm giáo dục, sách, truyện tranh, thư viện…
"Ngoài các giải pháp nêu trên, cần tăng cường công tác xã hội hóa đối với các hoạt động dạy và học ngoại ngữ; tận dụng người nước ngoài nói tiếng Anh trong tỉnh tham gia vào một số hoạt động giao lưu của trường.
Tuyên truyền các hoạt động của câu lạc bộ tiếng Anh qua nhiều kênh thông tin như mời phóng viên, đài, báo địa phương, qua hoạt động trào cờ, họp phụ huynhh để tiếp tục nhận được sự ủng hộ về lớp điển hình.
Tổ chức cho giáo viên ngoại ngữ giao lưu, tham quan học tập kinh nghiệm của các đơn vị điển hình trong tỉnh và ngoài tỉnh; tổ chức giao lưu, ngoại khóa; các hoạt động trải nghiệm sáng tạo.
Phát triển chương trình, giáo trình, tài liệu các nguồn học liệu dạy học ngoại ngữ: Nội dung học tập, giáo trình, tài liệu và hình thức triển khai dạy học ngoại ngữ tăng cường cần đa dạng, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường."
Thầy Hoàng Văn Dương
Nguồn: giaoducthoidai.vn
Thứ nhất: Tranh thủ sự hợp tác của tổ chức tình nguyện vì Hòa Bình Việt Nam (Volunteer for Peace Vietnam –VFP), chủ trương ủng hộ của UBND tỉnh để tiếp nhận các tình nguyện viên nước ngoài dài hạn và ngắn hạn cho các cơ sở giáo dục của tỉnh.
Về quy trình: Các đơn vị có nguyện vọng xin TNV gửi thông tin nhà trường (bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh) cho tổ chức VFP để đăng tải trên website của đối tác, các TNV sẽ lựa chọn và Sở GD&ĐT phối hợp làm thủ tục cho TNV vào giảng dạy hoặc trợ giảng.
Tuy nhiên các đơn vị này cũng phải có một khoản kinh phí để đảm bảo chỗ ăn, nghỉ và phương tiện đi lại (xe đạp) cho các tình nguyện viên nước ngoài.
Thứ hai: Tăng cường tổ chức các cuộc giao lưu có yếu tố nước ngoài để tăng cường sự hiểu biết văn hóa xã hội của các nước trên thế giới và đồng thời khích lệ tinh thần học tập ngoại ngữ của học sinh. Khích lệ tính sáng tạo của thầy và trò nhà trường trong mọi hoạt động chuyên môn.
Tăng cường hội thảo, tập huấn đổi mới phương pháp giảng dạy và kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực ngoại ngữ học sinh, cập nhật các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ.
Thứ ba: Cử giáo viên tham gia các lớp tập huấn của Đề án Ngoại ngữ 2020, nghiên cứu kỹ các văn bản chỉ đạo của Bộ và của Sở của phòng GD&ĐT; tập huấn về công nghệ thông tin và sử dụng hiệu quả bảng tương tác. Tự bồi dưỡng chuyên môn thông qua các phần mềm, thẻ cào online/offline.
Giáo viên nên đầu tư chuyên môn sâu thông qua các hoạt động như sinh hoạt tổ chuyên môn; hội thảo chuyên đề cấp trường, cấp thành phố; giáo viên tham gia nghiên cứu hành động; thi đổi mới phương pháp giảng dạy và kiểm tra đánh giá, viết sáng kiến kinh nghiệm bằng tiếng Anh,...Thi kiểm tra kiến thức giáo viên tiếng Anh 1 lần/ kỳ.
Thứ tư: Đối với cán bộ quản lý: Cần nắm vững những thuật ngữ chuyên môn tối thiểu để chỉ đạo. Trang bị kiến thức ngoại ngữ để có thể duyệt đề kiểm tra của giáo viên ngoại ngữ, có thể phát biểu bằng tiếng Anh trong một số hoạt động của tổ/nhóm ngoại ngữ.
Cán bộ quản lý nên có chế tài cho các giáo viên chủ động lập kế hoạch, xây dựng lộ trình tự ôn luyện để đạt chuẩn theo khung 6 bậc năng lực dùng cho Việt Nam.
Thứ năm: Đối với nhà trường: Khuyến khích học sinh tham gia các chương trình ngoại khóa, Câu lạc bộ tiếng Anh, tạo điều kiện để học sinh có cơ hội thể hiện năng khiếu, sở trường, sở thích của các em, giao lưu học tập với trường bạn, trung tâm Anh ngữ để tăng khả năng giao tiếp.
Tạo sân chơi vui học Tiếng Anh theo chủ điểm, tạo hứng thú, niềm say mê, yêu thích của học sinh, phát huy sự sáng tạo của học sinh (Thơ, hát, kể chuyện, sắm vai, kịch, phim, hoạt cảnh, trò chơi, hình ảnh…).
Tổ chức giao lưu, các cuộc thi giữa các khối lớp; tổ chức các lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc và văn hóa phương Tây. Tổ chức thi IOE và Olympic tài năng tiếng Anh cấp tỉnh, tiến tới thi cấp toàn quốc; hưởng ứng cuộc thi Hùng biện tiếng Anh do Tổ chức quốc tế Education First tại Hà Nội tổ chức.
Hướng dẫn học sinh phương pháp tự học, học qua mạng, học trực tuyến, sử dụng phần mềm tiếng Anh, tự mở rộng vốn từ vựng (ghi nhật ký, sổ ghi từ vựng, đọc sách, đọc truyện, xem phim, nghe bản tin…); giới thiệu sách tham khảo, băng đĩa… Sử dụng các phần mềm giáo dục, sách, truyện tranh, thư viện…
"Ngoài các giải pháp nêu trên, cần tăng cường công tác xã hội hóa đối với các hoạt động dạy và học ngoại ngữ; tận dụng người nước ngoài nói tiếng Anh trong tỉnh tham gia vào một số hoạt động giao lưu của trường.
Tuyên truyền các hoạt động của câu lạc bộ tiếng Anh qua nhiều kênh thông tin như mời phóng viên, đài, báo địa phương, qua hoạt động trào cờ, họp phụ huynhh để tiếp tục nhận được sự ủng hộ về lớp điển hình.
Tổ chức cho giáo viên ngoại ngữ giao lưu, tham quan học tập kinh nghiệm của các đơn vị điển hình trong tỉnh và ngoài tỉnh; tổ chức giao lưu, ngoại khóa; các hoạt động trải nghiệm sáng tạo.
Phát triển chương trình, giáo trình, tài liệu các nguồn học liệu dạy học ngoại ngữ: Nội dung học tập, giáo trình, tài liệu và hình thức triển khai dạy học ngoại ngữ tăng cường cần đa dạng, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường."
Thầy Hoàng Văn Dương
Nguồn: giaoducthoidai.vn