Cô Đặng Thị Phương Thúy - Giáo viên Trường THPT A Hải Hậu (Nam Định) - chia sẻ 5 bước soạn giảng một tiết học bằng tiếng Anh như sau:
Lựa chọn bài giảng
Bài giảng nằm trong chương trình THPT, không nhất thiết phải là một bài hoàn chỉnh mà có thể là một phần của bài, nhưng khai thác nội dung và triển khai trong một tiết học.
Chủ trương dạy học môn khoa học tự nhiên bằng tiếng Anh còn mới mẻ, nên giai đoạn đầu tiếp cận cả giáo viên và học sinh đều khá lạ lẫm.
Vì thế, để nâng cao hiệu quả của việc dạy học nên lựa chọn những bài giảng giáo viên dễ khai thác, kiến thức phù hợp với khả năng tiếp cận của học sinh.
Khi học, học sinh cũng cảm thấy hứng thú với bài học, đặc biệt xóa được mặc cảm của học sinh với tiếng Anh, nhất là tiếng Anh chuyên ngành.
Một số bài được lựa chọn để giảng dạy như cấu trúc tế bào (cell structure), phiên mã (transcription), dịch mã (translation). Trong bài giảng, giáo viên luôn sử dụng các video, các hình ảnh minh họa giúp lôi cuốn học sinh, đồng thời học sinh cũng dễ tiếp thu kiến thức.
Tìm tài nguyên
Tìm tài nguyên là một bước vô cùng quan trọng trong tiến trình soạn giảng của người giáo viên. Công việc tìm tài nguyên chiếm khá nhiều thời gian, rồi đưa tài nguyên vào bài giảng người giáo viên cũng phải có những chọn lựa phù hợp. Đối với môn Sinh học, một nguồn tài liệu không thể thiếu của giáo viên là cuốn Campbell Biology phiên bản tiếng Việt và tiếng Anh.
Bên cạnh đó, Internet là công cụ tìm kiếm tài nguyên cực kì hữu hiệu của cả giáo viên và học sinh, cụ thể: Tìm sách trên Internet; tìm các phim có phụ đề để luyện nghe và đọc; tìm các bài soạn, phiếu học tập và các hoạt động; dùng trang quizlet để học sinh luyện nghe và học từ mới…
Thảo luận cùng nhóm chuyên môn để lên khung giáo án
Sau khi lựa chọn bài giảng, tìm được tài liệu, giáo viên đưa ra ý tưởng về khung giáo án sơ lược của mình, trình bày trước nhóm chuyên môn. Các thành viên trong nhóm sẽ đóng góp ý kiến, bổ xung hoặc chỉnh sửa giáo án sao cho phù hợp.
Hoạt động nhóm của giáo viên tạo hiệu quả rất cao trong giảng dạy. Thông qua hoạt động nhóm, các giáo viên trao đổi chuyên môn với nhau, rút kinh nghiệm cho nhau, học tập nhau cả về chuyên môn và ngoại ngữ.
Giáo án xây dựng xong phải đảm bảo đúng, đủ nội dung kiến thức như chuẩn kiến thức kĩ năng. Giáo án phải đảm bảo tính đặc thù của bộ môn, vì đây là tiết dạy Sinh học bằng tiếng Anh chứ không phải dạy tiếng Anh. Đặc biệt trong giáo án phải có đầy đủ các hoạt động để rèn 4 kĩ năng nghe, nói, đọc, viết của học sinh, cụ thể:
Nghe: Học sinh nghe từ mới, nghe cả câu hoặc cả đoạn dài.
Nói: Học sinh nói giao tiếp với giáo viên, với bạn bè, sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh giao tiếp, và cả tiếng Anh chuyên ngành.
Đọc: Học sinh đọc từ mới, đọc đoạn văn chứa nội dung chuyên ngành.
Viết: Luyện viết từ, hoặc viết cả câu.
Giáo án phải phát huy tính tích cực của học sinh, giáo viên phải tổ chức nhiều hoạt động cho học sinh, học sinh hoạt động nhóm hoặc hoạt động cá nhân một cách tích cực.
Các bài giảng tôi chọn lựa thường về cơ chế như cơ chế phiên mã, cơ chế dịch mã; thì các hoạt động cần khai thác là: khái niệm, các thành phần tham gia, vai trò các thành phần đó, diễn biến và kết quả quá trình.
Sau khi tham khảo ý kiến của các thành viên, giáo viên quyết định xây dựng một khung giáo án hoàn chỉnh với các nội dung và hoạt động phù hợp.
Thiết kế giáo án Powerpoint
Trên cơ sở khung giáo án đã có, giáo viên thiết kế một giáo án Powerpoint hoàn chỉnh. Khi dạy các môn KHTN bằng tiếng Anh, việc đầu tiên là người giáo viên phải cung cấp tài liệu chuyên ngành cho học sinh. Cách lấy tài liệu như tôi đã giới thiệu ở trên, còn lựa chọn như thế nào cho phù hợp bài giảng thì tùy vào thiết kế của mỗi giáo viên.
Sau khi phát tài liệu (là nội dung bài dạy) cho học sinh, giáo viên phải tra nghĩa từ mới và dạy học sinh đọc từ mới, hiểu nghĩa từ mới là những công việc đầu tiên trong một tiết học.
Để hiểu nghĩa từ (meaning), chúng ta cần sử dụng song song cuốn Campbell tiếng Anh và tiếng Việt, và các tài liệu khác như đã giới thiệu ở trên.
Ngoài ra, để tra cứu nghĩa của từ, phiên âm, phát âm, tôi hay sử dụng những trang web có độ chính xác cao như: http://www.oxfordlearnersdictionaries.com/; http://www.oxforddictionaries.com/; http://dictionary.cambridge.org/; https://www.hellochao.vn
Xây dựng tiết dạy hoàn chỉnh
Sau khi giáo án Powepoint hoàn chỉnh, giáo viên phải kết hợp từ ngữ tiếng Anh giao tiếp để hoàn thành tiết học hoàn chỉnh. Ví dụ:
Welcome to the teachers attend our lesson today hoặc I’m glad to introduce you, the teachers attend our lesson today: dùng khi giới thiệu giáo viên vào dự giờ.
Our lesson today is about…: bài học của chúng ta hôm nay về…
So these are some new words in our lesson today: đây là những từ mới của bài học hôm nay.
That’s all for our lesson today: Trên đây là tất cả phần bài học chúng ta hôm nay.
Thanks for your listening: Cảm ơn sự lắng nghe của các thầy cô và các bạn.
Một số mệnh lệnh thường dùng như:
Look at the screen: nhìn lên màn chiếu.
Listen and reapeat: nghe và nhắc lại.
One more, please / Read more loudly: nói lại lần nữa / đọc to hơn.
Work in groups, dissuss, do the task: làm việc theo nhóm, thảo luận, làm bài .
Time’s up: hết giờ.
Can you repeat ? bạn có thể nhắc lại.
Read the hold sentence: đọc cả câu.
Sit down/Let’s start: ngồi xuống/cùng bắt đầu.
Now, we move to the next part: chúng ta chuyển sang vần tiếp theo.
Read the question and choose the best answer: đọc câu hỏi và lựa chọn câu trả lời.
Một số câu hỏi thường dùng:
Who can read this paragraph in English? bạn nào có thể đọc đoạn này bằng tiếng Anh.
Who volunteer to present? Ai xung phong
Who volunteer to give the answer? Ai xung phong trả lời câu hỏi.
Who can go to the board and write down? Ai lên bảng và viết.
Nguồn: giaoducthoidai.vn
Lựa chọn bài giảng
Bài giảng nằm trong chương trình THPT, không nhất thiết phải là một bài hoàn chỉnh mà có thể là một phần của bài, nhưng khai thác nội dung và triển khai trong một tiết học.
Chủ trương dạy học môn khoa học tự nhiên bằng tiếng Anh còn mới mẻ, nên giai đoạn đầu tiếp cận cả giáo viên và học sinh đều khá lạ lẫm.
Vì thế, để nâng cao hiệu quả của việc dạy học nên lựa chọn những bài giảng giáo viên dễ khai thác, kiến thức phù hợp với khả năng tiếp cận của học sinh.
Khi học, học sinh cũng cảm thấy hứng thú với bài học, đặc biệt xóa được mặc cảm của học sinh với tiếng Anh, nhất là tiếng Anh chuyên ngành.
Một số bài được lựa chọn để giảng dạy như cấu trúc tế bào (cell structure), phiên mã (transcription), dịch mã (translation). Trong bài giảng, giáo viên luôn sử dụng các video, các hình ảnh minh họa giúp lôi cuốn học sinh, đồng thời học sinh cũng dễ tiếp thu kiến thức.
Tìm tài nguyên
Tìm tài nguyên là một bước vô cùng quan trọng trong tiến trình soạn giảng của người giáo viên. Công việc tìm tài nguyên chiếm khá nhiều thời gian, rồi đưa tài nguyên vào bài giảng người giáo viên cũng phải có những chọn lựa phù hợp. Đối với môn Sinh học, một nguồn tài liệu không thể thiếu của giáo viên là cuốn Campbell Biology phiên bản tiếng Việt và tiếng Anh.
Bên cạnh đó, Internet là công cụ tìm kiếm tài nguyên cực kì hữu hiệu của cả giáo viên và học sinh, cụ thể: Tìm sách trên Internet; tìm các phim có phụ đề để luyện nghe và đọc; tìm các bài soạn, phiếu học tập và các hoạt động; dùng trang quizlet để học sinh luyện nghe và học từ mới…
Thảo luận cùng nhóm chuyên môn để lên khung giáo án
Sau khi lựa chọn bài giảng, tìm được tài liệu, giáo viên đưa ra ý tưởng về khung giáo án sơ lược của mình, trình bày trước nhóm chuyên môn. Các thành viên trong nhóm sẽ đóng góp ý kiến, bổ xung hoặc chỉnh sửa giáo án sao cho phù hợp.
Hoạt động nhóm của giáo viên tạo hiệu quả rất cao trong giảng dạy. Thông qua hoạt động nhóm, các giáo viên trao đổi chuyên môn với nhau, rút kinh nghiệm cho nhau, học tập nhau cả về chuyên môn và ngoại ngữ.
Giáo án xây dựng xong phải đảm bảo đúng, đủ nội dung kiến thức như chuẩn kiến thức kĩ năng. Giáo án phải đảm bảo tính đặc thù của bộ môn, vì đây là tiết dạy Sinh học bằng tiếng Anh chứ không phải dạy tiếng Anh. Đặc biệt trong giáo án phải có đầy đủ các hoạt động để rèn 4 kĩ năng nghe, nói, đọc, viết của học sinh, cụ thể:
Nghe: Học sinh nghe từ mới, nghe cả câu hoặc cả đoạn dài.
Nói: Học sinh nói giao tiếp với giáo viên, với bạn bè, sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh giao tiếp, và cả tiếng Anh chuyên ngành.
Đọc: Học sinh đọc từ mới, đọc đoạn văn chứa nội dung chuyên ngành.
Viết: Luyện viết từ, hoặc viết cả câu.
Giáo án phải phát huy tính tích cực của học sinh, giáo viên phải tổ chức nhiều hoạt động cho học sinh, học sinh hoạt động nhóm hoặc hoạt động cá nhân một cách tích cực.
Các bài giảng tôi chọn lựa thường về cơ chế như cơ chế phiên mã, cơ chế dịch mã; thì các hoạt động cần khai thác là: khái niệm, các thành phần tham gia, vai trò các thành phần đó, diễn biến và kết quả quá trình.
Sau khi tham khảo ý kiến của các thành viên, giáo viên quyết định xây dựng một khung giáo án hoàn chỉnh với các nội dung và hoạt động phù hợp.
Thiết kế giáo án Powerpoint
Trên cơ sở khung giáo án đã có, giáo viên thiết kế một giáo án Powerpoint hoàn chỉnh. Khi dạy các môn KHTN bằng tiếng Anh, việc đầu tiên là người giáo viên phải cung cấp tài liệu chuyên ngành cho học sinh. Cách lấy tài liệu như tôi đã giới thiệu ở trên, còn lựa chọn như thế nào cho phù hợp bài giảng thì tùy vào thiết kế của mỗi giáo viên.
Sau khi phát tài liệu (là nội dung bài dạy) cho học sinh, giáo viên phải tra nghĩa từ mới và dạy học sinh đọc từ mới, hiểu nghĩa từ mới là những công việc đầu tiên trong một tiết học.
Để hiểu nghĩa từ (meaning), chúng ta cần sử dụng song song cuốn Campbell tiếng Anh và tiếng Việt, và các tài liệu khác như đã giới thiệu ở trên.
Ngoài ra, để tra cứu nghĩa của từ, phiên âm, phát âm, tôi hay sử dụng những trang web có độ chính xác cao như: http://www.oxfordlearnersdictionaries.com/; http://www.oxforddictionaries.com/; http://dictionary.cambridge.org/; https://www.hellochao.vn
Xây dựng tiết dạy hoàn chỉnh
Sau khi giáo án Powepoint hoàn chỉnh, giáo viên phải kết hợp từ ngữ tiếng Anh giao tiếp để hoàn thành tiết học hoàn chỉnh. Ví dụ:
Welcome to the teachers attend our lesson today hoặc I’m glad to introduce you, the teachers attend our lesson today: dùng khi giới thiệu giáo viên vào dự giờ.
Our lesson today is about…: bài học của chúng ta hôm nay về…
So these are some new words in our lesson today: đây là những từ mới của bài học hôm nay.
That’s all for our lesson today: Trên đây là tất cả phần bài học chúng ta hôm nay.
Thanks for your listening: Cảm ơn sự lắng nghe của các thầy cô và các bạn.
Một số mệnh lệnh thường dùng như:
Look at the screen: nhìn lên màn chiếu.
Listen and reapeat: nghe và nhắc lại.
One more, please / Read more loudly: nói lại lần nữa / đọc to hơn.
Work in groups, dissuss, do the task: làm việc theo nhóm, thảo luận, làm bài .
Time’s up: hết giờ.
Can you repeat ? bạn có thể nhắc lại.
Read the hold sentence: đọc cả câu.
Sit down/Let’s start: ngồi xuống/cùng bắt đầu.
Now, we move to the next part: chúng ta chuyển sang vần tiếp theo.
Read the question and choose the best answer: đọc câu hỏi và lựa chọn câu trả lời.
Một số câu hỏi thường dùng:
Who can read this paragraph in English? bạn nào có thể đọc đoạn này bằng tiếng Anh.
Who volunteer to present? Ai xung phong
Who volunteer to give the answer? Ai xung phong trả lời câu hỏi.
Who can go to the board and write down? Ai lên bảng và viết.
Nguồn: giaoducthoidai.vn