Nhận thức đúng, kiến thức, kĩ năng trang bị đầy đủ nhưng kế hoạch định hướng cách thức giải quyết không khả thi thì công việc không đạt hiệu quả mong muốn.
Kế hoạch dạy học ( hay còn gọi là giáo án) của giáo viên là khâu quan trọng nhất của quá trình tổ chức dạy học.
Thạc sĩ Vũ Anh Quang cho rằng, cần tập huấn cho giáo viên về lập kế hoạch dạy học theo định hướng sau:
Phân tích thực trạng
Khác với việc dạy học theo định hướng nội dung, dạy học theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất người học, việc phân tích thực trạng có vai trò quan trọng trong việc xác định mục tiêu, yêu cầu cần đạt và xây dựng giải pháp tổ chức thực hiện.
Để phân tích được đúng thực trạng, giáo viên cần có khả năng xác định năng lực của mỗi học sinh (năng lực tự nhiên, năng lực được đào tạo).
Việc phân loại bước đầu có thể vận dụng Thuyết đa trí tuệ của Howard Gardner (1983) dựa trên hoạt động của não bộ. Gardner cho rằng:
Não bộ đã tạo ra các hệ thống riêng biệt cho những năng lực tương ứng khác nhau - các trí tuệ. Có 7 kiểu trí tuệ khác nhau và mỗi kiểu được phát triển đến một mức độ khác nhau trong con người.
Đó là: Trí tuệ ngôn ngữ, trí tuệ logic - toán học; trí tuệ không gian; trí tuệ vận động cơ thể; trí tuệ về bản thân; trí tuệ về người khác; trí tuệ tự nhiên.
Việc phát hiện năng lực của học ính có thể bằng quan sát hành động của học sinh hoặc có thể sử dụng thêm một số trắc nghiệm phù hợp.
"Bộ GD&ĐT đã thử nghiệm đánh giá năng lực trí tuệ học sinh bằng bộ trắc nghiệm đánh giá chỉ số thông minh (IQ), chỉ số cảm xúc (EQ), chỉ số vượt khó (AQ) tại một số trường học.
Tuy nhiên, việc xác định năng lực của mỗi học sinh cần kế hợp với các yếu tố như quan sát trên lớp, trắc nghiệm năng lực, hồ sơ kết quả học tập, khuyến nghị của cha mẹ, học sinh" - Thạc sĩ Vũ Anh Quang cho hay.
Xác định mục tiêu cần đạt và đánh giá tính khả thi
Mục tiêu bao gồm mục tiêu chung và mục tiêu riêng kèm theo các chỉ tiêu (nếu có). Chỉ tiêu đưa ra phải có tính khả thi trong một phạm vi và đem lại một kết quả nhất định.
Khi xác định mục tiêu, cần sắp xếp các mục tiêu theo thứ tự ưu tiên, chú trọng tới kết quả cuối cùng. Mục tiêu cần phải cụ thể, đo được, có thể đạt được, định hướng kết quả, có giới hạn thời gian.
Để xác định tính khả thi của mục tiêu và chỉ tiêu, thạc sĩ Vũ Anh Quang cho rằng, cần xem xét các vấn đề sau:
Có khả năng đạt được các mục tiêu và chỉ tiêu này hay không? Có thể thực hiện các hoạt động để đạt được mục tiêu và chỉ tiêu này hay không? Học sinh có năng lực để thực hiện các hoạt động không? Có thể đo được các chỉ tiêu không?
Xác định nội dung, phương pháp tổ chức dạy học
Căn cứ mục tiêu sắp xếp nội dung dạy học kèm theo phương pháp tổ chức thực hiện phù hợp với thực trạng đảm bảo các hoạt động có hiệu quả. Việc xác định các hoạt động giáo viên cần trả lời các câu hỏi:
Những hoạt động cần được thực hiện là gì? Hoạt động nào có thể làm trước? Những hoạt động nào giải quyết được nhiều vấn đề? Sắp xếp các hoạt động như thế nào là phù hợp nhất?
Trách nhiệm thực hiện chính là ai? Thời hạn hoàn thành từng hoạt động và toàn bộ kế hoạch? Cách thức kiểm tra và đánh giá từng hoạt động và toàn bộ hoạt động? Dự kiến tình huống khác xảy ra và giải quyết theo phương án nào?
Tổ chức thực hiện
Bước này, cần triển khai thực hiện kế hoạch cần xác định, cụ thể: Các hoạt động có thực hiện được không? Kết quả các hoạt động có kết quả mong đợi không?
Đánh giá kết quả thực hiện và điểu chỉnh kế hoạch
Sau quá trình thực hiện kế hoạch, theo thạc sĩ Vũ Anh Quang, cần đánh giá các hoạt động có đạt được các kết quả mong đợi không? Những hoạt động nào cần cải tiến và cách thức cải tiến?
Thạc sĩ Vũ Anh Quang nhấn mạnh: Theo dõi và cập nhật việc thực hiện kế hoạch tạo ra động lực liên tục cho công tác rà soát và điều chỉnh kế hoạch.
Kết quả là thước đo hành động, giúp cho việc quyết định tiếp tục thực hiện hoạt động hay xác định lại hoạt động. Mục tiêu mới được quyết định bởi kết quả của mục tiêu trước và những phân tích về tính khả thi của mục tiêu mới.
Nguồn: giaoducthoidai.vn
Kế hoạch dạy học ( hay còn gọi là giáo án) của giáo viên là khâu quan trọng nhất của quá trình tổ chức dạy học.
Thạc sĩ Vũ Anh Quang cho rằng, cần tập huấn cho giáo viên về lập kế hoạch dạy học theo định hướng sau:
Phân tích thực trạng
Khác với việc dạy học theo định hướng nội dung, dạy học theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất người học, việc phân tích thực trạng có vai trò quan trọng trong việc xác định mục tiêu, yêu cầu cần đạt và xây dựng giải pháp tổ chức thực hiện.
Để phân tích được đúng thực trạng, giáo viên cần có khả năng xác định năng lực của mỗi học sinh (năng lực tự nhiên, năng lực được đào tạo).
Việc phân loại bước đầu có thể vận dụng Thuyết đa trí tuệ của Howard Gardner (1983) dựa trên hoạt động của não bộ. Gardner cho rằng:
Não bộ đã tạo ra các hệ thống riêng biệt cho những năng lực tương ứng khác nhau - các trí tuệ. Có 7 kiểu trí tuệ khác nhau và mỗi kiểu được phát triển đến một mức độ khác nhau trong con người.
Đó là: Trí tuệ ngôn ngữ, trí tuệ logic - toán học; trí tuệ không gian; trí tuệ vận động cơ thể; trí tuệ về bản thân; trí tuệ về người khác; trí tuệ tự nhiên.
Việc phát hiện năng lực của học ính có thể bằng quan sát hành động của học sinh hoặc có thể sử dụng thêm một số trắc nghiệm phù hợp.
"Bộ GD&ĐT đã thử nghiệm đánh giá năng lực trí tuệ học sinh bằng bộ trắc nghiệm đánh giá chỉ số thông minh (IQ), chỉ số cảm xúc (EQ), chỉ số vượt khó (AQ) tại một số trường học.
Tuy nhiên, việc xác định năng lực của mỗi học sinh cần kế hợp với các yếu tố như quan sát trên lớp, trắc nghiệm năng lực, hồ sơ kết quả học tập, khuyến nghị của cha mẹ, học sinh" - Thạc sĩ Vũ Anh Quang cho hay.
Xác định mục tiêu cần đạt và đánh giá tính khả thi
Mục tiêu bao gồm mục tiêu chung và mục tiêu riêng kèm theo các chỉ tiêu (nếu có). Chỉ tiêu đưa ra phải có tính khả thi trong một phạm vi và đem lại một kết quả nhất định.
Khi xác định mục tiêu, cần sắp xếp các mục tiêu theo thứ tự ưu tiên, chú trọng tới kết quả cuối cùng. Mục tiêu cần phải cụ thể, đo được, có thể đạt được, định hướng kết quả, có giới hạn thời gian.
Để xác định tính khả thi của mục tiêu và chỉ tiêu, thạc sĩ Vũ Anh Quang cho rằng, cần xem xét các vấn đề sau:
Có khả năng đạt được các mục tiêu và chỉ tiêu này hay không? Có thể thực hiện các hoạt động để đạt được mục tiêu và chỉ tiêu này hay không? Học sinh có năng lực để thực hiện các hoạt động không? Có thể đo được các chỉ tiêu không?
Xác định nội dung, phương pháp tổ chức dạy học
Căn cứ mục tiêu sắp xếp nội dung dạy học kèm theo phương pháp tổ chức thực hiện phù hợp với thực trạng đảm bảo các hoạt động có hiệu quả. Việc xác định các hoạt động giáo viên cần trả lời các câu hỏi:
Những hoạt động cần được thực hiện là gì? Hoạt động nào có thể làm trước? Những hoạt động nào giải quyết được nhiều vấn đề? Sắp xếp các hoạt động như thế nào là phù hợp nhất?
Trách nhiệm thực hiện chính là ai? Thời hạn hoàn thành từng hoạt động và toàn bộ kế hoạch? Cách thức kiểm tra và đánh giá từng hoạt động và toàn bộ hoạt động? Dự kiến tình huống khác xảy ra và giải quyết theo phương án nào?
Tổ chức thực hiện
Bước này, cần triển khai thực hiện kế hoạch cần xác định, cụ thể: Các hoạt động có thực hiện được không? Kết quả các hoạt động có kết quả mong đợi không?
Đánh giá kết quả thực hiện và điểu chỉnh kế hoạch
Sau quá trình thực hiện kế hoạch, theo thạc sĩ Vũ Anh Quang, cần đánh giá các hoạt động có đạt được các kết quả mong đợi không? Những hoạt động nào cần cải tiến và cách thức cải tiến?
Thạc sĩ Vũ Anh Quang nhấn mạnh: Theo dõi và cập nhật việc thực hiện kế hoạch tạo ra động lực liên tục cho công tác rà soát và điều chỉnh kế hoạch.
Kết quả là thước đo hành động, giúp cho việc quyết định tiếp tục thực hiện hoạt động hay xác định lại hoạt động. Mục tiêu mới được quyết định bởi kết quả của mục tiêu trước và những phân tích về tính khả thi của mục tiêu mới.
Nguồn: giaoducthoidai.vn