GS.TS Nguyễn Đình Cổng (Trường ĐH Xây dựng Hà Nội) cho rằng: Để giảng dạy phat huy năng lực người học hiệu quả, cần tác động vào 3 đối tượng: Lãnh đạo, thầy cô giáo và người học. Riêng với thầy cô giáo, phải tác động trên 3 mặt: Muốn làm, biết làm và có thể làm.
Nhận thức đúng từ người quản lý
Để việc giảng dạy phát huy được năng lực người học, theo GS.TS Nguyễn Đình Cổng, trước hết phải có nhận thức đúng từ lãnh đạo giáo dục các cấp, đặc biệt người đứng đầu nhà trường; từ đó, tạo ra sự quan tâm, biện pháp tổ chức và điều kiện để các giáo viên, giảng viên muốn, biết và có thể làm được.
Để thầy cô giáo biết làm thì phải có kế hoạch, biện pháp huấn luyện, kiểm tra. Để thầy cô muốn làm, phải có biện pháp khuyến khích, động viên. Để thầy cô có thể làm được lại cần xây dựng chương trình, kế hoạch, nội dung các môn học thực sự hợp lý, phù hợp với nhu cầu, trình độ người học, tạo lập cơ sở vật chất phù hợp.
Tóm lại, người làm lãnh đạo phải quan tâm và có biện pháp hiệu quả để xây dựng đội ngũ giáo viên vững mạnh, có năng lực thực sự cả về chuyên môn và sư phạm.
Giáo viên: Dạy cách nghĩ, các học suy suy nghĩ
Gợi ý về việc hình thành kỹ năng suy nghĩ, cách dạy người khác suy nghĩ, GS.TS Nguyễn Đình Cổng cho rằng: Trước hết, người dạy phải là người biết suy nghĩ, thành thạo các phương pháp và nguyên tắc của tư duy; hàng ngày làm quen với sự suy nghĩ.
Sự suy nghĩ bắt đầu từ khi soạn bài, khi chuẩn bị lên lớp; thể hiện bằng việc tự đặt và trả lời các câu hỏi (Mục tiêu là gì? Yêu cầu như thế nào? Bản chất và trọng tâm ở đâu? Liên quan đến cái gì? Khái niệm nào là mới, là khó với người học? Chỗ nào cần nhấn mạnh, cần giảng kỹ? Mở đầu như thế nào để gây chú ý và lôi cuốn?...)
Giáo viên hướng dẫn suy nghĩ người học chủ yếu cũng bằng câu hỏi, bằng gợi ý và bằng sự khuyến khích người học nêu câu hỏi đi sâu vào bài học. Câu hỏi có thể đưa ra tùy hoàn cảnh nhưng thường nên chuẩn bị trước.
"Thường người ta chỉ phát sinh câu hỏi, chỉ suy nghĩ khi gặp phải tình huống có vấn đề. Vậy nên người dạy phải biết cách, biết nghệ thuật đưa người học vào tình huống đó, có thể gợi ý để người học suy nghĩ, trả lời. Nếu có thời gian, tiến hành trao đổi, thảo luận, phân tích một số câu trả lời.
Cũng có thể chỉ cần nêu câu hỏi để mọi người suy nghĩ mà không cần người học trả lời tại lớp. Người dạy sẽ đưa câu trả lời sau khi người học ý thức được, đã suy nghĩ ít nhiều về nó" - GS.TS Nguyễn Đình Cổng gợi ý.
Người học: Chủ động và tự giác
Điều quan trọng yêu cầu từ người học, theo GS.TS Nguyễn Đình Cổng là sự chủ động, tự giác, là tinh thần và phương pháp học. Chỉ trên tinh thần tích cực của người học, thầy cô giáo mới có thể áp dụng hiệu quả phương pháp giảng dạy nhằm phát huy năng lực người học.
Vậy làm sao để nâng cao nhận thức, tinh thần, phương pháp của người học? GS.TS Nguyễn Đình Cổng cho rằng, đây là vấn đề lớn thuộc lĩnh vực tâm lý sư phạm, thuộc công tác tư tưởng mà nhà trường cần hướng vào để cho người học muốn học, biết học và có thể học có hiệu quả nhằm phát huy năng lực tiềm ẩn của mình.
Nguồn: giaoducthoidai.vn
Nhận thức đúng từ người quản lý
Để việc giảng dạy phát huy được năng lực người học, theo GS.TS Nguyễn Đình Cổng, trước hết phải có nhận thức đúng từ lãnh đạo giáo dục các cấp, đặc biệt người đứng đầu nhà trường; từ đó, tạo ra sự quan tâm, biện pháp tổ chức và điều kiện để các giáo viên, giảng viên muốn, biết và có thể làm được.
Để thầy cô giáo biết làm thì phải có kế hoạch, biện pháp huấn luyện, kiểm tra. Để thầy cô muốn làm, phải có biện pháp khuyến khích, động viên. Để thầy cô có thể làm được lại cần xây dựng chương trình, kế hoạch, nội dung các môn học thực sự hợp lý, phù hợp với nhu cầu, trình độ người học, tạo lập cơ sở vật chất phù hợp.
Tóm lại, người làm lãnh đạo phải quan tâm và có biện pháp hiệu quả để xây dựng đội ngũ giáo viên vững mạnh, có năng lực thực sự cả về chuyên môn và sư phạm.
Giáo viên: Dạy cách nghĩ, các học suy suy nghĩ
Gợi ý về việc hình thành kỹ năng suy nghĩ, cách dạy người khác suy nghĩ, GS.TS Nguyễn Đình Cổng cho rằng: Trước hết, người dạy phải là người biết suy nghĩ, thành thạo các phương pháp và nguyên tắc của tư duy; hàng ngày làm quen với sự suy nghĩ.
Sự suy nghĩ bắt đầu từ khi soạn bài, khi chuẩn bị lên lớp; thể hiện bằng việc tự đặt và trả lời các câu hỏi (Mục tiêu là gì? Yêu cầu như thế nào? Bản chất và trọng tâm ở đâu? Liên quan đến cái gì? Khái niệm nào là mới, là khó với người học? Chỗ nào cần nhấn mạnh, cần giảng kỹ? Mở đầu như thế nào để gây chú ý và lôi cuốn?...)
Giáo viên hướng dẫn suy nghĩ người học chủ yếu cũng bằng câu hỏi, bằng gợi ý và bằng sự khuyến khích người học nêu câu hỏi đi sâu vào bài học. Câu hỏi có thể đưa ra tùy hoàn cảnh nhưng thường nên chuẩn bị trước.
"Thường người ta chỉ phát sinh câu hỏi, chỉ suy nghĩ khi gặp phải tình huống có vấn đề. Vậy nên người dạy phải biết cách, biết nghệ thuật đưa người học vào tình huống đó, có thể gợi ý để người học suy nghĩ, trả lời. Nếu có thời gian, tiến hành trao đổi, thảo luận, phân tích một số câu trả lời.
Cũng có thể chỉ cần nêu câu hỏi để mọi người suy nghĩ mà không cần người học trả lời tại lớp. Người dạy sẽ đưa câu trả lời sau khi người học ý thức được, đã suy nghĩ ít nhiều về nó" - GS.TS Nguyễn Đình Cổng gợi ý.
Người học: Chủ động và tự giác
Điều quan trọng yêu cầu từ người học, theo GS.TS Nguyễn Đình Cổng là sự chủ động, tự giác, là tinh thần và phương pháp học. Chỉ trên tinh thần tích cực của người học, thầy cô giáo mới có thể áp dụng hiệu quả phương pháp giảng dạy nhằm phát huy năng lực người học.
Vậy làm sao để nâng cao nhận thức, tinh thần, phương pháp của người học? GS.TS Nguyễn Đình Cổng cho rằng, đây là vấn đề lớn thuộc lĩnh vực tâm lý sư phạm, thuộc công tác tư tưởng mà nhà trường cần hướng vào để cho người học muốn học, biết học và có thể học có hiệu quả nhằm phát huy năng lực tiềm ẩn của mình.
Nguồn: giaoducthoidai.vn