Sáng 10/11, buổi họp báo về lễ trao Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ tư diễn ra tại Hà Nội. Ông Hoàng Phong Hà - Phó chủ tịch thường trực Hội Xuất bản Việt Nam, Ủy viên thường trực Hội đồng Giải thưởng Sách quốc gia - cho biết năm nay, ban tổ chức trao hai giải A, 9 giải B, 13 giải C.
Từ trái qua: Ông Nguyễn Nguyên - Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành (Bộ Thông tin và Truyền thông), Phó chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam; ông Hoàng Phong Hà và ông Nguyễn An Tiêm - Phó chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam - tại họp báo. Ảnh: Đức Anh.
Số lượng chuyên gia chấm giải tăng
Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ tư thu hút sự quan tâm của 47 nhà xuất bản tham gia. Có 284 tên sách, bộ sách (bao gồm 365 cuốn) trên nhiều lĩnh vực gửi tới dự giải.
Qua ba vòng chấm, xét giải (Hội đồng Sơ khảo, Hội đồng Chung khảo, Hội đồng Giải thưởng Sách quốc gia), 24 tên sách, bộ sách đã được lựa chọn để tôn vinh, trong đó có hai giải A, chín giải B, 13 giải C. Hai sách đoạt giải A thuộc lĩnh vực thiếu nhi và khoa học, xã hội nhân văn.
Ông Hoàng Phong Hà cho biết giải thưởng năm nay được chấm trong điều kiện dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp. Hội đồng giải thưởng đã khẩn trương rà soát quy chế, quy trình chấm giải; sớm thông báo cho các công ty, nhà xuất bản về thể lệ thi, từ đó động viên tham gia giải.
Tổ chức đội ngũ chấm giải là một trong những khâu được chú trọng. Nhiều chuyên gia đầu ngành, nhà khoa học đã được mời xét giải theo từng lĩnh vực sách. Năm nay, số lượng thành viên chấm giải tăng. Cụ thể, 5 tiểu ban chấm sách ở Hội đồng Sơ khảo đều tăng thêm một thành viên. Hội đồng Chung khảo và Hội đồng Sách quốc gia đều tăng thêm hai người so với những mùa giải trước.
Việc bổ sung chuyên gia, nhà khoa học để đảm bảo chất lượng cho giải, đồng thời có đội ngũ kế thừa cho những mùa sau.
Để chọn ra sách giá trị, các thành viên chấm, xét giải làm việc nghiêm túc, chặt chẽ, công tâm. Thành viên hội đồng xem xét kỹ từng cuốn sách, chấm chéo, bỏ phiếu. Có những bản nhận xét dài 16 trang. Những cuốn sách được trên 50% thành viên Hội đồng Chung khảo đồng ý mới được chuyển lên Hội đồng Giải thưởng Sách quốc gia. Sách được đề xuất giải A đều được phản biện kín.
Tỷ lệ sách dịch chiếm bao nhiêu phần trăm trong số sách đoạt giải là vấn đề được một số cơ quan báo chí, thông tấn quan tâm tại họp báo. Ông Hoàng Phong Hà thông tin trong mùa giải lần thứ ba, số sách dịch đoạt giải là 7/27. Giải thưởng lần thứ tư có 9/24 cuốn sách dịch đoạt giải.
“Tỷ lệ sách dịch đoạt giải tăng lên, điều này không sai so với quy chế. Trong quá trình chấm, chúng tôi cũng đặt ra vấn đề làm sao để tăng lượng sách của tác giả Việt nhiều hơn”, Ủy viên thường trực Hội đồng Giải thưởng Sách quốc gia nói.
Ông Nguyễn Nguyên - Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành (Bộ Thông tin và Truyền thông), Phó chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam - cho biết thêm từ năm 2020 đến nay, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, các nhà xuất bản, công ty sách chưa có nguồn lực đầu tư làm nhiều sách mới. Do đó, lượng sách dịch tái bản nhiều.
“Sách dịch đưa vào chấm giải đều có giá trị. Chúng tôi chấm giải dựa trên chất lượng của sách. Quá trình chấm giải, chúng tôi cũng cố gắng làm sao để động viên, khích lệ sách của tác giả trong nước”, ông Nguyễn Nguyên nói.
Nhiều câu hỏi về giải thưởng đã được giải đáp tại họp báo sáng 10/11. Ảnh: Đức Anh.
Không cơ cấu để tập trung một mảng sách
Một số câu hỏi về phần thưởng, cơ cấu giải thưởng, trao giải cho những cuốn sách... đã được nêu ra tại họp báo.
Có ý kiến cho rằng với lĩnh vực đã nhiều sách tham gia, người dự thi chuyển tác phẩm sang tiểu ban khác để ít phải cạnh tranh trong quá trình xét giải. PGS.TS Nguyễn An Tiêm - Phó chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam - khẳng định không có chuyện sách ở lĩnh vực này lại được gửi sang lĩnh vực khác để tăng cơ hội nhận giải.
Khi dự giải, nhà xuất bản không lựa chọn mảng sách, họ lựa chọn cuốn sách tốt nhất để gửi. Ban tổ chức sẽ căn cứ nội dung của sách mà chia theo các tiểu ban khác nhau.
Ông Hoàng Phong Hà thông tin thêm khi nhận 284 tên sách và bộ sách, hội đồng đã chia sách về 5 tiểu ban, tương ứng 5 lĩnh vực sách Chính trị, kinh tế; Khoa học Xã hội và Nhân văn; Khoa học Tự nhiên và Công nghệ; Văn hóa, Văn học và Nghệ thuật; Thiếu nhi.
“Mỗi tiểu ban, chúng tôi đều mời chuyên gia chấm. Chấm sách y học phải có giáo sư ngành y, chấm sách văn học nghệ thuật phải có nhà phê bình đầu ngành về văn học nghệ thuật”, ông Hoàng Phong Hà khẳng định.
Trước lễ trao giải, có thông tin trên mạng xã hội rằng năm nay, Giải thưởng Sách quốc gia đã bản lĩnh khi trao cho cuốn Bài thơ của một người yêu nước mình (Trần Vàng Sao). Ông Hoàng Phong Hà nói giải thưởng có quy chế chặt chẽ, không phải hội đồng muốn cuốn nào thì đưa vào xét và trao giải được.
"Việc chấm giải của chúng tôi đều theo đúng quy chế, tuân theo tiêu chí quan trọng nhất là chọn sách thực sự có giá trị về nội dung”, ông Hà nói.
Liên quan phần thưởng, Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ tư được tổ chức trong điều kiện dịch bệnh Covid-19 phức tạp vẫn giữ nguyên giá trị: 100 triệu đồng cho giải A, 50 triệu đồng cho giải B, 30 triệu đồng cho giải C.
Giải thưởng Sách quốc gia do Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp Hội Xuất bản Việt Nam tổ chức. Đây là giải thưởng được tổ chức hàng năm, trao giải cho những cuốn sách (bộ sách) có giá trị nổi bật về nội dung tư tưởng, tri thức, thẩm mỹ nhằm tôn vinh tác giả, dịch giả, các nhà khoa học và những người làm công tác xuất bản.
Giải thưởng góp phần phát hiện, lưu giữ, quảng bá những tác phẩm có giá trị đến với đông đảo bạn đọc, thúc đẩy sự nghiệp xuất bản phát triển và hội nhập quốc tế.
Nguồn: Báo điện tử Kiến Thức
Từ trái qua: Ông Nguyễn Nguyên - Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành (Bộ Thông tin và Truyền thông), Phó chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam; ông Hoàng Phong Hà và ông Nguyễn An Tiêm - Phó chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam - tại họp báo. Ảnh: Đức Anh.
Số lượng chuyên gia chấm giải tăng
Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ tư thu hút sự quan tâm của 47 nhà xuất bản tham gia. Có 284 tên sách, bộ sách (bao gồm 365 cuốn) trên nhiều lĩnh vực gửi tới dự giải.
Qua ba vòng chấm, xét giải (Hội đồng Sơ khảo, Hội đồng Chung khảo, Hội đồng Giải thưởng Sách quốc gia), 24 tên sách, bộ sách đã được lựa chọn để tôn vinh, trong đó có hai giải A, chín giải B, 13 giải C. Hai sách đoạt giải A thuộc lĩnh vực thiếu nhi và khoa học, xã hội nhân văn.
Ông Hoàng Phong Hà cho biết giải thưởng năm nay được chấm trong điều kiện dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp. Hội đồng giải thưởng đã khẩn trương rà soát quy chế, quy trình chấm giải; sớm thông báo cho các công ty, nhà xuất bản về thể lệ thi, từ đó động viên tham gia giải.
Tổ chức đội ngũ chấm giải là một trong những khâu được chú trọng. Nhiều chuyên gia đầu ngành, nhà khoa học đã được mời xét giải theo từng lĩnh vực sách. Năm nay, số lượng thành viên chấm giải tăng. Cụ thể, 5 tiểu ban chấm sách ở Hội đồng Sơ khảo đều tăng thêm một thành viên. Hội đồng Chung khảo và Hội đồng Sách quốc gia đều tăng thêm hai người so với những mùa giải trước.
Việc bổ sung chuyên gia, nhà khoa học để đảm bảo chất lượng cho giải, đồng thời có đội ngũ kế thừa cho những mùa sau.
Để chọn ra sách giá trị, các thành viên chấm, xét giải làm việc nghiêm túc, chặt chẽ, công tâm. Thành viên hội đồng xem xét kỹ từng cuốn sách, chấm chéo, bỏ phiếu. Có những bản nhận xét dài 16 trang. Những cuốn sách được trên 50% thành viên Hội đồng Chung khảo đồng ý mới được chuyển lên Hội đồng Giải thưởng Sách quốc gia. Sách được đề xuất giải A đều được phản biện kín.
Tỷ lệ sách dịch chiếm bao nhiêu phần trăm trong số sách đoạt giải là vấn đề được một số cơ quan báo chí, thông tấn quan tâm tại họp báo. Ông Hoàng Phong Hà thông tin trong mùa giải lần thứ ba, số sách dịch đoạt giải là 7/27. Giải thưởng lần thứ tư có 9/24 cuốn sách dịch đoạt giải.
“Tỷ lệ sách dịch đoạt giải tăng lên, điều này không sai so với quy chế. Trong quá trình chấm, chúng tôi cũng đặt ra vấn đề làm sao để tăng lượng sách của tác giả Việt nhiều hơn”, Ủy viên thường trực Hội đồng Giải thưởng Sách quốc gia nói.
Ông Nguyễn Nguyên - Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành (Bộ Thông tin và Truyền thông), Phó chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam - cho biết thêm từ năm 2020 đến nay, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, các nhà xuất bản, công ty sách chưa có nguồn lực đầu tư làm nhiều sách mới. Do đó, lượng sách dịch tái bản nhiều.
“Sách dịch đưa vào chấm giải đều có giá trị. Chúng tôi chấm giải dựa trên chất lượng của sách. Quá trình chấm giải, chúng tôi cũng cố gắng làm sao để động viên, khích lệ sách của tác giả trong nước”, ông Nguyễn Nguyên nói.
Không cơ cấu để tập trung một mảng sách
Một số câu hỏi về phần thưởng, cơ cấu giải thưởng, trao giải cho những cuốn sách... đã được nêu ra tại họp báo.
Có ý kiến cho rằng với lĩnh vực đã nhiều sách tham gia, người dự thi chuyển tác phẩm sang tiểu ban khác để ít phải cạnh tranh trong quá trình xét giải. PGS.TS Nguyễn An Tiêm - Phó chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam - khẳng định không có chuyện sách ở lĩnh vực này lại được gửi sang lĩnh vực khác để tăng cơ hội nhận giải.
Khi dự giải, nhà xuất bản không lựa chọn mảng sách, họ lựa chọn cuốn sách tốt nhất để gửi. Ban tổ chức sẽ căn cứ nội dung của sách mà chia theo các tiểu ban khác nhau.
Ông Hoàng Phong Hà thông tin thêm khi nhận 284 tên sách và bộ sách, hội đồng đã chia sách về 5 tiểu ban, tương ứng 5 lĩnh vực sách Chính trị, kinh tế; Khoa học Xã hội và Nhân văn; Khoa học Tự nhiên và Công nghệ; Văn hóa, Văn học và Nghệ thuật; Thiếu nhi.
“Mỗi tiểu ban, chúng tôi đều mời chuyên gia chấm. Chấm sách y học phải có giáo sư ngành y, chấm sách văn học nghệ thuật phải có nhà phê bình đầu ngành về văn học nghệ thuật”, ông Hoàng Phong Hà khẳng định.
Trước lễ trao giải, có thông tin trên mạng xã hội rằng năm nay, Giải thưởng Sách quốc gia đã bản lĩnh khi trao cho cuốn Bài thơ của một người yêu nước mình (Trần Vàng Sao). Ông Hoàng Phong Hà nói giải thưởng có quy chế chặt chẽ, không phải hội đồng muốn cuốn nào thì đưa vào xét và trao giải được.
"Việc chấm giải của chúng tôi đều theo đúng quy chế, tuân theo tiêu chí quan trọng nhất là chọn sách thực sự có giá trị về nội dung”, ông Hà nói.
Liên quan phần thưởng, Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ tư được tổ chức trong điều kiện dịch bệnh Covid-19 phức tạp vẫn giữ nguyên giá trị: 100 triệu đồng cho giải A, 50 triệu đồng cho giải B, 30 triệu đồng cho giải C.
Giải thưởng Sách quốc gia do Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp Hội Xuất bản Việt Nam tổ chức. Đây là giải thưởng được tổ chức hàng năm, trao giải cho những cuốn sách (bộ sách) có giá trị nổi bật về nội dung tư tưởng, tri thức, thẩm mỹ nhằm tôn vinh tác giả, dịch giả, các nhà khoa học và những người làm công tác xuất bản.
Giải thưởng góp phần phát hiện, lưu giữ, quảng bá những tác phẩm có giá trị đến với đông đảo bạn đọc, thúc đẩy sự nghiệp xuất bản phát triển và hội nhập quốc tế.
Nguồn: Báo điện tử Kiến Thức