18 tâm thư gửi tân Bộ trưởng Giáo dục

Khánh Linh

Điều hành viên
Thành viên BQT
#1
Những lá thư gửi tân Bộ trưởng giáo dục được biên tập bởi GS. Fernando Reimers, giảng viên của Chương trình Đào tạo Bộ trưởng Harvard với các hoạt động xây dựng năng lực lãnh đạo cho các Bộ trưởng Giáo dục, Y tế, Kế hoạch và Tài chính.Cuốn sách Những lá thư gửi tân Bộ trưởng giáo dục gồm 19 chương, trong đó tác giả biên tập Fernando Reimers dành chương mở đầu để đúc rút những bài học mà ông thu nhận được từ 18 lá thư mà các nhà lãnh đạo giáo dục cao cấp (nguyên bộ trưởng, thứ trưởng, cố vấn cấp cao,...) gửi tới những người kế nhiệm.Từ các quan sát quá trình thực hành của các nhà lãnh đạo tham gia vào Chương trình đào tạo Bộ trưởng Harvard, cũng như các học viên Thạc sĩ Chính sách Giáo dục Quốc tế, Reimers đã rút ra 10 nguyên lý đặc trưng cho cách thức giải quyết thách thức của các nhà lãnh đạo giáo dục.Trong đó, nguyên lý đầu tiên là về tính đạo đức của các nhà lãnh đạo; nguyên lý cuối cùng kêu gọi bản thân các nhà lãnh đạo phải trở thành những người học tập suốt đời.Phần chính của cuốn sách là 18 lá thư được viết bởi cựu lãnh đạo cao cấp của các hệ thống giáo dục trên khắp thế giới.Mỗi bức thư chứa đựng những thông điệp khác nhau. Bức thư từ Nhật Bản cho chúng ta thêm kinh nghiệm về việc thực thi các cải tổ quy mô lớn khi muốn thay đổi mục tiêu của các chương trình giảng dạy.Trong một bối cảnh khác, bức thư từ Brazil bao hàm những nỗ lực đáng khâm phục của chương trình “Trường học Tương lai”.Bài học về các cuộc cải cách giáo dục ở Liên bang Nga từ năm 2001 đến năm 2017 nhấn mạnh vào tầm quan trọng của sự nhất quán trong các đường lối cải cách. Cụ thể “các cải tổ không đồng bộ, không bổ khuyết cho nhau và diễn ra theo các bước không ổn định” sẽ chẳng đi đâu về đâu.Những lá thư gửi tân Bộ trưởng Giáo dục không phải là một giáo trình hay công thức để những Bộ trưởng Giáo dục có thể áp dụng và trở nên thành công hơn. Tuy nhiên, đây là một hạt mầm trân quý để nuôi dưỡng những tinh thần vì giáo dục.Sự chiêm nghiệm của những nhà lãnh đạo cấp cao về những bài học xương máu, những vui mừng và nuối tiếc của họ chính là những thông điệp rõ ràng nhất để mỗi cá nhân liên quan tới giáo dục thấu hiểu thêm để hướng tới những mục tiêu chung.Cuốn sách Những lá thư gửi tân Bộ trưởng giáo dục là kết quả của Sáng kiến Đổi mới Giáo dục Toàn cầu (Global Education Innovation Initiative).Đây là một dự án hợp tác nghiên cứu ứng dụng nhằm mở rộng tri thức và hiểu biết để thúc đẩy việc cải thiện nền giáo dục công với mục đích trang bị cho tất cả học sinh đầy đủ năng lực cần thiết để gia nhập và đóng góp vào một thế giới chung đang thay đổi vô cùng nhanh chóng.Tác giả cuốn sách cũng như đơn vị xuất bản hy vọng rằng Những lá thư gửi tân Bộ trưởng giáo dục” sẽ là nguồn cảm hứng cho nhiều cuộc đối thoại giữa các tổ chức, cá nhân nắm vai trò chủ chốt liên quan, những người cần phát triển tầm nhìn chung trong việc cải thiện văn hoá giáo dục tại Việt Nam.Cuốn sách cũng đóng góp vào những tranh luận hiện nay tại Việt Nam về việc làm thế nào giúp cho tất cả mọi học sinh có được sự chuẩn bị kĩ lưỡng hơn để có thể gây dựng một tương lai tốt đẹp.Mời độc giả xem video: Gian hàng 0 đồng nghĩa tình trong mùa dịch. Nguồn: VTV24.


Những lá thư gửi tân Bộ trưởng giáo dục được biên tập bởi GS. Fernando Reimers, giảng viên của Chương trình Đào tạo Bộ trưởng Harvard với các hoạt động xây dựng năng lực lãnh đạo cho các Bộ trưởng Giáo dục, Y tế, Kế hoạch và Tài chính.


Cuốn sách Những lá thư gửi tân Bộ trưởng giáo dục gồm 19 chương, trong đó tác giả biên tập Fernando Reimers dành chương mở đầu để đúc rút những bài học mà ông thu nhận được từ 18 lá thư mà các nhà lãnh đạo giáo dục cao cấp (nguyên bộ trưởng, thứ trưởng, cố vấn cấp cao,...) gửi tới những người kế nhiệm.


Từ các quan sát quá trình thực hành của các nhà lãnh đạo tham gia vào Chương trình đào tạo Bộ trưởng Harvard, cũng như các học viên Thạc sĩ Chính sách Giáo dục Quốc tế, Reimers đã rút ra 10 nguyên lý đặc trưng cho cách thức giải quyết thách thức của các nhà lãnh đạo giáo dục.


Trong đó, nguyên lý đầu tiên là về tính đạo đức của các nhà lãnh đạo; nguyên lý cuối cùng kêu gọi bản thân các nhà lãnh đạo phải trở thành những người học tập suốt đời.


Phần chính của cuốn sách là 18 lá thư được viết bởi cựu lãnh đạo cao cấp của các hệ thống giáo dục trên khắp thế giới.


Mỗi bức thư chứa đựng những thông điệp khác nhau. Bức thư từ Nhật Bản cho chúng ta thêm kinh nghiệm về việc thực thi các cải tổ quy mô lớn khi muốn thay đổi mục tiêu của các chương trình giảng dạy.


Trong một bối cảnh khác, bức thư từ Brazil bao hàm những nỗ lực đáng khâm phục của chương trình “Trường học Tương lai”.


Bài học về các cuộc cải cách giáo dục ở Liên bang Nga từ năm 2001 đến năm 2017 nhấn mạnh vào tầm quan trọng của sự nhất quán trong các đường lối cải cách. Cụ thể “các cải tổ không đồng bộ, không bổ khuyết cho nhau và diễn ra theo các bước không ổn định” sẽ chẳng đi đâu về đâu.


Những lá thư gửi tân Bộ trưởng Giáo dục không phải là một giáo trình hay công thức để những Bộ trưởng Giáo dục có thể áp dụng và trở nên thành công hơn. Tuy nhiên, đây là một hạt mầm trân quý để nuôi dưỡng những tinh thần vì giáo dục.


Sự chiêm nghiệm của những nhà lãnh đạo cấp cao về những bài học xương máu, những vui mừng và nuối tiếc của họ chính là những thông điệp rõ ràng nhất để mỗi cá nhân liên quan tới giáo dục thấu hiểu thêm để hướng tới những mục tiêu chung.


Cuốn sách Những lá thư gửi tân Bộ trưởng giáo dục là kết quả của Sáng kiến Đổi mới Giáo dục Toàn cầu (Global Education Innovation Initiative).


Đây là một dự án hợp tác nghiên cứu ứng dụng nhằm mở rộng tri thức và hiểu biết để thúc đẩy việc cải thiện nền giáo dục công với mục đích trang bị cho tất cả học sinh đầy đủ năng lực cần thiết để gia nhập và đóng góp vào một thế giới chung đang thay đổi vô cùng nhanh chóng.


Tác giả cuốn sách cũng như đơn vị xuất bản hy vọng rằng Những lá thư gửi tân Bộ trưởng giáo dục” sẽ là nguồn cảm hứng cho nhiều cuộc đối thoại giữa các tổ chức, cá nhân nắm vai trò chủ chốt liên quan, những người cần phát triển tầm nhìn chung trong việc cải thiện văn hoá giáo dục tại Việt Nam.


Cuốn sách cũng đóng góp vào những tranh luận hiện nay tại Việt Nam về việc làm thế nào giúp cho tất cả mọi học sinh có được sự chuẩn bị kĩ lưỡng hơn để có thể gây dựng một tương lai tốt đẹp.


Mời độc giả xem video: Gian hàng 0 đồng nghĩa tình trong mùa dịch. Nguồn: VTV24.
Nguồn: Báo điện tử Kiến Thức
 

Bình luận bằng Facebook

Top