Phần lớn học sinh giỏi đạt thành tích cao là do họ có cách học đơn giản và hiệu quả. Muốn làm tốt bài kiểm tra, điều bạn cần không phải là 'cày' chăm hơn, mà là học một cách thông minh hơn.
Sau đây là 13 tuyệt chiêu học tập do các nhà nghiên cứu và các nhà khoa học đưa ra. Chúng sẽ là công cụ hữu ích giúp bạn vượt qua mọi kỳ thi với kết quả tốt.
Trước tiên, chúng ta phải chuẩn bị cho kỳ thi như thế nào?
1. Xác định dạng bài kiểm tra
Hãy bắt đầu bằng cách nghiên cứu cấu trúc đề thi (trắc nghiệm, thi nghe, viết luận,...) để sẵn sàng tâm lý cho mọi dạng bài. Đừng ngại hỏi giáo viên.
Có thể giáo viên sẽ không nói thẳng bạn cần ôn những gì nhưng sẽ cho bạn chủ đề hay đề cương sơ lược ôn tập.
Nếu được, hãy xin những bài kiểm tra các năm trước để xem thử - thông thường cấu trúc và dạng đề thi cùng một môn ở các năm sẽ tương tự nhau.
2. Áp dụng các kỹ thuật ghi nhớ
Điều này không thể thực hiện trong thời gian ngắn, nhưng bạn có thể cải thiện kỹ năng nhớ bằng cách thay đổi tư duy và thói quen dần dần.
Bằng cách nào?
Hãy tạo thói quen không phụ thuộc quá nhiều vào sách vở. Hãy tóm tắt trong đầu hoặc ra giấy toàn cảnh nội dung - những gương mặt, những cái tên, ngày tháng, sự thực,... Hãy tạo liên kết giữa kiến thức mới với những điều đã biết.
Ngoài ra bạn cần ngủ đủ giấc và ăn uống hợp lý để ghi nhớ hiệu quả.
Hãy cố gắng để ghi nhớ bằng nhiều cách thức, nhiều dạng công cụ hoc tập, hình ảnh hóa thông tin bằng tranh vẽ, biểu đồ, bản đồ,...
Bạn có thể tìm hiểu thêm qua bài viết về 5 phương pháp ghi nhớ và Cách ghi chép bài vở.
3. Đừng chỉ ngồi cố định một chỗ học bài
Có thể bạn chưa biết: thay đổi môi trường sẽ kích thích não bộ thu thập lại cùng một thông tin ở những địa điểm khác nhau.
Để đạt kết quả tối ưu, hãy cân nhắc một nơi học tập có không gian tương tự với nơi kiểm tra. Bạn sẽ dễ dành nhớ lại thông tin hơn nếu làm bài ở một không gian tương tự với lúc học.
4. Sắp xếp nơi học tập
Hãy bỏ mọi thứ không cần thiết trên bàn học, đảm bảo góc học tập đủ ánh sáng, ghế ngồi thoải mái và không khí trong lành.
Trước khi bắt đầu học, hãy tạo không gian học càng thoải mái càng tốt và phù hợp với chính bạn. Chẳng hạn có người thích yên tĩnh mới học được, nhưng có người hợp với việc học khi có âm nhạc.
5. Tránh xao nhãng
Nếu bạn muốn học hiệu quả, hãy:
Dẹp mạng xã hội sang một bên khi đang học. Nếu bạn không thể 'cưỡng lại' việc lướt Facebook, kiểm tra tin nhắn,... hãy tìm một app chặn các trang này để giúp bạn bớt phân tâm.
Bạn có thể tìm hiểu một số app hữu ích trong bài viết về 5 nguyên tắc tối giản.
6. Phân chia thời gian học
Bạn có thói quen đợi đến sát kỳ kiểm tra rồi đâm đầu vào bài vở không? Thực ra cách học này không hiệu quả chút nào, thậm chí còn có hại.
Thay vào đó, hãy lập kế hoạch và phân chia thời gian học để có ít nhất 1 tuần ôn tập trước bài kiểm tra. Như vậy, bạn sẽ có đủ thời gian để tìm hiểu sâu hơn.
Để học tập trong thời gian dài, bạn cần nghỉ ngơi thường xuyên, đi dạo và tận hưởng thiên nhiên hoặc làm điều gì đó mà bạn yêu thích.
Hãy học 20 - 30 phút và nghỉ một lần, mỗi lần như vậy tập trung vào một nội dung duy nhất. Cố gắng tư duy cùng một thông tin theo nhiều hướng, nhiều cách - đây là cách học hiệu quả nhất.
7. Đặt mục tiêu
Đặt mục tiêu thực tế và xác định thời gian học - mục tiêu phải đi kèm với kế hoạch, nếu không nó chỉ là mơ ước mà thôi.
Hãy ghi lại mọi kế hoạch cùng thời gian đề ra để hoàn thành.
8. Học nhóm với bạn bè
Một trong những cách học hiệu quả nhất là học nhóm với bạn bè. Học nhóm giúp bạn đối chiếu vở ghi, thảo luận những vấn đề khó khăn.
Học nhóm sẽ rất hiệu quả nếu các thành viên nghiêm túc học tập. Ngoài ra mọi người cần thân nhau một chút để hiểu thế mạnh và điểm yếu của nhau trong học tập nhằm giúp đỡ lẫn nhau.
Có thể một số bạn sẽ có những bí kíp ôn tập thi cử mà bạn chưa biết.
9. Tự kiểm tra
Nếu bạn học một mình, hãy áp dụng những công cụ học như flashcard hoặc ứng dụng kiểm tra tự động.
Khi làm flashcard, hãy đảm bảo trên đó có đủ định nghĩa, khái niệm. Hãy thực hiện việc tự kiểm tra này thường xuyên, 3 lần một ngày, mỗi lần 15 đến 20 phút.
Và bây giờ là đến kỳ thi!
10. Chiến thắng nỗi lo lắng sợ hãi
Một ngày trước hôm kiểm tra, có thể bạn sẽ thấy hơi lo âu, sợ hãi, thậm chí muốn chạy trốn.
Hãy thư giãn đi - bạn không phải là người duy nhất sợ hãi điều này. Sau đây là một số mẹo hữu ích cho bạn:
- Đừng uống cà phê hay trà trước khi kiểm tra vì caffeine sẽ làm tăng sự căng thẳng, và bạn sẽ không thể tập trung tốt nhất để làm bài
- Chỉ ăn nhẹ hoặc đừng ăn uống ngay trước giờ làm bài. Điều này sẽ giúp máu lưu thông lên não nhanh hơn thay vì hệ tiêu hóa
- Mặc quần áo thoải mái để không bị khó chịu, gò bó
- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập cần thiết
- Quan trọng nhất là bạn phải tự tin với khả năng của mình và đừng lo lắng: bạn đã chuẩn bị tốt nhất rồi
- Đừng để những bạn khác khiến bạn lo lắng vì người ta 'xin tờ thứ hai' trước bạn. Tập trung vào bài của chính mình
- Đừng ngại ngừng viết nếu cần - hãy nhắm mắt và thư giãn, hít thở sâu 30 giây đến 1 phút rồi tiếp tục làm bài
Và sau đây là một số mẹo để vượt qua bài kiểm tra!
11. Xây dựng chiến thuật cho bài kiểm tra
- Xem qua cả bài một lần để biết mình cần những khái niệm nào để làm bài. Ngoài ra,đôi khi bạn có thể sẽ tìm thấy đáp án của câu này ở đề bài câu khác
- Khi bạn xem qua cả bài, hãy chia bài thành các phần và phân phối thời gian hợp lý, xem phần nào sẽ mất nhiều thời gian nhất, phần nào mất ít thời gian nhất, và sắp xếp thời gian cho chúng
- Đừng tiết kiệm thời gian bằng cách bỏ qua yêu cầu đề bài, chúng sẽ cho bạn những gợi ý cần thiết. Ngoài ra, không đọc kỹ đề làm bài có thể làm bạn lãng phí thời gian. Chẳng hạn đề bài yêu cầu 'trả lời một trong các câu sau đây', nhưng bạn lại đi trả lời toàn bộ vì không đọc kỹ đề
- Có hai cách làm bài: một là làm lần lượt từng phần; hai là làm những câu bạn biết trước và để những câu chưa làm được suy nghĩ sau. Với cách hai, bạn sẽ có thời gian để suy nghĩ và nhớ lại thông tin cần thiết
- Phải xem lại bài trước khi nộp để chắc chắn bạn không bỏ sót câu nào
- Tuy nhiên, khi xem lại bài, đừng lưỡng lự và nghi ngờ bản thân quá nhiều - chỉ sửa lại đáp án nếu chắc chắn sai
12. Có phương pháp làm bài linh hoạt tùy từng câu hỏi
- Với dạng bài trắc nghiệm: Đọc câu hỏi và tự nghĩ đáp án trước khi nhìn vào các lựa chọn. Sau đó, đọc hết các phương án, loại bỏ phương án sai, thử lại phuong án đúng
- Với dạng bài nối: Nối những ý dễ trước, nên nhìn từ cả hai cột trái phải, đừng chỉ nhìn định nghĩa để tìm đáp án phù hợp, hãy nhìn vào từ để liên tưởng với định nghĩa trong đầu
- Với dạng bài điền vào chỗ trống: Thử xem toàn bài kiểm tra để tìm gợi ý, nhất là từ vựng, chninhs tả của các từ bạn quên
- Với dạng bài luận: Đầu tiên hãy đọc kỹ yêu cafue đề bài, nếu thấy đề bài không rõ ràng, hãy hỏi lại giáo viên;
Đừng tốn thời gian vào văn phong, tốt hơn cần tập trung thời gian và công sức vào xây dựng luận điểm, đưa ví dụ và chi tiết;
Nếu chẳng may hết thời gian khi chưa làm xong bài, hãy viết nốt những ý còn lại theo kiểu viết dàn ý, bạn có thể có thêm chút điểm
13. Thư giãn và đừng lo lắng sau bài kiểm tra
Lo lắng cũng chẳng thay đổi điều gì, thậm chí còn ảnh hưởng tiêu cực đến lần kiểm tra sau. Thay vào đó, hãy tập trung vào việc học cho lần tới.
Sau khi nhận kết quả, hãy xem lại những câu bạn làm sai. Nếu giáo viên chữa bài trên lớp, hãy tận dụng cơ hội hỏi lại.
Nếu bạn thấy kết quả chấm không đúng, hãy hỏi lại giáo viên một cách tôn trọng và trình bày cụ thể. Nhớ rằng những gì học được từ sai lầm còn quan trọng hơn điểm số.
Giờ thì bạn đã biết cách học hiệu quả cho bài kiểm tra rồi. Hãy bắt đầu áp dụng ngay nhé!
Nguồn: Báo Giáo dục & Thời đại
Sau đây là 13 tuyệt chiêu học tập do các nhà nghiên cứu và các nhà khoa học đưa ra. Chúng sẽ là công cụ hữu ích giúp bạn vượt qua mọi kỳ thi với kết quả tốt.
Trước tiên, chúng ta phải chuẩn bị cho kỳ thi như thế nào?
1. Xác định dạng bài kiểm tra
Hãy bắt đầu bằng cách nghiên cứu cấu trúc đề thi (trắc nghiệm, thi nghe, viết luận,...) để sẵn sàng tâm lý cho mọi dạng bài. Đừng ngại hỏi giáo viên.
Có thể giáo viên sẽ không nói thẳng bạn cần ôn những gì nhưng sẽ cho bạn chủ đề hay đề cương sơ lược ôn tập.
Nếu được, hãy xin những bài kiểm tra các năm trước để xem thử - thông thường cấu trúc và dạng đề thi cùng một môn ở các năm sẽ tương tự nhau.
2. Áp dụng các kỹ thuật ghi nhớ
Điều này không thể thực hiện trong thời gian ngắn, nhưng bạn có thể cải thiện kỹ năng nhớ bằng cách thay đổi tư duy và thói quen dần dần.
Bằng cách nào?
Hãy tạo thói quen không phụ thuộc quá nhiều vào sách vở. Hãy tóm tắt trong đầu hoặc ra giấy toàn cảnh nội dung - những gương mặt, những cái tên, ngày tháng, sự thực,... Hãy tạo liên kết giữa kiến thức mới với những điều đã biết.
Ngoài ra bạn cần ngủ đủ giấc và ăn uống hợp lý để ghi nhớ hiệu quả.
Hãy cố gắng để ghi nhớ bằng nhiều cách thức, nhiều dạng công cụ hoc tập, hình ảnh hóa thông tin bằng tranh vẽ, biểu đồ, bản đồ,...
Bạn có thể tìm hiểu thêm qua bài viết về 5 phương pháp ghi nhớ và Cách ghi chép bài vở.
3. Đừng chỉ ngồi cố định một chỗ học bài
Có thể bạn chưa biết: thay đổi môi trường sẽ kích thích não bộ thu thập lại cùng một thông tin ở những địa điểm khác nhau.
Để đạt kết quả tối ưu, hãy cân nhắc một nơi học tập có không gian tương tự với nơi kiểm tra. Bạn sẽ dễ dành nhớ lại thông tin hơn nếu làm bài ở một không gian tương tự với lúc học.
4. Sắp xếp nơi học tập
Hãy bỏ mọi thứ không cần thiết trên bàn học, đảm bảo góc học tập đủ ánh sáng, ghế ngồi thoải mái và không khí trong lành.
Trước khi bắt đầu học, hãy tạo không gian học càng thoải mái càng tốt và phù hợp với chính bạn. Chẳng hạn có người thích yên tĩnh mới học được, nhưng có người hợp với việc học khi có âm nhạc.
5. Tránh xao nhãng
Nếu bạn muốn học hiệu quả, hãy:
Dẹp mạng xã hội sang một bên khi đang học. Nếu bạn không thể 'cưỡng lại' việc lướt Facebook, kiểm tra tin nhắn,... hãy tìm một app chặn các trang này để giúp bạn bớt phân tâm.
Bạn có thể tìm hiểu một số app hữu ích trong bài viết về 5 nguyên tắc tối giản.
6. Phân chia thời gian học
Bạn có thói quen đợi đến sát kỳ kiểm tra rồi đâm đầu vào bài vở không? Thực ra cách học này không hiệu quả chút nào, thậm chí còn có hại.
Thay vào đó, hãy lập kế hoạch và phân chia thời gian học để có ít nhất 1 tuần ôn tập trước bài kiểm tra. Như vậy, bạn sẽ có đủ thời gian để tìm hiểu sâu hơn.
Để học tập trong thời gian dài, bạn cần nghỉ ngơi thường xuyên, đi dạo và tận hưởng thiên nhiên hoặc làm điều gì đó mà bạn yêu thích.
Hãy học 20 - 30 phút và nghỉ một lần, mỗi lần như vậy tập trung vào một nội dung duy nhất. Cố gắng tư duy cùng một thông tin theo nhiều hướng, nhiều cách - đây là cách học hiệu quả nhất.
7. Đặt mục tiêu
Đặt mục tiêu thực tế và xác định thời gian học - mục tiêu phải đi kèm với kế hoạch, nếu không nó chỉ là mơ ước mà thôi.
Hãy ghi lại mọi kế hoạch cùng thời gian đề ra để hoàn thành.
8. Học nhóm với bạn bè
Một trong những cách học hiệu quả nhất là học nhóm với bạn bè. Học nhóm giúp bạn đối chiếu vở ghi, thảo luận những vấn đề khó khăn.
Học nhóm sẽ rất hiệu quả nếu các thành viên nghiêm túc học tập. Ngoài ra mọi người cần thân nhau một chút để hiểu thế mạnh và điểm yếu của nhau trong học tập nhằm giúp đỡ lẫn nhau.
Có thể một số bạn sẽ có những bí kíp ôn tập thi cử mà bạn chưa biết.
9. Tự kiểm tra
Nếu bạn học một mình, hãy áp dụng những công cụ học như flashcard hoặc ứng dụng kiểm tra tự động.
Khi làm flashcard, hãy đảm bảo trên đó có đủ định nghĩa, khái niệm. Hãy thực hiện việc tự kiểm tra này thường xuyên, 3 lần một ngày, mỗi lần 15 đến 20 phút.
Và bây giờ là đến kỳ thi!
10. Chiến thắng nỗi lo lắng sợ hãi
Một ngày trước hôm kiểm tra, có thể bạn sẽ thấy hơi lo âu, sợ hãi, thậm chí muốn chạy trốn.
Hãy thư giãn đi - bạn không phải là người duy nhất sợ hãi điều này. Sau đây là một số mẹo hữu ích cho bạn:
- Đừng uống cà phê hay trà trước khi kiểm tra vì caffeine sẽ làm tăng sự căng thẳng, và bạn sẽ không thể tập trung tốt nhất để làm bài
- Chỉ ăn nhẹ hoặc đừng ăn uống ngay trước giờ làm bài. Điều này sẽ giúp máu lưu thông lên não nhanh hơn thay vì hệ tiêu hóa
- Mặc quần áo thoải mái để không bị khó chịu, gò bó
- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập cần thiết
- Quan trọng nhất là bạn phải tự tin với khả năng của mình và đừng lo lắng: bạn đã chuẩn bị tốt nhất rồi
- Đừng để những bạn khác khiến bạn lo lắng vì người ta 'xin tờ thứ hai' trước bạn. Tập trung vào bài của chính mình
- Đừng ngại ngừng viết nếu cần - hãy nhắm mắt và thư giãn, hít thở sâu 30 giây đến 1 phút rồi tiếp tục làm bài
Và sau đây là một số mẹo để vượt qua bài kiểm tra!
11. Xây dựng chiến thuật cho bài kiểm tra
- Xem qua cả bài một lần để biết mình cần những khái niệm nào để làm bài. Ngoài ra,đôi khi bạn có thể sẽ tìm thấy đáp án của câu này ở đề bài câu khác
- Khi bạn xem qua cả bài, hãy chia bài thành các phần và phân phối thời gian hợp lý, xem phần nào sẽ mất nhiều thời gian nhất, phần nào mất ít thời gian nhất, và sắp xếp thời gian cho chúng
- Đừng tiết kiệm thời gian bằng cách bỏ qua yêu cầu đề bài, chúng sẽ cho bạn những gợi ý cần thiết. Ngoài ra, không đọc kỹ đề làm bài có thể làm bạn lãng phí thời gian. Chẳng hạn đề bài yêu cầu 'trả lời một trong các câu sau đây', nhưng bạn lại đi trả lời toàn bộ vì không đọc kỹ đề
- Có hai cách làm bài: một là làm lần lượt từng phần; hai là làm những câu bạn biết trước và để những câu chưa làm được suy nghĩ sau. Với cách hai, bạn sẽ có thời gian để suy nghĩ và nhớ lại thông tin cần thiết
- Phải xem lại bài trước khi nộp để chắc chắn bạn không bỏ sót câu nào
- Tuy nhiên, khi xem lại bài, đừng lưỡng lự và nghi ngờ bản thân quá nhiều - chỉ sửa lại đáp án nếu chắc chắn sai
12. Có phương pháp làm bài linh hoạt tùy từng câu hỏi
- Với dạng bài trắc nghiệm: Đọc câu hỏi và tự nghĩ đáp án trước khi nhìn vào các lựa chọn. Sau đó, đọc hết các phương án, loại bỏ phương án sai, thử lại phuong án đúng
- Với dạng bài nối: Nối những ý dễ trước, nên nhìn từ cả hai cột trái phải, đừng chỉ nhìn định nghĩa để tìm đáp án phù hợp, hãy nhìn vào từ để liên tưởng với định nghĩa trong đầu
- Với dạng bài điền vào chỗ trống: Thử xem toàn bài kiểm tra để tìm gợi ý, nhất là từ vựng, chninhs tả của các từ bạn quên
- Với dạng bài luận: Đầu tiên hãy đọc kỹ yêu cafue đề bài, nếu thấy đề bài không rõ ràng, hãy hỏi lại giáo viên;
Đừng tốn thời gian vào văn phong, tốt hơn cần tập trung thời gian và công sức vào xây dựng luận điểm, đưa ví dụ và chi tiết;
Nếu chẳng may hết thời gian khi chưa làm xong bài, hãy viết nốt những ý còn lại theo kiểu viết dàn ý, bạn có thể có thêm chút điểm
13. Thư giãn và đừng lo lắng sau bài kiểm tra
Lo lắng cũng chẳng thay đổi điều gì, thậm chí còn ảnh hưởng tiêu cực đến lần kiểm tra sau. Thay vào đó, hãy tập trung vào việc học cho lần tới.
Sau khi nhận kết quả, hãy xem lại những câu bạn làm sai. Nếu giáo viên chữa bài trên lớp, hãy tận dụng cơ hội hỏi lại.
Nếu bạn thấy kết quả chấm không đúng, hãy hỏi lại giáo viên một cách tôn trọng và trình bày cụ thể. Nhớ rằng những gì học được từ sai lầm còn quan trọng hơn điểm số.
Giờ thì bạn đã biết cách học hiệu quả cho bài kiểm tra rồi. Hãy bắt đầu áp dụng ngay nhé!
Nguồn: Báo Giáo dục & Thời đại