Tình nguyện - một hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo hữu hiệu

Hoài An

Điều hành viên
Thành viên BQT
#1
Nhân lên tinh thần đoàn kết, tinh thần trách nhiệm


Hoạt động tình nguyện có thể cá nhân hay cộng đồng, được xuất phát từ lòng nhân ái, tính tích cực xã hội và hàoi bão lú tưởng của tuổi trẻ nhằm thực hiện những nhiệm vụ khó khăn, đột xuất của địa phương, đơn vị vì lợi ích của xã hội, cộng đồng.


Theo TS Ngô Thị Thu Dung – Giám đốc Điều hành Trung tâm Nghiên cứu phát triển giáo dục cộng đồng (Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội): Đây cũng là một trong những hình thức để giáo viên, nhà trường tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo hữu hiệu.

TS Dung nhấn mạnh: Hoạt động tình nguyện là hoạt động mang tính tự nguyện, tự giác cao. Qua nhận thức, học sinh tự mình nhận lấy trách nhiệm, sẵn sàng làm việc (thường là những việc khó khăn, đòi hỏi phải hy sinh thời gian, công sức, tiền của…), không quản ngại khó khăn, gian khổ, đóng góp công sức cho các hoạt động vì sự phát triển của cộng đồng, của xã hội, của thế giới nói chung, không đòi hỏi lợi ích vật chất cho bản thân.

Hoạt động tình nguyện nhằm bồi dưỡng cho các em có lòng nhân ái, biết chia sẻ, bao dung những người xung quanh, từ đó, giúp các em sống có ý thức cộng đồng.

Khi các em quan tâm và tham gia vào các hoạt động của cộng đồng, các em sẽ nhận thức được vai trò cũng như trách nhiệm xã hội của bản thân, từ đó, các em sẽ có thái độ đúng đắn, đóng góp cho sự phát triển của cộng đồng địa phương mình.

Chính vì vậy, tình nguyện trở thành một hoạt động trải nghiệm sáng tạo có ý nghĩa giáo dục, thường được các nhà trường, các tổ chức cộng đồng tổ chức cho học sinh, sinh viên tham gia tùy theo sức của bản thân.

Ý nghĩa hàng đầu của hoạt động tình nguyện là: Tăng cường tình đoàn kết, sự hỗ trợ, tin cậy lẫn nhau, biết trợ giúp, biết đồng tâm hiệp lực với những người xung quanh, từ đó nuôi dưỡng tinh thần tương thân, tương ái. Tất cả các hoạt động này đóng góp đáng kể đối với chất lượng cuộc sống.

Học sinh ở bất kỳ lứa tuổi nào cũng có thể tham gia hoạt động tình nguyện để trở thành các tình nguyện viên.

Tuy nhiên để hoạt động tình nguyện đạt hiệu quả thì các nhà trường phổ thông cần lựa chọn nội dung và hình thức tổ chức phù hợp với từng độ tuổi.

Đa dạng hình thức hoạt động tình nguyện


Các hoạt động tình nguyện khá đa dạng. Tùy thuộc vào lứa tuổi học sinh, tùy theo yêu cầu của địa phương, cộng đồng, các tổ chức chính trị - xã hội mà lựa chọn hình thức tổ chức hoạt động tình nguyện.


Tùy theo tính chất, quy mô, phạm vi, có thể chia hoạt động tình nguyện thành một số nhóm như:

* Hồ trợ nhóm người, một cộng đồng thiệt thòi, kém may mắn: ví dụ như các hoạt động tình nguyện:

- Các hoạt động hỗ trợ, trợ giúp cho những đối tượng chính sách xã hội, người thiệt thòi, neo đơn. Ví dụ tổ chức cho cá nhân, một nhóm, hoặc một tập thể lớn giúp đỡ, chăm sóc các bạn học là người khuyết tật, bệnh tật… hòa nhập lớp học; Chăm sóc gia đình thương binh, liệt sỹ, gia đình neo đơn, cụ già không nơi nương tựa ở địa phương…

- Tổ chức hoạt động tình nguyện chăm sóc, bảo vệ các công trình phúc lợi, công trình công cộng, cảnh quan du lịch, môi trường sống… Ví dụ hướng dẫn khác du lịch vào mùa lễ hội; vệ sinh đoạn đường gốm sứ ven sông Hồng; chăm sóc đồi cây…

- Tổ chức một đợt tình nguyện hỗ trợ đối tượng gặp khó khăn như quyên góp, giúp đỡ trẻ em mồ côi, trẻ khuyết tật, trẻ em là nạn nhân chất độc da cam.

Chăm sóc bệnh nhân bị các bệnh nhân bị các bệnh hiểm nghèo, người già cô đơn ở viện dưỡng lão, giúp đỡ người nghèo, người dân tộc, người di cư,… ổn định cuộc sống…

* Hoạt động tình nguyện hỗ trợ cộng đồng là những hoạt động giúp ổn định cuộc sống, trật tự, trật tự xã hội, giữ gìn môi trường sống, hỗ trợ các cộng đồng dân cư gặp khó khăn.

Chăm sóc y tế, phổ cập giáo dục, phát triển văn hóa. Đó bao gồm những hoạt động tình nguyện hỗ trợ công an giao thông phân luồng giao thông và giữ gìn trật tự an toàn giao thông; Hoạt động tình nguyện giúp đồng bào vùng dân tộc làm kinh tế hoặc chăm sóc sức khỏe, kìm chế dịch bệnh, dạy phổ cập giáo dục, xóa mù chữ…

* Hoạt động tình nguyện hỗ trợ cộng đồng trong tình huống khẩn cấp. Ví dụ như: Tham gia cứu hộ thiên tai; Hỗ trợ phân luồng dân cư trong khu vực bị cháy, nổ… Hiến máu nhân đạo cũng thuộc nhóm này. Những hoạt động này thường mang tính tức thời, thời gian ngắn.

* Hoạt động tình nguyện bảo vệ môi trường sống như: Hoạt động bảo vệ môi trường; tạo môi trường xanh, sạch, đẹp, bảo vệ tự nhiên, hoạt động trồng cây gây rừng; tạo thói quen sinh hoạt ít gây ô nhiễm môi trường…

* Hoạt động tình nguyện nhằm tuyên truyền cổ động, tác động nhận thức cư dân. Đặc điểm của loại hoạt động tình nguyện này là tạo không khí sôi động, thu hút sự chú ý, tồn tại thời gian ngắn.

Ví dụ như cổ động các sự kiện chính trị, văn hóa ở địa phương; Tuyên truyền, phổ biến pháp luật; Cổ động giữ gìn văn hóa truyền thống.

Các bước tổ chức hoạt động tình nguyện

- Bước 1: Căn cứ nhu cầu của địa phương hoặc của cộng đồng dân cư vùng gặp khó khăn cần giúp đỡ; Khảo sát thực tế; Xây dựng kế hoạch hoạt động tình nguyện.

- Bước 2: Tổ chức Đội tình nguyện: Kêu gọi, tuyên truyền. Tuyển chọn thành viên. Tổ chức phỏng vấn. Chú ý: Khi phỏng vấn cần cho học sinh biết chi tiết về đối tượng, hoàn cảnh nơi làm tình nguyện. Nắm vững sức khỏe học sinh, đặc biệt là với những hoạt động có thể gây nguy hiểm cho các thành viên.

- Bước 3: Tổ chức Đội, xây dựng nội quy hoạt động. Tổ chức lễ ra quân.

- Bước 4: Triển khai tiến hành những hoạt động. Luôn có hoạt động phản ánh mỗi ngày để nắm bắt kịp thời tình hình và có điều chỉnh kịp thời. Chú ý khâu kiểm soát học sinh, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho học sinh.

- Bước 5: Kết thúc đợt tình nguyện, cần tổ chức lễ tổng kết, chia tay. Có nhận xét đánh gia của các đối tượng được hỗ trợ, cũng như sự tự đánh giá của bản thân (nên cho học sinh viết thu hoạch), đánh giá của nhóm, đội và tổ chức rút kinh nghiệm sau khi đã về đến nhà.


Nguyên tắc tổ chức hoạt động

- Dựa trên tinh thần tự nguyện tham gia của học sinh;

- Mục đích của hoạt động tình nguyện là tạo cơ hội cho học sinh được tham gia hoạt động, có ý thức tự giác vì người khác, vì cộng đồng;

- Tuy gọi là hoạt động tình nguyện, không có lợi ích kinh tế song hiện nay, người tổ chức có thể tìm kiếm các nguồn lực hỗ trợ cho đội tình nguyện như hỗ trợ xe cộ đi lại, hỗ trợ tiền ăn…

- Tuyệt đối không trục lợi kinh tế, sử dụng sức lao động của giới trẻ để trục lợi. Điều này tạo ta ảnh hưởng xấu của tình nguyện đến giới trẻ, làm mất ý nghĩa giáo dục.
Nguồn: giaoducthoidai.vn
 

Bình luận bằng Facebook

Top