Thầy giáo dốc lòng truyền đam mê cho trò

Khánh Linh

Điều hành viên
Thành viên BQT
#1
Không ngừng học hỏi

Năm 2004, Trung tốt nghiệp loại giỏi, về nhận công tác tại Trường Phổ thông Dân tộc nội trú huyện Tân Kỳ (Nghệ An). Tân Kỳ là một huyện miền núi, đời sống còn khó khăn, trình độ học sinh không đồng đều. Mặc dù cầm trong tay tấm bằng giỏi nhưng với anh ngày đầu đứng trên bục giảng gặp nhiều khó khăn, bỡ ngỡ, nhất là phương pháp dạy và học để truyền đam mê học Toán cho các em HS. Từ đó, Trung suy nghĩ, phải tự học tập, rèn luyện, tìm cho mình phương pháp sư phạm tốt nhất. Thông qua các buổi dạy của mình và của đồng nghiệp, Trung rút ra nhiều bài học cho bản thân.

Những khó khăn ban đầu anh đã vượt qua. Bằng tình cảm, trách nhiệm của người thầy đối với học trò, cũng như lòng yêu nghề, thầy Trung từng bước khẳng định được năng lực của mình và đã truyền đam mê đó lan toả đến học trò với bộ môn Toán. Với sự nỗ lực không ngừng qua từng buổi học, học sinh của thầy Trung ngày càng chăm chỉ và có những định hướng rõ trên con đường lập thân lập nghiệp, tỷ lệ học sinh đậu tốt nghiệp và vào các trường đại học năm sau cao hơn năm trước.

Để đạt được thành quả đó, Trung thường xuyên tham gia các diễn đàn giải toán trên mạng; qua đó anh thu được nhiều kinh nghiệm hay, bài học quý. Không dừng ở đó, thầy Trung còn học lên thạc sĩ và học từ xa Đại học ngoại ngữ thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội. Đến nay anh có thêm 2 tấm bằng. Từ khi biết ngoại ngữ thầy Trung thường xuyên vào các trang toán quốc tế tìm hiểu mở rộng kiến thức và học hỏi kinh nghiệm từ những đồng nghiệp nước ngoài.

Niềm vui đến với Trung sau 5 năm dạy ở Trường Phổ thông Dân tộc nội trú huyện Tân Kỳ: Số lượng HS giỏi ngày càng cao, được đồng nghiệp quý mến và anh đã thi đạt giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh. Điều càng trân quý đối với thầy Trung, đó là trong thời gian dạy học tại đây, anh đưa hai em ruột lên nuôi ăn học và đều thi đỗ ĐH. Cuối năm 2009, Trung được điều chuyển về công tác tại Trường THPT Đô Lương 1 (huyện Đô Lương, Nghệ An). Đây là ngôi trường có bề dày truyền thống dạy học, cũng là nơi anh học tập thời THPTvà gần nhà nên có điều kiện giúp đỡ gia đình.

“Quả ngọt” của người thầy khiêm tốn

Chúng tôi gặp Trung khi anh đang trên giờ lên lớp. Ấn tượng với chúng tôi là đa số HS trong lớp học ở ngôi trường huyện lỵ này lại rất say mê với những bài toán khó. Trao đổi với chúng tôi, thầy Trung bộc bạch: “Để mỗi tiết dạy thực sự bổ ích, tôi phải nghiên cứu kỹ giáo án, lên mạng tìm tài liệu và các phần phềm tin học để minh hoạ và tìm những bài toán khó, bài toán hay có tính ứng dụng cao khơi dậy đam mê cho HS”.

Không chỉ dạy giỏi, thầy Trung tham gia tích cực các hoạt động của trường, từ văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao. Là một đảng viên, thầy nêu cao tinh thần đấu tranh phê và tự phê bình, có nhiều ý kiến đóng góp xây dựng nhà trường.

Trao đổi với chúng tôi, thầy Vương Trần Lê, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Đô Lương 1 cho biết: Hiện nay, thầy Trung là trụ cột về môn Toán không chỉ của trường mà của tỉnh Nghệ An. Trong những năm qua, thầy đã bồi dưỡng nhiều đoàn học sinh giỏi đạt giải cao, số lượng học sinh thi đậu các trường ĐH ngày càng nhiều, uy tín của trường ngày càng được khẳng định. Trong cuộc sống, thầy Trung giản dị, khiêm tốn, gần gũi với mọi người, thầy cô nào chuyên môn chưa tốt luôn được thầy nhiệt tình giúp đỡ và được đồng nghiệp quý mến.

Tính đến cuối năm học 2017 – 2018 này, thầy Đào Văn Trung đã 4 lần đạt chiến sĩ thi đua, 2 lần được UBND tỉnh Nghệ An tặng giấy khen. Thầy còn tham gia biên soạn 2 cuốn sách “Rèn luyện kỹ năng giải hệ phương trình tập 1 và tập 2” được Nhà xuất bản ĐHQG Hà Nội in ấn và phát hành trên toàn quốc. Đây là cuốn sách quen thuộc với những HS đam mê môn Toán; thầy còn có 6 sáng kiến, trong đó 3 sáng kiến đạt cấp tỉnh.

Trong những năm trở lại đây, thầy Trung còn tham gia đội ngũ ra đề thi và chấm thi HS giỏi toán cấp tỉnh của ngành GD Nghệ An. Những năm học vừa qua, lớp do thầy Trung chủ nhiệm có nhiều em thi THPT quốc gia đều đạt 29,5 điểm, trong đó môn Toán đạt điểm 10. Đặc biệt, thầy Trung có thể dạy đồng thời 2 ngôn ngữ Anh – Việt.
Nguồn: Báo Giáo dục & Thời đại
 

Bình luận bằng Facebook

Top