Thận trọng lộ trình sử dụng SGK điện tử

Hoài An

Điều hành viên
Thành viên BQT
#1
Cần có nghiên cứu nghiêm túc về SGK điện tử

Giảng viên Hoàng Thị Nga (Trường ĐH Sư phạm Hà Nội II) cho rằng: Trước hết, cần có công trình nghiên cứu cụ thể của nhiều đơn vị giáo dục về tổ chức lớp học số với các ưu nhược điểm của SGK điện tử, nhiệm vụ giáo viên, nhiệm vụ học sinh, mục tiêu, kết quả, phương pháp...

Nếu sản phẩm SGK điện tử chỉ chú trọng đến người học mà bỏ qua đối tượng giáo viên thì người dạy vẫn mang tư duy dạy học truyền thống, phương pháp truyền thống, chắc chắn hiệu quả sư phạm sẽ không cao.

Do đó, cô Hoàng Thị Nga đề xuất, Viện Khoa học giáo dục, các cơ sở đào tạo sư phạm lớn cần có các nghiên cứu cụ thể về SGK điện tử, đồng thời có những đánh giá khách quan trên cả ba đối tượng: Học sinh, giáo viên và phụ huynh ở các cấp học và nhiều tỉnh thành...

"Về lâu dài, các cơ sở đào tạo sư phạm phải có thêm học phần đào tạo về phương pháp dạy học với SGK điện tử. Ở một nước trên thế giới như Anh, Đức,... đều có những đơn vị nghiên cứu độc lập để khảo sát tính hiểu quả và khả thi của loại SGK này" - Cô Nga cho biết.

Linh hoạt trong sử dụng

Theo kinh nghiệm của CHLB Đức, khung chương trình của các bang được đưa ra là Chuẩn chương trình. Dựa vào đó, các NXB tự thiết kế bài học và sự tương tác với nội dung đó để đưa ra các bộ SGK khác nhau. Giải pháp này, theo cô Hoàng Thị Nga, có thể cho chúng ta một gợi ý về việc sản xuất SGK điện tử.

Bên cạnh đó, khắc phục nhược điểm của classbook và học tập kinh nghiệm của CHLB Đức, cô Hoàng Thị Nga cho rằng, sản phẩm SGK điện tử cần tính linh hoạt, không phụ thuộc vào một công nghệ hay thiết bị cụ thể.

"Rõ ràng, giải pháp đặt ra là tách bạch nội dung SGK số và thiết bị thể hiện nội dung đó bằng việc sử dụng SGK điện tử trên cả thiết bị kết nối Internet và thiết bị ngoại vi.

Học sinh, giáo viên và phụ huynh đều có thể sử dụng chủ động, dù họ ở trên lớp, thư viện hay ở nhà. Đây là xu hướng của nhiều nước trên thế giới để tận dụng tối đa công nghệ sẵn có. Một gia đình đã có ipad hoặc laptop, không thể yêu cầu họ mua thêm cả thiết bị chỉ để sử dụng SGK điện tử" - Cô Nga nêu quan điểm.

"Xét ở khía cạnh giáo dục, một sản phẩm giáo dục trước hết phải mang tính giáo dục, hiệu quả và nhân văn, đặt lợi ích người được giáo dục lên trên hết chứ không đơn thuần nằm ở lợi ích của tổ chức hay doanh nghiệp" - Cô Hoàng Thị Nga.
Nguồn: giaoducthoidai.vn
 

Bình luận bằng Facebook

Top