Tài liệu hướng dẫn sinh viên khi làm luận văn

Duy Ly

Lang thang mạng
#1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
Biên soạn: Quách Tuấn Ngọc

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN SINH VIÊN
KHI LÀM LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


(Biên soạn 5/1998. Bản sửa ngày 31/3/2004. Chỉnh lý 2007)

4/2009: Bổ sung phần cuối bài có hướng dẫn chuẩn hoá trình bày luận văn dưới dạng e-book để đưa lên mạng giáo dục.
1. Lời giới thiệu
Có thể nói luận văn tốt nghiệp là một tác phẩm vô cùng quan trọng, là đứa con tinh thần của thời sinh viên. Song làm như thế nào, viết như thế nào, bảo vệ như thế nào thì sinh viên còn có quá nhiều bỡ ngỡ và có thể nói đó là cả một quá trình công nghệ giáo dục. Chính vì vậy chúng tôi viết bản hướng dẫn này nhằm giúp sinh viên phần nào tháo gỡ các khó khăn ấy. Nếu các bạn sinh viên, các thầy cô giáo có góp ý bổ sung thêm, xin cứ mạnh dạn trao đổi. Mọi ý kiến phê bình đều được trân trọng để cuối cùng luận văn tốt nghiệp của sinh viên sẽ trở nên ngày càng sáng giá hơn.
Mọi góp ý hoặc yêu cầu copy tệp văn bản gốc này xin gửi tới địa chỉ:
Quách Tuấn Ngọc
email: qtngoc@moet.edu.vn

2. Thuật ngữ
- Luận án tốt nghiệp hay đồ án tốt nghiệp, dùng cho hệ kĩ thuật, công nghệ.
- Luận văn tốt nghiệp dùng cho hệ khoa học xã hội, nhân văn.
- Luận văn cao học.
- Luận án Tiến sĩ.
Trong khuôn khổ tài liệu này, chúng tôi thống nhất dùng chung một thuật ngữ đại diện là luận văn tốt nghiệp. Trong điều kiện cụ thể của hệ đào tạo, người đọc có thể thay thế cho phù hợp.
3. Mục đích làm luận văn
Luận văn tốt nghiệp là một dịp rất tốt để sinh viên
- Rèn luyện kĩ năng tổng hợp các kiến thức đã học trên mọi phương diện.
- Rèn luyện tính tự chủ và tinh thần trách nhiệm trong công việc.
- Độc lập, tự chủ tạo ra một bản thiết kế, một bản luận văn hay đồ án hoàn chỉnh.
4. 3 câu hỏi lớn khi làm luận văn tốt nghiệp
Quá trình làm luận văn tốt nghiệp hay nhận nhiệm vụ thực tập, sinh viên cần nhớ và trả lời được 3 câu hỏi lớn như sau:

1. Làm gì ?
2. Làm như thế nào ?
3. Kết quả ra sao ?

Trả lời tốt được 3 câu hỏi trên sẽ dẫn đến thành công và giúp sinh viên giải quyết được những lúng túng.
Làm gì ? Nhiệm vụ được giao hoặc tự mình xác định cần phải giải quyết.
Làm như thế ? Phần này bao gồm những ý chính như sau:
- Tổng hợp, phân tích, đánh giá những cái người khác đã làm (trong nước và quốc tế).
- Ghi chép lại các tài liệu tham khảo, website, phần mềm … tham khảo để trích dẫn và để xếp vào phần phụ lục.
- Đề xuất ra phương án giải quyết của mình. Chứng minh, lí giải vì sao chọn phương án như thế.
- Thiết kế chi tiết theo đề xuất của mình.
- Trao đổi và tham khảo ý kiến của thầy hướng dẫn là vô cùng quan trọng. Nhưng điều kiện tiên quyết để có kết quả tốt là SV phải động não, phải lao động, tránh tình trạng ỷ lại.

Kết quả ra sao ?
- Kết quả mình đã làm như các kết quả điều tra, kết quả phần cứng, phần mềm, các biểu bảng, hình vẽ…),
- Đánh giá kết quả, so sánh với ý muốn ban đầu, so sánh với kết quả của người khác…
- Đề ra phương hướng khắc phục những cái chưa giải quyết được …
Với tư duy của 3 câu hỏi trên, các bạn sinh viên sẽ yên tâm thoát khỏi sự lúng túng.
Phần sau đây sẽ trình bày chi tiết hơn các công việc phải làm.
-----------------------
Link: https://dl.dropboxusercontent.com/u/258630833/bieu mau/hd viet luan van.doc
 

Bình luận bằng Facebook

Top