Sinh động giờ Sinh học với công nghệ thông tin

Hoài An

Điều hành viên
Thành viên BQT
#1
GD&TĐ - Ứng dụng công nghệ thông tin sẽ đem đến nhiều hiệu quả bất ngờ cho bài dạy, đó là nhận định của cô Đoàn Thị Lan - Giáo viên Trường THCS Giảng Võ (Hà Nội).


Những yêu cầu không thể thiếu với giáo viên

Là một giáo viên đang dạy Sinh học 6, qua thực tế giảng dạy, cô Đoàn Thị Lan nhận thấy, việc đổi mới phương pháp dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao chất lương dạy học là một chủ trương đúng đắn.

Vận dụng phù hợp, biện pháp này sẽ phát huy được tính tích cực, sáng tạo của học sinh, nhưng cũng đồng thời đòi hỏi người giáo viên không chỉ nâng cao trình độ chuyên môn mà còn phải tự học để nâng cao trình độ công nghệ thông tin.

Để học sinh học tập đạt hiệu quả cao, hứng thú, phát huy hết khả năng sáng tạo và tự chủ, theo cô Lan, khi dạy những bài lý thuyết, giáo viên cần tìm tòi, sáng tạo để xây dựng các bài lý thuyết một cách khoa học và khai thác được triệt để những kiến thức có liên quan.

Muốn vậy, ngoài kiến thức lý thuyết tranh ảnh và mô hình có sẵn, người giáo viên cần xây dựng những mô hình động, sưu tầm, sáng tạo thêm các tài liệu, cùng sự trợ giúp của các phương tiện hiện đại; đồng thời hướng dẫn học sinh sưu tầm thêm các tài liệu để phục vụ cho môn học.

Điều không thể thiếu, đó là việc nắm vững phương pháp mới: Giáo viên là người tạo ra tình huống và hướng dẫn cho học sinh cách giải quyết vấn đề, còn học sinh tự tìm cách giải quyết các vấn đề, phát huy tính sáng tạo, chủ động của mình theo định hướng giáo viên.

Học sinh có thể lĩnh hội được nhiều kiến thức qua báo, sách, ti vi … Giáo viên cũng có thể dựa vào đây để hướng dẫn học sinh sưu tầm thêm các tài liệu phục vụ cho quá trình học.

Điều này đồng thời đòi hỏi giáo viên phải luôn tìm tòi, học hỏi, luôn cập nhật những thông tin mới và nâng cao trình độ kiến thức chuyên môn cũng như công nghệ thông tin của mình thì mới thuận lợi trong việc dạy học.

Bên cạnh đó, trình độ của mỗi học sinh là không giống nhau, nên đòi hỏi người giáo viên phải có sự uyển chuyển trong giảng dạy để phù hợp với tất cả các đối tượng học sinh.

Cũng cần lưu ý, người thầy không chỉ thu hút học sinh trong từng tiết học mà cần phải có những chương trình thật bổ ích, lý thú để vừa củng cố những kiến thức đã học, vừa cung cấp kiến thức mới, đặc biệt mang lại cho học sinh sự húng thú trong học tập.

Đặc biệt, người thầy phải sáng tạo trong việc sử dụng các đồ dụng học tập, các mô hình động…, các sơ đồ kết hợp với tranh, ảnh trong sách giáo khoa để sao cho học sinh tiếp thu một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất. Để làm được như vậy, bản thân mỗi giáo viên phải có sự tìm tòi sáng tạo rất lớn.

Ứng dụng CNTT trong bài học cụ thể

Cô Đoàn Thị Lan chia sẻ cách tổ chức bài dạy cụ thể với công nghệ thông tin. Ví dụ, với bài 46, tiết 57 về “Thực vật góp phần điều hòa khí hậu”, cô Lan cho biết, khó khăn khi dạy bài này là các tranh, ảnh, đồ dùng có sẵn thể hiện vai trò của thực vật rất ít; sách giáo khoa cung cấp kiến thức dưới dạng kênh chữ là nhiều, đây cũng là phần kiến thức mới vì vậy dễ gây nhàm chán cho học sinh.

Để dạy học bài này ứng dụng công nghệ thông tin, cô Lan cho biết, giáo viên cần chuẩn bị: Máy tính, máy chiếu; sơ đồ, tranh ảnh bài 46; sưu tầm các thông tin, tranh ảnh của bài học.

Học sinh cũng được yêu cầu sưu tầm các thông tin,tranh vẽ,ảnh chụp về nạn ô nhiễm môi trường trên sách báo, internet…

Bài giảng đươc thực hiện trên powerpoint cụ thể xem TẠI ĐÂY.

Với bài 47, tiết 58 “Thực vật bảo vệ đất và nguồn nước”, giáo viên cần chuẩn bị máy tính, máy chiếu; sơ đồ, tranh ảnh bài 47; sưu tầm các thông tin, tranh ảnh, sơ đồ minh hoạ của bài học.

Học sinh:sưu tầm các thông tin, tranh vẽ, ảnh chụp về lũ lụt, hạn hán và hậu quả của lũ lụt, hạn hán trên sách, báo, internet…

Bài giảng đươc thực hiện trên powerpoint được cô Đoàn Thị Lan chia sẻ xem TẠI ĐÂY.
Nguồn: giaoducthoidai.vn
 

Bình luận bằng Facebook

Top