Sáng tạo cho tiết học ấm nắng, dịu mưa

Hoài An

Điều hành viên
Thành viên BQT
#1
Nhà báo Nguyễn Quốc Chính - Phó TBT báo Giáo dục và Thời đại (thứ ba từ trái qua) - chào mừng các vị khách mời

CÁC VỊ KHÁCH MỜI


1. Thầy Mạnh Hồng Hải - Phó Trưởng phòng Giáo dục Trung học và cô Nguyễn Thanh Thảo - Phó Chánh Văn phòng, Sở GD&ĐT Quảng Ninh;

2. Cô Nguyễn Thị Hồng - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Gia Thụy, Long Biên;
3. Thầy Nguyễn Xuân Năng - Tổ trưởng tổ Địa lý, Trường THPT Thuận Thành 1, Bắc Ninh;

4. Cô giáo Đỗ Thị Bích Ngọc và nhóm học sinh giỏi quốc gia môn Sinh học, Địa lý: Mai Phương Linh; Nguyễn Ngọc Minh Hải - Trường THPT chuyên Hạ Long (Quảng Ninh).

Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, lại gần 1 trong 5 ổ bão lớn của thế giới. Bão lũ xảy ra thường xuyên ở nhiều vùng trong cả nước, gây thiệt hại cả về người và của cải vật chất. Trong đó, ngành giáo dục phải gánh chịu những tác hại không nhỏ, ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động dạy và học của học sinh và giáo viên.
Thời gian qua, ngành giáo dục đã triển khai thực hiện, cụ thể hóa Chiến lược quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020 và một số đề án, chương trình mục tiêu ứng phó biến đổi khí hậu của Chính phủ.

Bộ cũng đã ban hành “Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai của ngành Giáo dục giai đoạn 2011-2020” và “Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của ngành Giáo dục giai đoạn 2011-2015”.

Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng tăng cường quan hệ hợp tác với các Bộ, ngành, các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực quản lý rủi ro thiên tai tại Việt Nam. Kết quả hợp tác đã từng bước đưa công tác phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực giáo dục chuyển sang một giai đoạn phát triển mới, đảm bảo mục tiêu bền vững và chiến lược.

Bộ cũng thành lập Nhóm điều phối về quản lý rủi ro thiên tai và biến đổi khí hậu trong ngành giáo dục. Đến nay, Nhóm điều phối đã thu hút sự tham gia của trên 20 tổ chức quốc tế và tổ chức phi chính phủ.

Những hoạt động này nhằm nâng cao nhận thức, trang bị kiến thức, kỹ năng về phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu đến cán bộ, giáo viên và học sinh, sinh viên (chiếm 25% dân số Việt Nam), từng bước xây dựng hệ thống trường học an toàn. Đây cũng chính là sự khẳng định cam kết và chủ động thực hiện trách nhiệm trong việc thực thi Luật Phòng, chống thiên tai của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Nắm bắt được nhu cầu mong muốn trao đổi kiến thức, chia sẻ kinh nghiệm triển khai công tác truyền thông, giáo dục về ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng, chống thiên tai trong các hoạt động chính khóa và ngoại khóa của nhà trường, sáng nay (6/11), báo Giáo dục và Thời đại phối hợp với Cục Cơ sở vật chất và Thiết bị trường học, đồ chơi trẻ em (Bộ GD&ĐT) tổ chức buổi giao lưu trực tuyến với chủ đề: “Những tiết học ấm nắng, dịu mưa”.

Đúng 9h, buổi giao lưu trực tuyến bắt đầu.

Nhà báo Nguyễn Quốc Chính - Phó Tổng Biên tập báo Giáo dục và Thời đại - tuyên bố lý do và cảm ơn các vị khách mời đã tham gia giao lưu cùng bạn đọc.

Buổi giao lưu trực tuyến là cầu nối góp phần tạo sự lan tỏa mạnh mẽ đến cộng đồng dân cư trong cả nước, góp phần thực hiện các mục tiêu của Chính phủ trong công tác phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Nội dung buổi giao lưu trực tuyến


Giáo dục phòng tránh thiên tai trong trường học không chỉ nhằm cung cấp kiến thức mà quan trọng là hình thành kỹ năng ứng phó với thiên tai. Nội dung cung cấp kiến thức theo tôi không khó, nhưng phần hình thành kỹ năng thực tế không phải nơi nào, trường nào cũng có điều kiện làm tốt. Rất mong được chia sẻ của thầy Năng về kinh nghiệm hình thành kỹ năng ứng phó với thiên tai cho học sinh trường THPT Thuận Thành 1.

dinhthuytienbg@...

Thầy Nguyễn Xuân Năng: Rất đồng tình với bạn!
Việc giáo dục cần chú ý cả kiến thức và kĩ năng, trong đó quan trọng nhất là hình thành kĩ năng ứng phó. Ở trường THPT Thuận Thành số 1, hoạt động giáo dục này BGH nhà trường đã rất quan tâm chỉ đạo thực hiện.

Việc hình thành kĩ năng ứng phó chúng tôi đã kết hợp giáo dục nhà trường với giáo dục gia đình và xã hội, đa dạng các hình thức tổ chức. Đặc biệt là cho học sinh tham gia các hoạt động ngoại khóa, sân khấu hóa, tham gia tích cực cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn, xây dựng các chủ đề dạy học tích hợp liên môn, tăng cường các hoạt động trải nghiệm,…

');

Gửi câu hỏi ở đây

Vui lòng viết tiếng Việt có dấu
Nguồn: giaoducthoidai.vn
 

Bình luận bằng Facebook

Top