Ôn tập Sinh học thi THPT quốc gia: Nắm chắc kiến thức cơ bản

Hoài An

Điều hành viên
Thành viên BQT
#1
GD&TĐ - Từ đề thi minh họa thi THPT quốc gia môn Sinh học, thầy Phạm Xuân Nam - giáo viên Trường THPT Anhxtanh (Hà Nội) - lưu ý thí sinh: Cần ôn để nắm chắc kiến thức cơ bản của tất cả các nội dung kiến thức.


Một số điểm khác biệt

Đề thi minh họa Sinh học gồm 50 câu hỏi. Trong đó, 11 câu đầu là kiến thức của phần cơ sở vật chất và cơ chế di truyền; từ câu 12 đến 23 là kiến thức của phần quy luật di truyền; câu 24 đến 27 là kiến thức phần di truyền quần thể; câu 28 đến câu 30 là kiến thức ứng dụng di truyền; câu 31 đến 33 là kiến thức phần di truyền người; câu 34 đến 39 là kiến thức phần tiến hoá; từ câu 40 đến 50 thuộc phần kiến thức sinh thái học.

Theo thầy Phạm Xuân Nam, nhìn chung, phần di truyền có 33 câu, phần tiến hoá 6 câu và phần sinh thái học có 11 câu. Nội dung di truyền đề cập nhiều đến phần cơ sở vật chất và cơ chế di truyền ở cấp tế bào (10 câu), trong đó có 1 câu về kiến thức thực hành (câu 5) và phần di truyền phân tử chỉ có 1 câu, đây là điểm khá đặc biệt so với các đề khác.

Có thể sơ đồ hóa nội dung kiến thức trong đề thi minh họa như sau:


Phần kiến thức


Câu hỏi


Cơ sở vật chất và cơ chế di truyền ở mức phân tử


3


Cơ sở vật chất và cơ chế di truyền ở mức tế bào cơ thể


1, 2, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11.


Tính quy luật của hiện tượng di truyền


12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23.


Di truyền quần thể


24, 25, 26, 27.


Ứng dụng di truyền


28, 29, 30.


Di truyền người


31, 32, 33.


Bằng chứng cơ chế tiến hoá


34, 35, 36, 37, 38.


Sự phát sinh sự sống


39.


Sinh thái học cá thể và quần thể


40, 41, 42.


Sinh thái học quần xã


43, 44, 45.


Sinh thái học hệ sinh thái


46, 47, 48, 49, 50.


Lưu ý với thí sinh
Từ mức độ các câu hỏi trong đề thi minh họa, thầy Phạm Xuân Nam đưa ra những lưu ý chung với thí sinh trong ôn tập môn Sinh học thi THPT quốc gia.

Cụ thể: Các câu hỏi phần cơ sở vật chất và cơ chế di truyền ở mức trung bình khá. Để làm được, học sinh cần nắm chắc cơ sở của phần nguyên phân và giảm phân (Sinh học 10) với phần đột biến nhiễm sắc thể (bài 5 và 6, Sinh học 12)

Phần quy luật di truyền, hầu hết là các câu bài tập yêu cầu xác định kiểu gen của bố mẹ, xác định tần số hoán vị gen, dự đoán kiểu di truyền ở đời con, xác định tỉ lệ kiểu gen ở đời con. Những câu hỏi cũng hầu hết có dạng tương tự như những đề của các năm trước. Một số câu khó (câu 14, 18, 22 và 23) sẽ chiếm nhiều thời gian khi làm

Phần di tryền quần thể, các câu hỏi ở mức độ bình thường. Phần này, học sinh nắm vững kiến thức về cấu trúc di truyền quần thể, cân bằng Hardy - Weinberg là có thể làm được. Cần chú ý quần thể tự phối hay ngẫu phối để áp dụng công thức cho đúng.

Phần ứng dụng di truyền vẫn là câu hỏi chọn số phương án đúng hoặc sai trong các phương án được đưa ra.

Phần di truyền người cũng ở mức trung bình, câu phả hệ không yêu cầu tính tỉ lệ mà chỉ cần xác định kiểu gen của người trong phả hệ để suy ra nhận định sai.

Phần tiến hoá là những câu hỏi cũ học sinh có thể đã bắt gặp trong những đề thi thử của các năm trước như câu 34 hoặc 38.

Phần sinh thái học chủ yếu là các câu lí thuyết (trừ câu 50 là bài tập) ở mức độ trung bình, học sinh nắm vững kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa đều có thể làm được

Nhìn chung, theo Phạm Xuân Nam, đề thi về cơ bản tương tự như đề thi thử hoặc đề thi đại học các năm trước, ngoại trừ trong cấu trúc có nhiều câu hỏi thuộc phần cơ sở vật chất và cơ chế di truyền ở cấp tế bào (10 câu). Thí sinh nên tập trung học để nắm chắc các kiến thức Sinh học cơ bản ở THPT, chủ yếu trong chương trình lớp 12.
Nguồn: giaoducthoidai.vn
 
Last edited by a moderator:

Bình luận bằng Facebook

Top