Nữ Hiệu trưởng chia sẻ giải pháp tâm huyết về bồi dưỡng đội ngũ

Hoài An

Điều hành viên
Thành viên BQT
#1
Tuy nhiên, trên thực tế, đôi khi, kết quả những hoạt động giáo dục của GV vẫn chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của xã hội. Điều đó đòi hỏi người cán bộ quản lý giáo dục phải trăn trở suy nghĩ tìm tòi các biện pháp hữu hiệu để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.

Từ những trở trên, cô Lê Thị Nguyệt – Hiệu trưởng Trường THPT Triệu Quang Phục (Hưng Yên) chia sẻ giải pháp bồi dưỡng đội ngũ đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục từ thực tế quản lý tại Trường THPT Triệu Quang Phục.

5 việc cần làm để bồi dưỡng đạo đức nhà giáo

Nhấn mạnh việc tổ chức quán triệt, học tập, triển khai thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng về GD&ĐT, cô Lê Thị Nguyệt đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nâng cao đạo đức nghề nghiệp nhà giáo. Với nội dung này, nữ Hiệu trưởng chia sẻ một số nội dung cần làm sau:

Tích cực và sáng tạo đẩy mạnh việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, thực hiện các Quy định về “những điều đảng viên không được làm” gắn với các cuộc vận động, các phong trào thi đua của ngành.

Quán triệt nghiêm túc, sâu sắc Quy định về đạo đức nhà giáo đã được Bộ GD&ĐT ban hành và những quy định về chuẩn mực đạo đức nhà giáo theo Chỉ thị số 40-CT/TW.

Làm tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng đạo đức cho mỗi nhà giáo và CBQL giáo dục.

Cần chăm lo đến đời sống của nhà giáo, tạo điều kiện thuận lợi nhất (cả vật chất và tinh thần trong điều kiện có thể) để nhà giáo làm việc và cống hiến.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra để chấn chỉnh và xử lí kịp thời, nghiêm túc những biểu hiện vi phạm về đạo đức nhà giáo, góp phần làm trong sạch môi trường giáo dục; đồng thời tuyên dương những tấm gương nhà giáo tiêu biểu có lương tâm, trách nhiệm, tận tụy, dành trọn tâm huyết và trí tuệ cho sự nghiệp giáo dục, hết lòng vì học sinh thân yêu.

Bồi dưỡng giáo viên về đổi mới phương pháp dạy học

Cô Lê Thị Nguyệt nhấn mạnh: Cần coi việc đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) là nhiệm vụ xuyên suốt năm học. Đổi mới PPDH là một biện pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy và học.

Tổ chức, quản lý công tác đổi mới PPDH trước hết phải quản lý việc đổi mới cách soạn giáo án. Quản lý việc đổi mới phương pháp truyền thụ kiến thức, kết hợp thành công giữa cách dạy mới với cách học mới. Tổ chức, chỉ đạo các hoạt động chuyên môn theo hướng đổi mới: cho giáo viên tiếp cận với PPDH mới qua tài liệu, tham quan, học tập kinh nghiệm.

Tổ chức thực hiện đổi mới PPDH cần chú ý: Phải đổi mới mục tiêu bài dạy dẫn tới việc đổi mới thiết kế bài lên lớp cũng như giờ lên lớp. Nhận diện đầy đủ các phương thức học tập đa dạng của học sinh để tổ chức những hình thức dạy học phù hợp. Đổi mới cách kiểm tra, đánh giá học sinh cho phù hợp với phương pháp dạy học mới.

Đồng thời, đổi mới phương tiện dạy học; tổ chức kiểm tra, tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm việc đổi mới PPDH một cách thường xuyên, định kỳ. Phải kịp thời biểu dương, khen thưởng xứng đáng các giáo viên tích cực đổi mới PPDH. Đưa việc thực hiện đổi mới PPDH vào tiêu chuẩn thi đua để việc đổi mới phương pháp không dừng lại ở mức độ phong trào mà phải trở thành nền nếp trong hoạt động dạy học của nhà trường.

Đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn

Sinh hoạt chuyên môn tốt là điều kiện thuận lợi cho giáo viên bồi dưỡng tay nghề. Chia sẻ điều này, cô Lê Thị Nguyệt cho rằng, sinh hoạt tổ chuyên môn phải đảm bảo được 3 nội dung chính:

Đánh giá, rút kinh nghiệm công tác đã thực hiện; Đi sâu trao đổi, bàn bạc kỹ về việc đổi mới PPDH; đổi mới soạn giảng; bồi dưỡng chuyên môn.

Cụ thể: Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn, tổ trưởng cần thông báo cho giáo viên chuẩn bị trước nội dung thảo luận.

Qua buổi họp, tổ trưởng cùng giáo viên đưa nhận định về việc giảng dạy trong tuần, đồng thời cùng thảo luận, bàn bạc xác định kiến thức trọng tâm của từng bài (đặc biệt đối với những bài mà giáo viên cho là kiến thức “nặng”, không đủ thời gian để dạy). Từ đó, lập kế hoạch điều chỉnh, hoặc đưa ra phương pháp giảng dạy cho phù hợp với nội dung bài cũng như đối tượng học sinh của từng lớp.

Hoạt động dự giờ, học hỏi đồng nghiệp cần được tăng cường với các hình thức: Dự giờ thường xuyên; dự giờ đột xuất; dự giờ hội giảng; dự giờ chuyên đề và dự giờ có sử dụng CNTT; dự giờ song song.

Bồi dưỡng chuyên môn qua tự học

Với nội dung này, cô Nguyệt cho rằng, BGH nhà trường cần tạo điều kiện để 100% giáo viên được tham gia học tập, tham dự các lớp tập huấn, các buổi chuyên đề. Có những chính sách động viên các cán bộ tự học nâng chuẩn. Đồng thời, trang bị đầy đủ phương tiện hiện đại, cung cấp các loại sách báo về giáo dục có liên quan đến công tác giảng dạy để GV tham khảo nghiên cứu tự học, tự bồi dưỡng.

Bồi dưỡng chuyên môn qua đầu tư CSVC

Theo cô Lê Thị Nguyệt, nhà trường cần tăng cường thiết bị phục vụ dạy học và công tác sử dụng đồ dùng; đầu tư thêm sách trong thư viện.

Tại Trường THPT Triệu Quang Phục, ngoài các thiết bị tối thiểu theo quy định của Bộ GD&ĐT, trường đầu tư mua sắm, trang bị thêm các thiết bị phục vụ dạy và học như: trang bị cho mỗi tổ chuyên môn 1 máy tính xách tay, hoàn thiện 1 phòng lab hiện đại phục vụ việc dạy và học môn ngoại ngữ. Nhà trường cũng đã hoàn thiện được nhà thí nghiệm thực hành với đầy đủ trang thiết bị phục vụ thực hành các môn Lý, Hóa, Sinh, Công nghệ.

“Ngoài ra, nhờ vào xã hội hóa giáo dục, nhà trường cũng đã hoàn thiện sân vận động dùng cho các hoạt động thể dục thể thao, tăng cường thể lực cho học sinh” – cô Nguyệt cho sẻ thêm.

Bồi dưỡng cqua giao lưu hoạt động chuyên môn

Chia sẻ kinh nghiệm của Trường THPT Triệu Quang Phục, cô Lê Thị Nguyệt cho biết, nhà trường thường tổ chức các hoạt động giao lưu, trao đổi về kinh nghiệm trong nhà trường giữa các tổ, giữa GV có nhiều kinh nghiệm với GV mới ra trường, giữa các GV có năng khiếu, có năng lực tốt về một lĩnh vực nào đó.

Bên cạnh đó, một số CB, GV cốt cán thường xuyên được tạo điều kiện giao lưu với các đơn vị trường học khác về các hoạt động dạy học, để triển khai cho đồng nghiệp cùng học tập.

Bồi dưỡng tầm nhìn chiến lược

Cô Lê Thị Nguyệt cho rằng, nhà trường cần tạo điều kiện cho cán bộ GV, nhân viên tham gia các chương trình đào tạo đa dạng nhằm nâng cao trình độ đào tạo, các khóa bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên theo các chương trình tiên tiến, các chương trình hợp tác với nước ngoài để đáp ứng được nhiệm vụ nhà giáo trong tình hình mới.

Đồng thời, thường xuyên đôn đốc cán bộ, GV và nhân viên theo dõi, nắm bắt được thông tin chỉ đạo của cấp trên về những thay đổi trong giáo dục, từ đó có những giải pháp phù hợp với giáo dục trong thời đại mới.

Ngoài công tác chuyên môn, cũng cần chú trọng công tác bồi dưỡng về trình độ ngoại ngữ và trình độ CNTT dưới nhiều hình thức; tạo mọi điều kiện về CSVC cho cán bộ giáo viên trong việc tự bồi dưỡng.
Nguồn: Báo Giáo dục & Thời đại
 

Bình luận bằng Facebook

Top