Nhiều trẻ có nguy cơ thất học vì... thiếu giáo viên

Khánh Linh

Điều hành viên
Thành viên BQT
#1
Mạnh tay việc tinh giảm biên chế…

Bố Trạch, Quảng Bình là địa phương trong thời gian qua có nhiều thay đổi vượt bậc của ngành GD&ĐT bởi chính sự quan tâm của chính quyền các cấp dành cho ngành giáo dục từ quy mô trường lớp đến cơ sở vật chất được đầu tư đáp ứng nhu cầu của học sinh trên địa bàn.

Năm 2017 Bố Trạch được tỉnh Quảng Bình giao 3072 biên chế sự nghiệp GD&ĐT và theo lộ trình tinh giản biên chế đến năm 2021 thì huyện này phải cắt giảm 10% (tương đương 310 biên chế). Năm 2018 tỉnh Quảng Bình giao 3010 biên chế sự nghiệp GD&ĐT nên trong học kỳ 2 năm học 2017-2018 buộc ngành GD&ĐT huyện Bố Trạch phải bố trí lại việc làm cho các trường học.

Giải pháp mà đơn vị này đưa ra đó là việc các trường THCS phải cắt giảm nhân viên y tế, giảm ít nhất 1 nhân viên đối với các trường hạng 1 cả bậc TH và THCS đồng thời cân đối lại giáo viên các trường còn lại và không giao bố trí giáo viên thay thế khi có giáo viên nghỉ hưu thì toàn huyện giảm được 62 biên chế.


Đối với ngành GD&ĐT, chủ trương của huyện hàng năm đều tập trung đầu tư cơ sở vật chất nhằm giúp con em trên địa bàn đến trường, đến lớp với điều kiện tốt nhất có thể. Chính quyền cấp xã cũng đã đầu tư xây dựng phòng ốc như Hoàn Lão, Nhân Trạch, Đức Trạch… nhưng năm học này việc đầu tư được xem “lãng phí” bởi không thể tuyển sinh học sinh do không có giáo viên đáp ứng đầy đủ.

Ông Nguyễn Hữu Hồng, Phó Chủ tịch UBND huyện Bố Trạch


Triển khai xây dựng kế hoạch năm học mới 2018-2019 do tăng lượng trẻ ở bậc học mầm non và Tiểu học (tăng 22 lớp) nên toàn ngành thiếu 100 biên chế mới đáp ứng đủ yêu cầu thực tế cho các nhà trường. Tuy nhiên biên chế giáo viên huyện này không những không được giao thêm mà còn phải cắt giảm biên chế theo lộ trình đề ra và đến năm 2019 thì huyện này còn phải giảm thêm 30 biên chế nữa.

Với thực tế này rõ ràng việc triển khai năm học 2018-2019 của huyện Bố Trạch sẽ rất khó khăn và vướng mắc nhiều vấn đề của nhiệm vụ năm học đã được đặt ra…

Nhiều trẻ thất học vì... thiếu giáo viên

Quá trình tìm hiểu sự việc chúng tôi không khỏi lo ngại vì con số học sinh có thể “thất học” trong kết quả khảo sát của phòng GD&ĐT huyện Bố Trạch chia sẻ.

Toàn huyện số trẻ vào các trường Mầm Non chỉ đạt mức 15,4% so với nhu cầu thực tế. Con số này nếu so sánh sẽ thấp hơn mức trung bình của rất nhiều địa phương trên toàn tỉnh như Tp. Đồng Hới là 32,5%; Tuyên Hóa là 21,6%; Minh Hóa là 29,9%...

Ông Nguyễn Minh Ngọc, trưởng phòng GD&ĐT huyện Bố Trạch chia sẻ: Năm học mới, nhiều trường mầm non trên địa bàn ở các xã Đức Trạch, Nhân Trạch, Hưng Bình không thể huy động trẻ từ năm học trước. Một số trường tại các xã như Hải Trạch, Hoàn Lão, Nam Dinh, Sơn Trạch… phải giảm việc huy động trẻ do thiếu giáo viên.

Theo khảo sát, trường Mầm Non Sơn Trạch năm học 2018-2019 chỉ có thể tuyển sinh được khoảng 12% số lượng học sinh từ 24-36 tháng tuổi so với nhu cầu thực tế. Rõ ràng việc giảm biên chế đã ảnh hưởng và tạo gánh năng đối với phụ huynh học sinh khi con cái không thể đến trường. Nhà trường không thể tiếp nhận quá số lượng cháu bởi vi phạm quy định và không đảm bảo chất lượng chăm sóc và an toàn cho trẻ khi đến trường.

Không chỉ đối với bậc học Mầm non mà bậc TH&THCS, hiện nay phòng GD&ĐT huyện Bố Trạch phải bố trí giáo viên dạy vượt quá số tiết quy định từ 3-4 tiết một tuần. Đối với bậc học THCS thì phải bố trí dạy chéo môn, dạy không đúng chuyên ngành đào tạo.

Cần một quyết sách lâu dài…

Lần nữa khẳng định rằng, việc cắt giảm biên chế đối với ngành GD&ĐT theo đúng chủ trương là điều phải làm, tuy nhiên việc cắt giảm theo tỉ lệ % một cách "cơ học" thì các cơ quan ban ngành chức năng tỉnh Quảng Bình cần có sự xem xét lại.

Hệ lụy khi cắt giảm biên chế đồng nghĩa với việc phải giảm lớp, tăng học sinh/1 lớp, giảm số lượng huy động vào nhà trẻ. Cách làm này trái với Điều lệ trường học, quyền lợi trẻ em và tạo nên sự bất bình đẳng trong lĩnh vực giáo dục, đồng thời ảnh hưởng trực tiếp đến công tác chăm sóc, giáo dục trẻ, chất lượng dạy học thấp, nhất là việc không đảm bảo an toàn cho trẻ dẫn đến sự thiệt thòi lớn bởi lý do nhà trường thiếu giáo viên.

Một thực tế tỉnh Quảng Bình cũng cần tính toán kĩ lưỡng cho việc thực hiện câu chuyện tinh giảm biên chế làm sao cho phù hợp và có hiệu quả khi kết hợp với việc thực hiện thay đổi chương trình SGK, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ theo hướng tích hợp liên môn, một giáo viên có thể dạy nhiều môn, dạy đủ số tiết theo quy đinh…

Thứ nữa, nhiều địa bàn của tỉnh Quảng Bình có lượng tăng dân số không ổn định tập trung vào các điểm du lịch, các trung tâm thành phố, thị xã, thị trấn, các khu công nghiệp… bởi ở đây tính tăng cơ học dân số rất cao dẫn đến nhiều hệ lụy trực tiếp đến nhu cầu đến trường của học sinh…

Một phụ huynh ở xã Sơn Trạch tâm sự: Hai vợ chồng em làm phục vụ nhà hàng, cả hai mỗi tháng làm không đủ 10 triệu mà chi phí phải thuê nhà trọ, điện nước… hiện con em đã 3 tuổi rồi nhưng năm nay không thể xin vào trường được giờ cũng không biết tính sao cả. Hỏi thuê người chăm mỗi tháng đã 2,5 triệu rồi gánh thêm chi phí này thì quá sức đối với vợ chồng em…
Nguồn: Báo Giáo dục & Thời đại
 

Bình luận bằng Facebook

Top