Nguy cơ tiềm ẩn từ ICO

Đông Hà

Thành viên
#1
Không giống như IPO, ICO đang trở thành mảnh đất màu mỡ cho những kẻ lừa đảo vì nó không bị ràng buộc bởi bất kỳ cơ quan quản lý nào và tồn tại trong hệ sinh thái thiếu quy định.


Mục lục


Đồng tiền mã hóa hay tiền điện tử (Cryptocurrency) chỉ là một phần nhỏ trong tiềm năng công nghệ của Blockchain mang lại. Ethereum ra mắt vào tháng 7/2015 như là một tiên phong trong ý tưởng về việc xây dựng một ứng dụng được hỗ trợ bởi công nghệ Blockchain. những hệ thống blockchain không thể bị thay đổi khi không được đồng ý bởi các bên liên quan và thường xuyên được cập nhật từng giây mỗi khi có sự thay đổi.

Blockchain là một hệ thống lưu trữ dữ liệu bằng mạng lưới máy tính trên toàn cầu, hàng triệu máy tính sẽ lưu trữ hàng triệu bản sao của bộ dữ liệu này. Các máy tính sẽ thường xuyên kiểm tra chéo nhau để đảm bảo dữ liệu sẽ không bị gian lận. Do đó hacker muốn tấn công hệ thống này cần phải sở hữu hơn một nữa mạng lưới này trong hệ thống, điều đó quá tốn kém.

Để có thể sử dụng một ứng dụng của công nghệ Blockchain thì cần phải sở hữu đồng tiền điện tử nội bộ chỉ hoạt động trong ứng dụng đó gọi là Token và nó chỉ bán thông qua ICO. Ví dụ khi bạn muốn upload một tấm ảnh lên mạng Storj (dịch vụ lưu trữ bằng công nghệ Blockchain) thì phải thanh toán một ít Token Storj, giá cho mỗi lần upload sẽ được điều chỉnh tùy theo nhu cầu sử dụng.

Trong khi cổ phiếu truyền thống được quản lý bởi chính phủ, thì những token ICO này được gắn liền với ứng dụng đó. Các nhà đầu tư công nghệ tỏ ra hào hứng với loại hình này, bởi vì bản chất của những ứng dụng là mã nguồn mở và chúng sẽ tồn tại dưới sự quản lý của bất kỳ tổ chức hay pháp nhân nào.

Hầu như các ICO đều trình bày ý tưởng cho các nhà đầu tư rằng họ sẽ sở hữu một phần tài sản của ứng dụng chứ không phải cổ phần của bất kỳ công ty nào, do đó sẽ không chịu sự quản lý của cơ quan nào, chẳng hạn như Ủy ban Chứng khoán và Sàn giao dịch Mỹ (SEC).

Khi Cryptocurrency trở nên phổ biến, ICO sẽ tạo ra nhiều rủi ro hơn cho các nhà đầu tư. Không có rào cản nào đối với ICO ngoài việc người tham gia phải biết sử dụng Bitcoin hoặc Ether. Không có sự bão lãnh từ các tổ chức uy tín trong thị trường IPO. Do đó khi các chủ dự án ôm tiền bỏ trốn thì các nhà đầu tư sẽ mất tất cả tiền và không biết thưa kiện ở đâu.

Đầu tư ICO luôn tiềm ẩn rủi ro, do đó các nhà đầu tư nên cân nhắc và tự chịu trách nhiệm trước các quyết định của chính mình. Gặp dự án lừa đảo là điều chắc chắn không thể tránh khỏi vì vậy chỉ nên đầu tư với số tiền mình chấp nhận mất để không ảnh hưởng đến cuộc sống của bản thân và gia đình.

ICO Truyền thống


Đây là hình thức huy động vốn phổ biến nhất trong thị trường tiền điện tử. Những công ty này sẽ tung ra một loại Token gắn liền với ứng dụng của dự án mình phát triển. Họ sẽ thảo bản kế hoạch ra sách trắng (Whitepaper), trình bày chi tiết về dự án, những điều sẽ thực hiện khi hoàn thành gọi vốn, số tiền cần huy động để thực hiện, loại tiền nào sẽ chấp nhận hay dự án ICO sẽ kéo dài bao lâu,…

Các ICO truyền thống luôn luôn công khai minh bạch danh tính đội ngũ phát triển cũng như trụ sở của công ty. Khi Token chào bán ra bên ngoài sẽ được bán ra 1 lần hoặc nhiều lần tùy từng giai đoạn chủ dự án lên kế hoạch. Những Token này sau khi kết thúc ICO có thể lên được các sàn lớn như Poloniex, Bittrex, Binance… và giá có thể tăng gấp nhiều lần khi lên được sàn.

Ví dụ một dự án ICO truyền thống thành công nhất do người Việt Nam phát triển đó là KyberNetwork. Kyber Network – startup với mô hình sàn giao dịch tiền điện tử phi tập trung (decentralized exchange) – với CEO người Việt là anh Loi Luu (Lợi Lưu) đã gọi được số vốn lên tới gần 60 triệu USD, tương đương với trên 1.200 tỷ đồng, chỉ trong vài giờ đồng hồ.

Một dự án tốt giá có thể tăng gấp 10 thậm chí 100 lần khi lên sàn. Nhưng rủi ro vẫn là giá có thể giảm sâu hơn vì thị trường do các nhà đầu tư mua bán quyết định. Ví dụ như dự án Bancor, một startup về cung cấp nền tảng giao dịch tiền số đóng trụ sở tại Tel Aviv, Israel sau khi thu hút được 153 triệu USD chỉ trong vài giờ hồi tháng 6/2017, đã chứng kiến giá token của mình sụt giảm đến 56%. Đây là cú sụt giảm tồi tệ chưa từng thấy trong nhóm 10 dự án kêu gọi vốn đại chúng lớn nhất trên thế giới.

ICO Lending


Lending là mô hình ủy thác đầu tư lợi nhuận cao, hoạt động giống như một quỹ đầu tư trong nhiều các lĩnh vực: Thương mại bất động sản, đấu giá các doanh nghiệp, hỗ trợ và tài trợ các công ty trên thị trường IPO (Cổ phần hóa doanh nghiệp) và bây giờ là tiền điện tử.

Dĩ nhiên đi kèm với nó là khả năng thua lỗ lớn vì những dự án này trả lãi tương đối cao từ 20% đến 48% trong một tháng, rủi ro sập sàn mất trắng là rất lớn.

Các dự án ICO Lending thường bán Token ra với nhiều đợt và áp dụng hoa hồng hệ thống để khuyến khích các nhà đầu tư kêu gọi người khác cùng mua.

Tính đến thời điểm hiện tại thì ICO Lending của Bitconnect là mô hình thành công nhất và chưa từng có đối thủ nào có thể vượt qua. Bạn có thể xem thêm bài viết dưới đây để biết thêm về dự án Bitconnect:

Một số dự án tương tự như Bitconnect ban đầu rất thành công nhưng hiện giờ giá đang rất thấp như RegalCoin, giá của REC từng chạm 88 USD và tụt thảm hại còn 1.17 USD theo CoinMarketCap.



Đầu tư ICO luôn tiềm ẩn rủi ro, do đó các nhà đầu tư nên cân nhắc và tự chịu trách nhiệm trước các quyết định của chính mình. Gặp dự án lừa đảo là điều chắc chắn không thể tránh khỏi vì vậy chỉ nên đầu tư với số tiền mình chấp nhận mất để không ảnh hưởng đến cuộc sống của bản thân và gia đình.

Bình luận
Nguồn: daututienso.net
 

Bình luận bằng Facebook

Top