Nghiên cứu nhằm tăng hứng thú với các môn Lý luận chính trị

Hoài An

Điều hành viên
Thành viên BQT
#1
Đa số sinh viên có thái độ học đối phó

Khi hỏi về thái độ khi học các môn lý luận chính trị, kết quả 2 giảng viên thu được có đến 56% sinh viên có thái độ học đối phó và 23,3% sinh viên cảm thấy chán nản. Chỉ có 20,7% cho biết mình cảm thấy hứng thú khi học các môn lý luận chính trị.

Để xác minh cho tính chính xác của vấn đề này, giảng viên Võ Văn Dũng và Đỗ Thị Thùy Trang cho biết đã hỏi thêm: Bạn có thích học các môn lý luận chính trị không? Kết quả thu được, 29,3% trả lời thích, 41% trả lời không thích và 29,7% trả lời tùy vào từng giảng viên dạy mà người học có thái độ khác nhau.

Theo giảng viên Võ Văn Dũng và Đỗ Thị Thùy Trang, sự nhàm chán học tập trên lớp của các môn lý luận chính trị nói riêng và các môn học khác nói chung trong các trường cao đẳng đã khiến sinh viên không sử dụng thời gian hợp lý ngoài giờ ên giảng đường.

Sinh viên dành nhiều thời gian nhàn rỗi của mình vào các trò tiêu khiển, giải trí hơn là vào thư viện đọc sách và tự nghiên cứu ở nhà. Điều này được chứng mình ở con số 46,4% sinh viên cho biết mình tham gia hình thức giải trí, 33,4% đi chơi với bạn bè… ngoài thời gian đi học.

Những số liệu trên chứng minh rằng, một số lượng không nhỏ sinh viên các trường cao đẳng hiện nay chưa học tập nghiêm túc, không thấy được vai trò của việc tự nghiên cứu.

Họ không thấy được khoảng thời gian sinh viên cần tích lũy lý luận và kiến thức để khi ra trường có thể ứng dụng vào thực tiễn.

Để tăng hứng thú học Lý luận chính trị

Hứng thú với môn học phụ thuộc rất lớn vào chất lượng bài giảng của giảng viên, do đó, người giảng viên có vai trò vô cùng quan trọng giúp sinh viên có hứng thú với môn học.

Giảng viên Võ Văn Dũng và Đỗ Thị Thùy Trang cho rằng, để bài giảng đạt chất lượng tốt, hiệu quả và sinh động, giảng viên các môn lý luận chính trị trước hết phải có kiến thức sâu rộng.

Việc cập nhật thông tin chính thống qua các phương tiện thông tin đại chúng đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc làm phong phú các ví dụ cụ thể trong bài giảng.

"Bên cạnh việc đổi mới phương pháp giảng dạy, giảng viên cần phải đổi mới phương pháp đánh giá hiệu quả, chính xác và công bằng. Việc đánh giá sinh viên phải kích thích được khả năng sáng tạo trong quá trình đánh giá".

Ngoài ra, kết hợp nhiệm vụ giảng dạy và nghiên cứu khoa học sẽ giúp giảng viên tích luỹ kiến thức, nâng cao trình độ, góp phần tìm ra những biện pháp thích hợp để truyền đạt tri thức tới người học.

“Môn lý luận chính trị là một môn học dành cho tất cả các các ngành; do vậy, giảng viên không thể dùng một giáo án, một phương pháp cho tất cả các ngành học mà phải đa dạng hóa giáo án và phương pháp cho phù hợp với từng ngành và đối tượng.

Việc tìm kiếm các đoạn video clip cho phù hợp với nội dung bài giảng là một trong những phương pháp tối ưu nhất hiện nay nhằm làm cho sinh viên đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, đối với phương pháp này cần phải ứng dụng công nghệ thông tin” – hai giảng viên nhấn mạnh.

Tuy ứng dụng công nghệ thông tin trong việc dạy và học các môn Lý luận chính trị là điều cần thiết, nhưng vai trò của người giảng viên là không thể thiếu.

Giảng viên cần phải đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực, lấy người học là trọng tâm, phải làm cho sinh viên có hứng thú đối với môn học; từ đó buộc sinh viên phải tham khảo tài liệu, chủ động nắm bắt nội dung môn học nhằm giúp hiểu sâu hơn nữa kiến thức.

Trên giảng đường, cần phải gắn kết các hoạt động của giảng viên với sinh viên, giảng viên là hướng dẫn tri thức còn sinh viên là người tiến cận tri thức một cách sáng tạo…

Giảng viên Võ Văn Dũng và Đỗ Thị Thùy Trang cũng đưa ra thực trạng, hiện nay, điều kiện cơ sở vật chất ở các trường cao đẳng chỉ mới chỉ dừng lại ở mức độ đáp ứng được một phần yêu cầu.

Tài liệu tham khảo của các môn lý luận chính trị trong thư viện còn hết sức nghèo nàn, lạc hậu, nên cần phải trang bị thêm, phải khai thác thông tin từ Internet, xây dựng và hoàn thiện hệ thống học liệu điện tử…

“Bên cạnh việc trang bị cơ sở vật chất thì cơ chế, chính sách cũng là điều không thể thiếu đối với giảng viên lý luận chính trị hiện nay. Một thực tế cho thấy, trong lúc cuộc sống còn khó khăn thì việc nghiên cứu là cả một sự cố gắng.

Ban giám hiệu nên có một chính sách đãi ngộ xứng đáng với công sức của giảng viên nghiên cứu khoa học, thực hiện đúng và đầy đủ quy định của Bộ GD&ĐT; đồng thời phải có những chính sách riêng của trường mình nhằm khuyến khích giảng viên nghiên cứu khoa học” - Giảng viên Võ Văn Dũng và Đỗ Thị Thùy Trang nêu quan điểm.
Nguồn: giaoducthoidai.vn
 

Bình luận bằng Facebook

Top