Nâng cao chất lượng dạy - học tiếng Anh vùng khó

Hoài An

Điều hành viên
Thành viên BQT
#1
Nhà trường - Gia đình - Xã hội phải có sự thống nhất về quan điểm, cách thức tổ chức dạy - học. Ảnh minh họa/internet


Điểm mặt những hạn chế


Thái độ, động lực của người học đối với môn tiếng Anh được hình thành, phát triển hoặc mất đi trong môi trường học tuỳ theo điều kiện học có tốt hay không, chất lượng bài giảng của giáo viên như thế nào và đồng thời với đó là việc chất lượng bài giảng của giáo viên chịu ảnh hưởng của thái độ, động lực và trình độ ngoại ngữ của người học cũng như cơ sở vật chất và môi trường học tập của nhà trường.


Thầy Lê Quang Tuấn - cho rằng, nguyên nhân của thực trạng trên là do việc tiếp thụ ngôn ngữ luôn diễn ra trong một môi trường xã hội cụ thể và chịu tác động của môi trường xã hội đó.

Trong môi trường xã hội đó các yếu tố xã hội, văn hóa, kinh tế, chính trị sinh hoạt hàng ngày và điều kiện tiếp xúc ngôn ngữ là những điều kiện quan trọng để xem xét vấn đề chất lượng dạy ngoại ngữ.

Môi trường học tập của nhà trường lại chịu tác động của người học và người dạy. Do đó có thể nhận thấy tình trạng mất cân bằng về chất lượng dạy và học bộ môn tiếng Anh giữa các vùng miền ở tỉnh Vĩnh Phúc thể hiện ở một số nguyên nhân điển hình sau:

Thứ nhất là về động cơ, thái độ học tập: Hầu hết học sinh học tiếng Anh chỉ vì đó là môn học bắt buộc chứ không hề có hứng thú gì đối với môn học. Học chỉ là để đối phó với các bài kiểm tra trên lớp, thậm chí còn không biết học để làm gì, mang lại lợi ích gì cho bản thân.

Thứ hai là môi trường giao tiếp: Học sinh không có điều kiện thực hành nói tiếng Anh (môi trường giao tiếp) thậm chí bản thân các em đọc, viết tiếng Việt còn chưa sõi. Học sinh không có phương pháp học tập thích hợp.

Thậm chí ở khu vực thành thị và nong thôn có nhiều học sinh học lệch, các kĩ năng nghe – nói thường bị xem nhẹ do tình trạng thi gì học nấy nên các em đã bỏ qua mục đích chính của học ngôn ngữ đó là mục đích giao tiếp mà chỉ tạp trung cho việc rèn các kĩ năng luyện thi.

Thứ ba là yếu tố về đội ngũ giáo viên: Trong khi nhiều học sinh không có hứng thú, thụ động và đối phó trong quá trình học, thì nhiều giáo viên vẫn chưa đạt chuẩn về trình độ, khả năng tổ chức giảng dạy theo hướng giao tiếp chưa cao (đa số giáo viên chưa đạt chuẩn đều dạy ở khu vực này). Giáo viên không biết cách khai thác, tạo hứng thú học tập, không hướng dẫn học sinh phương pháp học tập phù hợp và hiệu quả.

Thứ tư là về điều kiện cơ sở vật chất: Mặc dù trong những năm gần đây cơ sở vật chất của các trường đã được quan tâm đầu tư nhiều song đặ thù của bộ môn tiếng Anh thì không chỉ dừng lại ở cơ sở vật chất của nhà trường mà còn rất cần các phương tiện hỗ trợ cho học sinh học tại nhà như máy nghe nhạc, đài đĩa, mạng internet….., trong khi đó thì điều kiện gia đình học sinh còn nhiều khó khăn.


Ngành Giáo dục và các cấp chính quyền cần tiếp tục có cơ chế đầu tư về cơ sở vật chất với các phòng học chức năng, trang thiết bị hiện đại phục vụ công tác dạy học. ẢNh minh họa/internet

Gỡ khó cùng giáo viên


Khi đã có một quy trình, phương pháp cũng như có được những yếu tố nền tảng hợp lý thì dù tiếp cận với bất cứ sự đổi thay nào về mặt nội dung chương trình, người giáo viên và học sinh đều có thể có sự thích ứng linh hoạt, hiệu quả.


Trước thực trạng trên, thầy Lê Quang Tuấn đã đề xuất: giải pháp khắc phục khó khăn, nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn tiếng Anh.

Theo đó, cần có sự vào cuộc, chung tay của tất cả các lực lượng trong xã hội, nhất là bộ ba: Nhà trường - Gia đình - Xã hội phải có sự thống nhất về quan điểm, cách thức tổ chức dạy - học trong đó chú trọng nâng cao nhận thức cho học sinh và phụ huynh học sinh về vị trí, ý nghĩa, tầm quan trọng của môn tiếng Anh trong cuộc sống, học tập, công tác trong thời kỳ hội nhập.

Đồng thời cải thiện môi trường giao tiếp, động cơ học tập của học sinh, điều này sẽ thay đổi các quan niệm chưa đúng trong dạy và học ngoại ngữ hiện nay, nhất là việc dạy học chạy theo điểm số, học lệch, đối phó thi cử…

Cùng với đó, ngành Giáo dục và các cấp chính quyền cần tiếp tục có cơ chế đầu tư về cơ sở vật chất với các phòng học chức năng, trang thiết bị hiện đại phục vụ công tác dạy học (nhiều trường thuộc khu vực miền núi chưa được đầu tư các thiết bị hiện đại và các phòng chức năng phục vụ giảng dạy môn tiếng Anh).

Ngoài ra, tiếp tục có kế hoạch bồi dưỡng, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ giáo viên dạy ngoại ngữ, tạo môi trường giao tiếp và nâng chuẩn cho giáo viên.

Thậm chí tham mưu với các cấp chính quyền phải có cơ chế đào tạo lại hoặc thuyên chuyển công tác đối với giáo viên chưa đạt chuẩn sau khi đã được đào tạo laị như một yêu cầu bắt buộc hoặc bổ sung đội ngũ giáo viên trẻ thông qua việc hợp đồng với các cơ sở đào tạo có uy tín để đào tạo ngay từ khi là sinh viên.

Nâng cao tinh thần, thái độ tích cực của giáo viên trong dạy học, tự học và tự bồi dưỡng là không thể thiếu để vượt qua những khó khăn, thách thức, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ..

Mặt khác, cần tăng cường tổ chức các câu lạc bộ dành cho giáo viên và học sinh, hoạt động chuyên đề, hội thảo về chuyên môn để giáo viên trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, học tập lẫn nhau, cập nhật các kỹ thuật dạy học tích cực; tạo điều kiện để giáo viên tự học, tự bồi dưỡng nâng cao; khuyến khích giáo viên tham gia các khoá tập huấn trong nước và nước ngoài, được cấp chứng chỉ quốc tế.

Cũng theo thầy Lê Quang Tuấn cần khuyến khích đầu tư, hợp tác nước ngoài, thu hút và mở được cấc trung tâm có giáo viên nước ngoài giảng dạy, đa dạng hóa hình thức dạy ngoại ngữ trên cơ sở tự nguyện, tự thỏa thuận giữa người dạy và người học nhằm tạo nhiều cơ hội học ngoại ngữ, thực hành ngoại ngữ cho học sinh...
Nguồn: Báo Giáo dục & Thời đại
 

Bình luận bằng Facebook

Top