Nằm ườn một chỗ, dễ sinh trầm cảm

hoangtungoc

Thành viên
#1
Trầm cảm là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm nếu không có cách phòng tránh và điều trị.

Trầm cảm là một căn bệnh bắt nguồn từ nguyên nhân tâm lý nhưng lại vô cùng nguy hiểm nếu không có cách phòng tránh và điều trị.


Bệnh trầm cảm là một dạng rối loạn tâm thần hay gặp nhất trong các dạng rối loạn tâm thần. Thời đại bùng nổ thông tin, do áp lực học tập lớn nên bệnh gặp khá nhiều ở lứa tuổi học sinh, sinh viên.

Trầm cảm là một căn bệnh bắt nguồn từ nguyên nhân tâm lý nhưng lại vô cùng nguy hiểm nếu không có cách phòng tránh và điều trị.

Tự bản thân mỗi người hãy cố gắng điều chỉnh cảm xúc của mình, biết tìm niềm vui để xua tan những lo lắng muộn phiền trong cuộc sống sẽ giúp chúng ta yêu đời và sống có ý nghĩa hơn.

Chế độ ăn không hợp lý

Ăn uống lành mạnh không chỉ tốt cho cơ thể mà còn tốt cho trí não. Những thực phẩm chứa chất béo omega-3 được xem là những “thực phẩm bổ não” vì chúng có vai trò thiết yếu đối với mô não khỏe mạnh.

Cơ thể chúng ta không thể tự sản xuất những chất béo này, vì thế phải lấy chúng từ thức ăn. Khi bạn không ăn những thực phẩm chứa đủ lượng chất béo omega 3, thì não sẽ dễ bị tổn thương trước sự tấn công của bệnh trầm cảm. Những thực phẩm như thịt thú rừng, cá nước lạnh và hải sản là nguồn chất béo này tốt nhất.

Ngoài ra còn có nhiều loại chế phẩm bổ sung. Mặc dù những chế phẩm này không phải lúc nào cũng ngon miệng, nhưng chúng giúp cho bộ não khỏe mạnh và ngăn ngừa sự tấn công của bệnh trầm cảm.

Bạn cũng cần luôn nhớ rằng các thói quen xấu trong ăn uống cũng có vai trò đưa đến bệnh trầm cảm. Khi ăn uống lành mạnh, trí óc cũng sẽ lành mạnh.

Lười vận động và thể thao

Nghe có vẻ hơi kỳ lạ, nhưng tập luyện rất quan trọng cho cả sức khỏe thể chất và tâm thần.

Lười vận động có thể dẫn tới trầm cảm. Ru rú trong nhà cả ngày và không tham gia bất kỳ hoạt động thể chất nào có thể khiến con người ta trở nên lười biếng hoặc ăn quá nhiều.

Lười biếng và thân hình quá khổ là cách chắc chắn để đưa bản thân vào trạng thái trầm uất. Nó không chỉ làm giảm khả năng vận động cơ thể mà còn làm giảm cả sự tự tin.

Ngoài ra, khi cảm thấy trầm uất, thì tập luyện là thứ cuối cùng mà ta nhớ đến. Lúc đó bạn sẽ thích ngồi và khóc lóc hơn là đi lại. Tuy nhiên, điều quan trọng cần nhớ là tập luyện sẽ tạo ra sự khác biệt rất lớn nếu bạn có nguy cơ bị trầm cảm.

Thói quen nằm trên giường hoặc thu mình trên ghế sô pha là ý tưởng thực sự tồi tệ. Não của chúng ta sẽ sản sinh ra những chất hóa học tạo cảm giác tốt như serotonin và dopamine.

Tập luyện thậm chí chỉ 40 phút mỗi ngày cũng giúp não sản sinh nhiều những chất này hơn, giúp bạn luôn năng động và hưng phấn.

Thói quen ngủ không đúng và stress

Nếu bạn thường xuyên để mình bị đói ngủ, thì bạn đang tạo ra hoàn cảnh lý tưởng cho bệnh trầm cảm. Các chuyên gia khuyên cần ngủ ít nhất từ 7 đến 8 tiếng mỗi đêm.

Cũng cần có những “nề nếp” hợp lý khi đi ngủ. Đọc trên giường, dùng laptop trên giường hay thức khuya chỉ là những cách để tự tước đi giấc ngủ của chính mình.

Nếu không được ngủ đủ, bạn sẽ trở nên dễ bị kích động và hoang tưởng, là nền tảng cho trạng thái trầm cảm. Còn nếu được nghỉ ngơi đầy đủ, trí não sẽ luôn sáng suốt và sắc bén.

Hơn nữa, những người không ngủ đủ thường không làm tốt công việc, khiến họ bị stress và càng làm giảm năng suất. Càng bị stress, con người ta lại càng khó ngủ. Vòng luẩn quẩn không ngừng này dễ đưa ta đến với bệnh trầm cảm.

Khi một người không thể ngủ hoặc không thể làm tốt vai trò của mình, họ sẽ trở nên thất vọng và cảm thấy mình bị mắc kẹt. Khi bắt đầu thấy như thể mình không kiểm soát được những việc xảy ra trong đời, thì kết cục là con người ta sẽ có cảm giác trầm uất. Rất ít người biết rằng chỉ cần ngủ đủ là có thể ngăn chặn được bệnh trầm cảm.

Với những thói quen như vậy sẽ khiến bạn dễ rơi vào trầm cảm, vì thế để có một sức khỏe tốt, một cuộc sống đẹp hãy loại bỏ thói quen có hại ngay hôm nay nhé!


Nguồn: giaoducthoidai.vn
 

Bình luận bằng Facebook

Top