Minh họa sinh động về bài tập Hóa học theo định hướng năng lực

Hoài An

Điều hành viên
Thành viên BQT
#1
4 bước xây dựng bài tập

Cụ thể, với chủ đề: ESTE – LIPIT, để xây dựng hệ thống câu hỏi/bài tập, cô Dương đã thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Chọn chủ đề: Este-Lipit

Bước 2: Chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ của mỗi chủ đề trong chương trình hiện hành trên quan điểm định hướng phát triển năng lực HS.

Cụ thể, nội dung Este, về kiến thức, học sinh biết được: Khái niệm, đặc điểm cấu tạo phân tử, danh pháp (gốc- chức) của este. Tính chất hóa học: Phản ứng thủy phân trong môi trường axit và phản ứng xà phòng hóa. Phương pháp điều chế bằng phản ứng este hóa; ứng dụng của một số este tiêu biểu

Hiểu được: Este không tan trong nước và có nhiệt độ sôi thấp hơn axit đồng phân

Kĩ năng: Viết được công thức cấu tạo của este có tối đa 4 nguyên tử cacbon. Viết được phương trình hóa học (PTHH) minh họa tính chất của este no, đơn chức. Phân biệt được este với các chất khác như ancol, axit…bằng phương pháp hóa học

Phát triển năng lực: Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn Hóa học. Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống. Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học. Năng lực thực hành hóa học

Với nội dung Lipit, về kiến thức, học sinh biết được: Khái niệm và phân loại lipit; khái niệm chất béo, tính chất vật lý, tính chất hóa học, ứng dụng của chất béo; cách chuyển hóa chất béo lỏng thành chất béo rắn, phản ứng oxi hóa chất béo bởi oxi không khí

Kĩ năng: Viết được các PTHH minh họa tính chất của chất béo; phân biệt được dầu ăn và mỡ bôi trơn về thành phần hóa học; biết cách sử dụng, bảo quản được một số chất béo an toàn, hiệu quả; tính khối lượng chất béo trong phản ứng.

Phát triển năng lực: Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học; năng lực tính toán hóa học; năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống

Bước 3: Bảng mô tả các mức độ cần đạt cho chủ đề


Nội dung


Loại câu hỏi/Bài tập


Nhận biết


Thông hiểu


Vận dụng thấp


Vận dụng cao


1. Este

2. Lipit


Câu hỏi/Bài tập định tính

Câu hỏi/Bài tập định lượng


- Nêu được khái niệm este, lipit, chất béo.

- Nêu được đặc điểm cấu tạo phân tử este, chất béo

- Gọi tên được 1 số este, chất béo.

- Nhận diện được một số este, chất béo thông qua tên gọi hoặc công thức

- Nêu được tính chất vật lí, hóa học của este, chất béo.

- Nêu được phương pháp điều chế bằng phản ứng este hóa.

- Nêu được ứng dụng của một số este, chất béo tiêu biểu


- Phân biệt được dầu ăn, mỡ bôi trơn về thành phần hóa học.

- Giải thích tính tan trong nước và nhiệt độ sôi este thấp hơn axit đồng phân.

- Minh họa/chứng minh được tính chất hóa học của este no, đơn chức, chất béo bằng các PTHH


- Suy luận tính chất từ cấu tạo và ngược lại

- Đề xuất các biện pháp xử lí các hiện tượng , vấn đề giả định

- Nhận biết, tinh chế, tách chất.

- Gọi tên chất tương tự.

- Xác định sản phẩm phản ứng.

- Vận dụng định nghĩa viết CTCT.

- Tính toán: theo công thức, phương trình, theo các định luật


- Tìm hiểu 1 số este trong hoa quả, ứng dụng và cách bảo quản.

- Tìm hiểu một số chất béo có trong động vật, thực vật và sử dụng an toàn, hiệu quả.

- Phân biệt được este với các hợp chất chứa nhóm chức khác bằng phương pháp hóa học

- Xác định được CTCT, số CTCT của một số este đa chức, tạp chức

- Bài tập tính chỉ số este, axit, xà phòng hóa, hiệu suất…

- Bài tập về phản ứng thủy phân, phản ứng cháy, hỗn hợp este.


Bài tập thực hành/Thí nghiệm


Mô tả và nhận biết được các hiện tượng thí nghiệm


- Giải thích được các hiện tượng thí nghiệm


Giải thích được một số hiện tượng thí nghiệm liên quan đến thực tiễn


Phát hiện được một số hiện tượng trong thực tiễn và sử dụng kiến thức hóa học để giải thích


Bước 4: Xây dựng một số câu hỏi/Bài tập minh họa theo các mức độ đã mô tả.

Những ví dụ minh họa sinh động

Mức độ nhận biết

Câu 1: Các mùi trái cây là do sự hiện diện của hỗn hợp phức tạp của các chất hóa học, trong đó các este đóng vai trò quan trọng. Mỗi loại hoa quả đều có một mùi đặc trưng thể hiện lượng este trong đó chiếm ưu thế. Este là sản phẩm của phản ứng giữa ancol và axit cacboxylic. Este bị thủy phân trong môi trường axit và môi trường kiềm. Khẳng định nào sau đây là đúng?

A. Phản ứng thủy phân este trong môi trường kiềm gọi là phản ứng este hóa.

B. Phản ứng thủy phân este trong môi trường axit là phản ứng 1 chiều.

C. Phản ứng thủy phân este trong môi trường kiềm là phản ứng 1 chiều.

D. Phản ứng thủy phân este trong môi trường kiềm là phản ứng thuận nghịch.

Câu 2: Cho vào 2 ống nghiệm, mỗi ống đựng khoảng 2ml etyl axetat, sau đó thêm vào ống nghiệm thứ nhất 1ml dung dịch H2SO4 20%, thêm vào ống nghiệm thứ hai 2ml NaOH 30%. Lắc đều cả hai ống nghiệm. Lắp ống sinh hàn đồng thời đun sôi nhẹ trong 5 phút. Hiện tượng thu được là:

A. Ở ống nghiệm 1, chất lỏng phân thành 2 lớp; ở ống nghiệm thứ 2 chất lỏng trở thành đồng nhất.

B. Ở cả hai ống nghiệm chất lỏng đều phân thành hai lớp.

C. Ở cả hai ống nghiệm chất lỏng đều trở thành đồng nhất.

D. Ở ống nghiệm 1, chất lỏng trở thành đồng nhất; ở ống nghiệm thứ 2 chất lỏng phân thành hai lớp.

Mức độ thông hiểu

Câu 3: Trong phòng thí nghiệm có 4 lọ hóa chất có dán nhãn tên hóa chất là: etyl axetat, ancol etylic, axit axetic và metyl fomat và có 4 tờ đề can có ghi sẵn nhiệt độ sôi là: 770C; 320C; 117,90C; 78,30C. Hãy điền các giá trị nhiệt độ sôi tương ứng với bảng sau và giải thích ngắn gọn.


Chất


CH3COOC2H5


CH3CH2OH


CH3COOH


HCOOCH3


Nhiệt độ sôi


Hướng dẫn:

Mức độ đầy đủ: Điền đúng, đầy đủ và có giải thích đúng


Chất


CH3COOC2H5


CH3CH2OH


CH3COOH


HCOOCH3


Nhiệt độ sôi


770C


78,30C


117,90C


320C


Giải thích: Vì CH3COOH là axit cacboxylic, có liên kết hiđro bền giữa các phân tử nên nhiệt độ sôi cao nhất trong 4 chất.

Ancol có liên kết hiđro giữa các phân tử nhưng kém bền hơn của axit cacboxylic nên nhiệt độ cao hơn.

Hai este không có liên kết hiđro giữa các phân tử nên nhiệt độ sôi thấp hơn 2 chất trên. Trong 2 este thì HCOOCH3 có mạch ngắn hơn hay phân tử khối nhỏ hơn nên nhiệt độ sôi sẽ thấp hơn.

Mức chưa đầy đủ: Điền đúng các giá trị nhiệt độ sôi nhưng không giải thích hoặc giải thích được tối đa 2 trong 4 chất.

Câu 4: Thông thường, các este dùng trong công nghiệp thực phẩm, đồ uống, bánh kẹo được tổng hợp hoặc chiết xuất từ thiên nhiên. Tuy nhiên, do giá thành cao và một số nguyên nhân khác, nên hầu hết nguồn chủ yếu từ tổng hợp hóa học. Phản ứng điều chế este là phản ứng thuận nghịch. Để nâng cao hiệu suất của phản ứng có thể thực hiện những biện pháp nào sau đây?

a, Dùng dung dịch axit H2SO4 loãng làm xúc tác sẽ điện li ra nhiều H+

b, Dùng dung dịch axit H2SO4 đặc sẽ hút được nhiều nước.

c, Lấy dư một trong 2 chất tham gia phản ứng.

d, Làm giảm nồng độ các chất sản phẩm.

e, Làm tăng nồng độ các chất sau phản ứng.

Hướng dẫn:

Chọn được 3 biện pháp đúng: b, c, d.

Mức độ vận dụng thấp

Câu 5: Cách nào sau đây có thể dùng để điều chế etyl axetat?

A. Đun hồi lưu hỗn hợp etanol, giấm ăn và axit sunfuric đặc.

B. Đun hồi lưu hỗn hợp axit axetic, rượu trắng và axit sunfuric đặc.

C. Đun sôi hỗn hợp etanol, axit axetic và axit sunfuric trong cốc thủy tinh chịu nhiệt.

D. Đun hồi lưu hỗn hợp etanol, axit axetic và axit sunfuric.

Câu 6: Cho 20,0 gam một este X (có phân tử khối là 100 đvC) tác dụng với 300ml dung dịch NaOH 1M. Sau phản ứng cô cạn dung dịch, làm khan thu được 23,2 gam chất rắn. Công thức cấu tạo của X là:

A. CH3COOCH=CHCH3

B. CH2=CHCH2COOCH3

C. CH2=CHCOOC2H5

D. C2H5COOCH=CH2

 Mức độ vận dụng cao

Câu 7: Đốt cháy hoàn toàn a gam C2H5OH thu được 0,2 mol CO2. Đốt cháy hoàn toàn b gam CH3COOH cũng thu được 0,2 mol CO2. Cho a gam C2H5OH tác dụng với b gam CH3COOH có xúc tác H2SO4 đặc (giả thiết phản ứng este hóa xảy ra với hiệu suất 100%) thì thu được m gam este. Giá trị của m là

A. 4,4 B. 8,8 C. 13,2 D. 17,6

Câu 8: Ống dẫn nước thải từ các chậu rửa bát thường rất hay bị tắc do dầu mỡ nấu ăn dư thừa làm tắc. Người ta thường đổ xút rắn hoặc dung dịch xút đặc vào và 1 thời gian sẽ hết tắc. Hãy giải thích.

Hướng dẫn:

Do xút (NaOH) sẽ thủy phân dầu, mỡ thành glixerol và các muối là những chất dễ tan.

Câu 9: Thành phần của dầu mau khô dùng để pha sơn là triglixerit của các axit béo không no là oleic và linoleic. Hãy cho biết có bao nhiêu triglixerit được tạo nên từ hai axit béo đó với glixerol?

A. 6 B. 3 C. 5 D. 4

Câu 10: Dầu hướng dương có hàm lượng các gốc oleat và gốc linoleat tới 85%, còn lại là gốc stearat và panmitat. Dầu cacao có hàm lượng gốc stearat và panmitat tới 75%, còn lại là gốc oleat và gốc linoleat. Hỏi dầu nào đông đặc ở nhiệt độ thấp hơn?

Hướng dẫn: Dầu hướng dương chủ yếu chứa gốc axit béo không no nên có nhiệt độ đông đặc thấp hơn.
Nguồn: giaoducthoidai.vn
 

Bình luận bằng Facebook

Top