Mẹo làm bài thi phần đọc hiểu môn tiếng Anh

Hoài An

Điều hành viên
Thành viên BQT
#1
Kinh nghiệm làm bài thi đọc hiểu

Bài tập đọc hiểu nhằm kiểm tra khả năng đọc bằng mắt lấy thông tin để lựa chọn phương án đúng cho các câu hỏi về bài đọc đó. Có những yêu cầu lấy thông tin chính (main idea), lấy thông tin chi tiết (details).

Thông thường các câu hỏi yêu cầu thí sinh chọn đúng thông tin về dữ liệu và số liệu (fact and data) có trong bài cũng có thể có nhưng câu hỏi khó hơn, yêu cầu học sinh phải hiểu được ẩn ý (implied idea) hoặc ý kiến, quan điểm (opinion) của tác giả đối với vấn đề được nêu ra trong bài đọc.

Có nhiều quan điểm khác nhau về cách làm bài, sau đây là một số gợi ý:

Đọc nhanh một lượt từ đầu đến cuối. Mục đích của lần đọc này là nắm được chủ đè của bài viết và nội dung sơ lược của nó. Trong khi đọc, bỏ qua từ mới, thậm chí không hiểu một câu nào.

Đọc kỹ cẩu hỏi và tất cả các phương án A, B, C, D, sau đó xác định xem chỗ nào trong bài đọc có thông tin giúp lựa chọn phương án đúng nhất.

Khi lựa chọn câu trả lời, luôn luôn kiểm tra lại bước 2 đẻ đảm bảo chắc chắn là đã xác định đúng chỗ có thông tin cho câu hỏi mình đang trả lời.

Để chọn phườn án trả lời đúng nhất, trước hết nên loại bỏ phương án chắc chắn sai (về số liệu, dữ liệu...) phương án không có thông tin trong bài đọc, phương án chỉ đúng một phần để còn lại phương án cuối cùng là đúng nhất.

Cần phân tinchs thật kỹ tất cả các phương án mà người ra đề đưa ra, vì phương án trả lời đúng nhất có khi chỉ khác một từ so với các phương án còn lại.

Khi đưa ra quyết định lựa chọn phương án đúng nhất không nên sử dụng kiên thức của mình về vấn đề được bàn tới ( hoặc kiến thức không được nêu trong bài đọc ). Phương án đúng nhất là phương án trả lời chính xác nhất dựa vào thông tin có trong bài đọc.

Với sự thay đổi của cấu trúc đề thi môn Tiếng anh, khuyên học sinh cần nắm chắc kiến thức đã học. Học ngoại ngữ theo cách “ mưa dầm thấm lâu ”mỗi ngày rèn luyện và tích lũy một chút. Học ngoại ngữ trên cơ sở rèn luyện 4 kỹ năng “nghe – nói – đọc –viết”, đồng thời làm nhiều bài tập cơ bản đến nâng cao,nắm vững một số tình huống giao tiếp từ những tình huống của cuộc song hằng ngày như:

- Cách hỏi đường

- Cách đáp lại một lời khen cho đến những tình huống phức tạp hơn.

Lưu ý: Cách sắp xếp supporting sentences trong một đoạn văn

Tùy theo đề bài, người viết có thể sắp xếp supporing sentences theo 1 trong các trật tự dưới đây:

Từ các chi tiết quan trọng nhất đến ít quan trọng nhất.

Từ các chi tiết ít quan trọng nhất đến chi tiết quan trọng nhất (ngược với cách 1).

Theo trật tự thời gian (cái gì xảy ra trước kể trước, cái gì xảy ra sau kể sau).

Theo trình tự của công việc phải làm (ví dụ như bạn đang hướng dẫn người khác nấu cơm thì bạn sẽ chỉ họ làm theo các bước: Thứ nhất, lấy gạo bỏ vào nồi. Thứ hai, vo gạo. Thứ ba, bỏ nồi vào nồi cơm điện (nếu nấu bằng nồi cơm điện). Thứ tư, cắm phích vào ổ điện. Thứ năm, bật công tắc nấu. Cuối cùng, chờ khoảng 20 đến 25 phút thì cơm chín.

Theo trình tự không gian. Thường trật tự này chỉ được áp dụng trong một đoạn văn tả quang cảnh/nơi chốn. Ví dụ như đề bài yêu cầu bạn tả góc học tập của mình.

Trường hợp này bạn có thể bắt đầu từ bất kể vị trí nào: từ ngoài vào trong, từ trong ra ngoài, từ trái sang phải, từ phải sang trái, từ dưới lên trên, từ trên xuống dưới...tùy theo góc độ mà bạn quan sát để mô tả.

Cuối cùng, bạn có thể kết thúc đoạn văn bằng một câu kết (concluding sentence). Thông thường câu kết được thực hiện bằng cách viết lại câu chủ đề theo một dạng khác mà thôi.
Nguồn: Báo Giáo dục & Thời đại
 

Bình luận bằng Facebook

Top